Chuẩn bị thành lập bệnh viện dã chiến ở quận 7
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn quận 7 đang tiếp tục tăng, nhưng hầu hết được ghi nhận ở khu vực phong tỏa.
Theo ghi nhận của Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 ở quận 7 ( TP.HCM) vẫn tăng, kéo theo sự gia tăng của các khu vực phong tỏa. Đặc biệt, một số phường tập trung nhiều công nhân khu công nghiệp sinh sống.
Xúc tiến xây dựng bệnh viện dã chiến
PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết sau khi làm việc với lãnh đạo quận 7, đoàn công tác của Bộ Y tế đã thống nhất các chiến lược cụ thể trong công tác phòng dịch.
Trong đó, các bộ phận được phân công cụ thể như truy vết, xét nghiệm, lấy mẫu. Mỗi bộ phận có chỉ huy thông suốt. Theo PGS Mạnh, không có sự phân định rõ ràng, khi điều hành, chống dịch sẽ gặp khó khăn.
Một khu vực phong tỏa tại quận 7. Ảnh: Văn Đạo.
Hiện quận 7 có trên 1.700 ca bệnh Covid-19 đang được tiếp nhận tại 14 khu cách ly tập trung tạm thời. Trong đó, 21 ca bệnh chuyển biến nặng nên được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa quận 7 điều trị.
Video đang HOT
Quận 7 có tổng cộng 130 đội lấy mẫu xét nghiệm. Để tăng cường truy vết, xét nghiệm cho quận 7, Đại học Y Dược Thái Bình đã chi viện 108 người và Đại học Y tế công cộng đã cử 30 người đến hỗ trợ.
Hai vấn đề cấp bách của địa phương là nhu cầu bác sĩ cho khu cách ly tập trung và chuyển 21 bệnh nhân nặng lên tuyến cao hơn để chuyển Bệnh viện Đa khoa quận 7 trở lại thực hiện hoạt động đón tiếp, khám các loại bệnh thông thường khác.
Để thu dung, chăm sóc cho các ca bệnh Covid-19 tốt hơn, quận 7 cũng đang xúc tiến đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến với quy mô khoảng 1.000 giường bệnh, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối tuần tới.
Xem khu phong tỏa như khu cách ly
Theo nhận định, đánh giá của tổ công tác Bộ Y tế, dự báo tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cảnh báo nguy cơ làn sóng dịch mới hoặc dịch vẫn âm thầm lây lan trong cộng đồng ở quận 7. Do đó, địa phương này phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương.
Chốt kiểm soát người ra vào tại quận 7. Ảnh: Văn Đạo.
Theo đề nghị của Tổ công tác, chính quyền cấp phường cần quan tâm, tạo điều kiện cho những người làm việc quá tải nghỉ ngơi, tăng cường thêm người thay phiên nhau làm những vị trí trọng điểm, đòi hỏi chất lượng cao như công tác điều phối quản lý xét nghiệm, đưa F0 vào khu cách ly.
Bác sĩ Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, thành viên Tổ công tác Bộ Y tế tại quận 7, cũng cho biết đã thống nhất với lãnh đạo quận 7 là 13 điểm phong tỏa của quận cần thực hiện cách ly từng nhà, từng người với nhau nghiêm ngặt.
Có những trường hợp trong khu phong tỏa đã mang mầm bệnh nên cần áp dụng chặt chẽ hơn, xem các khu phong tỏa này như là khu cách ly tạm thời, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, người dân không được ra khỏi cổng.
Các F1 hoặc ca nhiễm không triệu chứng đã được hướng dẫn cho cách ly nghiêm túc tại nhà. Các tổ công tác vào kiểm tra đồng thời theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe của từng gia đình. Bên cạnh đó, từng hộ dân được cung cấp thực phẩm, hướng dẫn kỹ cách phòng, chống dịch.
Khi xem các điểm phong tỏa như khu cách ly tạm thời, quận 7 cần bố trí thêm nhân viên y tế túc trực, giám sát các khu phong tỏa này để kịp thời nắm bắt tình hình sức khỏe của người dân.
Hơn 100 giảng viên, sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng lên đường hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM
Trước tình hình dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, sáng 16/7, Đoàn công tác số 5 do PGS.TS Hà Văn Như làm trưởng đoàn, TS.
Dương Hồng Quân và ThS. Nguyễn Duy Tiến làm Phó trưởng đoàn cùng hơn 100 sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng đã tiếp tục lên đường để cùng với ngành y tế địa phương quyết tâm phòng chống dịch.
GS.TS Hoàng Văn Minh - Hiệu trưởng Nhà trường dặn dò đoàn công tác trước khi đoàn lên đường hỗ trợ phòng chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo kế hoạch, Đoàn sẽ thực hiện công tác truy vết tại quận Tân Bình, quận 7, quận 8 và huyện Bình Chánh, hỗ trợ ngành y tế TP Hồ Chí Minh các công tác quan trọng trong ứng phó với dịch bệnh, bao gồm: công tác quản lý số liệu, phân tích số liệu, điều tra dịch tễ ca bệnh, truy vết người tiếp xúc.
Ngoài ra, Nhà trường đang tiếp tục triển khai mô hình Tổ truy vết từ xa do TS. Lê Thị Kim Ánh phụ trách cùng 20 sinh viên làm việc ngay tại trường. Tổ được thành lập nhằm giảm tải khối lượng công việc cho các nhân viên y tế và các đoàn tình nguyện đang làm việc tại tâm dịch. Trước đó, Tổ truy vết từ xa cũng đã hỗ trợ cho các đoàn công tác của Nhà trường trong hoạt động truy vết tại Bắc Ninh và Bắc Giang.
Đoàn công tác chụp ảnh lưu nhiệm trước khi lên đường hỗ trợ phòng chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Trường ĐH Y tế công cộng đã thành lập ban chỉ đạo Phòng chống COVID-19 tại nhà trường và cử PGS. TS Lã Ngọc Quang- Phó hiệu trưởng Nhà trường tham gia Tổ thông tin phản ứng nhanh thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 để thực hiện các hoạt động liên quan tới cung cấp thông tin ra quyết định của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Trong đợt dịch bùng phát tại Bắc Giang và Bắc Ninh, PGS.TS Lã Ngọc Quang được tín nhiệm và được Bộ Y tế điều động vào Bộ phận thường trực phòng chống dịch tại Bắc Ninh. Hiện tại, ở TP. Hồ Chí Minh, PGS.TS Lã Ngọc Quang - Phó hiệu trưởng nhà trường cùng TS. Lưu Quốc Toản - phó trưởng BM Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm đang tham gia vào Bộ phận thường trực phòng chống dịch do Bộ Y tế điều động.
Để đảm bảo công tác hỗ trợ ngành y tế địa phương hiệu quả, sáng 14/7, Trường đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho các giảng viên và sinh viên trước khi lên đường. Qua đó, các thành viên trong đoàn nắm rõ được kế hoạch, nhiệm vụ cũng như những lưu ý về các biện pháp phòng chống dịch và những chia sẻ về văn hóa tại địa phương để từ đó sớm thích ứng và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các thầy cô và các bạn sinh viên cũng đã được tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19.
Trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua, Trường ĐH Y tế công cộng đã cử 4 đoàn công tác tới tâm dịch tại Bắc Ninh và Bắc Giang để hỗ trợ ngành y tế địa phương trong công tác phòng chống dịch. Trong đó, Đoàn công tác số 1 gồm 20 giảng viên, sinh viên Nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế theo Quyết định số 2583/QĐ-BYT ngày 26/5/2021 về việc tặng Bằng khen cho 235 cá nhân trong đó có 20 cá nhân của Trường ĐH Y tế công cộng đã có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại tỉnh Bắc Giang
Những vòng ôm xanh trong chiều mưa lạnh Mạng xã hội gần đây chia sẻ một hình ảnh rất xúc động khiến nhiều người bật khóc. Đó là bức ảnh cho thấy một nhóm người mặc đồ bảo hộ chống dịch màu xanh, họ đan tay nhau, ngồi trên thùng xe bán tải đi giữa cơn mưa nặng hạt và tiến về phía trước. Cung đường mà những "chiến sĩ áo...