Chuẩn bị tranh cử nhiệm kỳ mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp phải hàng loạt vấn đề nghiêm trọng
Sắp kết thúc 4 năm nhiệm kỳ và đang gấp rút chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử mới, song, Tổng thống Donald Trump đang vấp phải hàng loạt những vấn đề vô cùng nghiêm trọng, có khả năng ảnh hưởng tới kết quả bầu cử Tổng thống năm 2020 sắp tới.
Trước lúc kết thúc nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump vướng phải không ít rắc rối vì cuộc điều tra luận tội
Đứng trước nguy cơ bị luận tội
Thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ gặp phải không ít những khó khăn khi bị Hạ viện Mỹ yêu cầu điều tra luận tội vì tình nghi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Cụ thể, quyết định trên được chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi công bố hồi cuối tháng 9 vừa qua, sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sức ép lên Tổng thống Ukraine Zelensky để yêu cầu nước này điều tra con trai cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Sự việc này đã khiến ông Trump đứng trước nguy cơ bị luận tội trước Quốc hội. Nhiều nhân chứng đã đứng ra tố cáo các hành vi vi phạm và nhân vật quan trọng nhất của cuộc điều tra này chính là Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên minh châu Âu (EU) Gordon Sondland. Được biết, ông Sondland là người liên lạc trung gian giữa Mỹ và Ukraine và dự kiến sẽ đứng ra làm chứng về việc Tổng thống Trump lạm dụng quyền lực khi đưa ra đề nghị một gói viện trợ quân sự trị giá 400 triệu USD. Đổi lại, chính quyền Kiev mở cuộc điều tra nhằm vào con trai cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như việc Ukraine can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Bên cạnh ông Sondland, nhiều nhân chứng khác cũng đứng ra xác nhận rằng, họ từng nghe được cuộc điện thoại “đáng nghi” của Tổng thống Mỹ về việc yêu cầu Ukraine điều tra con trai ông Joe Biden. Theo đó, họ khẳng định từng thấy Đại sứ Hoa Kỳ tại EU đã gợi ý rằng, Kiev có thể được nhận viện trợ quân sự nếu như tiến hành những cuộc điều tra theo ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Những điều này đã khiến Tổng thống Mỹ gặp không ít khó khăn trong công việc hiện tại. Ông cũng đã nhiều lần lên án hành động này của Hạ viện và đảng Dân chủ. Mới đây nhất, ông Trump tiếp tục lên tiếng cho rằng, đảng Dân chủ đang cố gắng hạ bệ ông ngay đúng lúc ông sang London (Anh) dự hội nghị cấp cao với các lãnh đạo NATO. Cụ thể, Hạ viện đã sắp đặt một buổi điều trần mới đối với Tổng thống vào hôm 4-12, trước ngày kết thúc hội nghị NATO. Tổng thống Trump đã chỉ trích hành động này gây cản trở công việc của ông, khi ông đang nỗ lực, tập trung hết sức để đàm phán và cải thiện các chính sách đối nội, đối ngoại, đồng thời thúc đẩy NATO tăng thêm chi phí quốc phòng.
Nhiều người cho rằng, Tổng thống Mỹ đang dành những nỗ lực cuối cùng để thể hiện vai trò của mình, nhưng điều đó cũng khó có thể lấp đầy những vi phạm của ông trước đây, đặc biệt không thể cải thiện được tình hình khó khăn của ông khi đang ở giữa thời điểm quan trọng của quá trình điều tra luận tội.
Video đang HOT
Chính sách ngoại giao gây tranh cãi
Tổng thống Trump bị chỉ trích vì kêu gọi các nước thành viên NATO tăng cường mua khí tài quân sự Mỹ
Không chỉ gặp các vấn đề ở trong nước, các chính sách ngoại giao của Tổng thống Mỹ cũng vấp phải chỉ trích nặng nề từ đồng minh. Mới đây, hôm 1-12, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã lên án hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi kêu gọi các nước thành viên NATO tăng chi phí quốc phòng và mua các khí tài quân sự của Mỹ. Theo đó, bà Parly nhấn mạnh, khối liên minh quân sự có điều khoản số 5 quy định việc các nước thành viên có trách nhiệm phòng thủ chung và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ lại lợi dụng điều đó để yêu cầu các quốc gia này mua khí tài quân sự của mình, khiến nhiều đồng minh NATO bất bình.
Không những vậy, Tổng thống Donald Trump cũng bị chỉ trích nhiều về các chính sách quốc phòng và đối ngoại tại khu vực Trung Đông. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng nói rằng, NATO đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng vì thiếu đi sự hợp tác lẫn nhau. Và trong số đó, sự khó đoán của Tổng thống Donald Trump cũng là một vấn đề khiến các nước đồng minh đau đầu. Nhiều chính sách của ông Donald Trump đưa ra thời gian gần đây đã khiến đồng minh không hài lòng, ví dụ như việc ông dần dần rút quân khỏi Trung Đông khi những căng thẳng tại đây đang ngày càng leo thang. Bà Florence Parly đã lên tiếng cho rằng, hành động của Tổng thống Donald Trump là một sự “rút lui có tính toán” và ông đã hoàn toàn phó mặc tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông mà không có ý định can thiệp.
Chưa hết, Tổng thống Donald Trump còn bỏ mặc đồng minh người Kurd – lực lượng chiến đấu chính chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS – khi rút quân khỏi Syria. Hành động này đã tạo cho Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội tấn công người Kurd tại đây vì cho rằng họ là nhóm người khủng bố. Sự việc này đã nhận phải không ít chỉ trích của các quốc gia trên thế giới và gây ra lo ngại về một cuộc khủng hoàng nhân quyền.
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump được biết đến là người đưa ra nhiều chính sách cứng rắn, đặc biệt trong số đó không thể bỏ qua chính sách nhập cư của Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ đã yêu cầu số tiền lên đến 25 tỷ USD để xây dựng bức tường ranh giới với Mexico nhằm mục đích ngăn dòng người nhập cư trái phép. Đòi hỏi này của ông đã không được Quốc hội chấp thuận và dẫn tới việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa trong thời gian dài.
Chưa hết, ông còn đưa ra nhiều quyết định khiến người Mỹ phẫn nộ khi bắt giam và chia cách trẻ em của các gia đình nhập cư khỏi cha mẹ chúng. Rất nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra để phản đối chính sách này trong thời gian dài. Nhiều công dân Mỹ đã phê phán rằng, đây là hành động “máu lạnh” và đi ngược lại tinh thần người Mỹ khi bắt giam và chia cách trẻ em với cha mẹ. Theo số liệu của Bộ An ninh nội địa Mỹ, từ ngày 5-5-2018 đến 9-6-2018, đã có 2.342 trẻ em bị tách ra khỏi 2.206 người lớn là cha, mẹ chúng. Những con số trên đã khiến Chính phủ Mỹ vấp phải sự phản đối và lên án của dư luận trong nước lẫn quốc tế. Các tổ chức nhân đạo cho rằng, Tổng thống Mỹ đã vi phạm nặng nề quyền con người.
Ngoài ra, ông còn thẳng tay “đàn áp” những người vượt biên trái phép ở khu vực ranh giới với Mexico khi cho phép quân đội sử dụng hơi cay để trấn áp họ. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi bởi trong số những người tị nạn trên có nhiều trẻ em. Việc sử dụng hơi cay như vậy sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe các em. Chính sự cứng rắn này của Tổng thống Donald Trump đã khiến ông bị người dân phản đối cũng như vấp phải nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử mới. Không thể phủ nhận được nhiều thành tựu mà Tổng thống Mỹ đã đạt được, song, với những chính sách và hành động từng gây tranh cãi trên, khó có thể nói trước về tương lai của ông trong cuộc bầu cử năm 2020 tới đây.
Không thể phủ nhận được nhiều thành tựu mà Tổng thống Mỹ đã đạt được, song, với những chính sách và hành động từng gây tranh cãi trên, khó có thể nói trước về tương lai của ông trong cuộc bầu cử năm 2020 tới đây.
Theo anninhthudo.vn
Tổng thống Trump thách thức: Luận tội, được thôi nhưng làm ngay đi và nhanh vào
Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố đầy thách thức khi kêu gọi Hạ viện nhanh luận tội để tiến tới một phiên tòa công bằng tại Thượng viện.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 5/12 tuyên bố đã chỉ đạo Ủy ban Tư pháp Hạ viện soạn thảo các điều khoản luận tội chống lại Tổng thống Trump.
"Hành động của Tổng thống vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp. Nền dân chủ của chúng ta đang bị đe dọa. Tổng thống không cho chúng ta lựa chọn nào khác ngoài hành động", bà Nancy Pelosi nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Bà Pelosi yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerry Nadler soạn thảo các điều khoản luận tội, buộc ông Trump phải rời nhiệm sở. " Hôm nay, tôi yêu cầu chủ tịch các ủy ban Hạ viện soạn thảo các điều khoản luận tội", nữ chính trị gia cho hay.
Đáp trả lại tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Tổng thống Trump khẳng định:
"Chẳng có gì. những người Dân chủ cực tả vừa thông báo họ tìm cách luận tội tôi chẳng vì điều gì. Tin tốt là đảng Cộng hòa chưa bao giờ đoàn kết như vậy. Chúng tôi sẽ giành chiến thắng".
Trước đó, trên Twitter, nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra tuyên bố đầy thách thức:
"Nếu các người định luận tội tôi, thì làm bây giờ và nhanh đi để chúng ta đi tới một phiên tòa công bằng tại Thượng viện và đất nước sớm trở lại hoạt động bình thường".
Ủy ban Tình báo Hạ viện thực hiện cuộc điều tra về nghi vấn ông lạm dụng quyền lực để gây áp lực buộc Ukraine mở cuộc điều tra có lợi cho ông về mặt chính trị. Nhiều tuần điều trần kín và công khai diễn ra trước khi báo cáo luận tội dài 300 trang được đưa ra.
Báo cáo này sẽ là căn cứ để xem xét các cáo buộc chính thức chống lại Tổng thống Trump và tạo thành cơ sở cho cuộc bỏ phiếu luận tội toàn Hạ viện vào cuối tháng 12.
Nếu Hạ viện chấp thuận các điều khoản luận tội, một phiên tòa sẽ được tổ chức tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa đang chiếm đa số ghế.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo vtc.vn
Bị thách thức, ông Trump nói sẵn sàng ra điều trần luận tội chính mình Tổng thống Trump nói sẽ xem xét khả năng ra điều trần trước Hạ viện trong cuộc điều tra luận tội ông và khẳng định mình không làm gì sai. " Pelosi cho rằng tôi có thể ra điều trần trong cuộc Luận tội Săn phù thủy. Dù tôi không làm gì sai và không muốn tạo thêm uy tín cho trò lừa...