Chuẩn bị sẵn để không mất dữ liệu khi điện thoại chết nguồn
Sao lưu và đồng bộ hóa cho smartphone là điều cần thiết để tránh xảy ra chuyện đáng tiếc.
Các ứng dụng phổ biến hiện nay đều có tính năng đồng bộ, sao lưu giúp người dùng dễ dàng thay đổi thiết bị mà không sợ mất dữ liệu. Ảnh: PCMag.
Vài tuần trước, điện thoại của mẹ Rita El Khoury, cây bút tại Android Authority, đã đột ngột chết nguồn. Dù đã nhiều lần cố gắng sạc rồi khởi động lại, chiếc Samsung Galaxy S7 Edge của bà vẫn tối om, không có dấu hiệu hoạt động.
Bà đã gọi điện cho Rita El Khoury và không khỏi buồn bã vì sợ sẽ mất hết dữ liệu quan trọng trên điện thoại. Thế nhưng, cô đã nhanh chóng trấn an bà rằng mọi dữ liệu đều có thể được khôi phục lại từ những đoạn chat với người thân, ảnh chụp cũ cho đến số điện thoại bạn bè…
Điều này có được là nhờ cô đã đề phòng điều này từ trước và bật đồng bộ hóa cho WhatsApp, Google Photos cùng với đồng bộ mặc định trên thiết bị cho smartphone của bố mẹ mình.
Cách làm của Rita El Khoury đã giúp cô đảm bảo rằng không dữ liệu nào sẽ vô tình bị xóa trong quá trình sử dụng. Đồng thời, cây bút Android Authority cũng có thể khôi phục các thông tin quan trọng nhất của bố mẹ nếu bị mất hoặc hư điện thoại.
Do đó, cô khuyên người dùng nên bật tính năng đồng bộ hóa của các ứng dụng quan trọng trên smartphone của mình và của người thân càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp họ yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Người dùng nên lưu trữ toàn bộ ảnh và video trên Google Photos phòng hờ rủi ro mất dữ liệu. Ảnh: Android Authority.
Để đồng bộ kho lưu trữ ảnh Google Photos, bạn nhấn vào hình đại diện ở góc trên bên phải, chọn Cài đặt Photos (Photos settings)> Sao lưu và đồng bộ hóa (Back up & sync). Sau đó, bật tính năng Sao lưu và đồng bộ hóa (Back up & sync).
Tại đây, người dùng có thể tự do lựa chọn thời điểm sao lưu dữ liệu trên thiết bị hoặc kích thước tối đa muốn lưu trữ. Trong đó, dữ liệu lưu với chất lượng tiết kiệm dung lượng sẽ được nén lại để giảm kích thước mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ảnh hay video.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, người dùng cũng nên bật đồng bộ trên toàn bộ thiết bị. Để làm điều này, bạn hãy vào Cài đặt (Settings)> Hệ thống (System)> Sao lưu (Backup)> Sao lưu qua Google One ( Backup by Google One).
Tại đây, bạn hãy chọn tài khoản Google mà bạn muốn lưu dữ liệu vào. Sau đó, tính năng Sao lưu qua Google One sẽ tự động lưu dữ liệu trên điện thoại, bao gồm dữ liệu ứng dụng, nhật ký cuộc gọi, danh bạ, cài đặt, tin nhắn SMS, hình ảnh, video…
Tuy nhiên, với tài khoản miễn phí, bạn sẽ chỉ có 15 GB dữ liệu lưu trữ cho cả email, dữ liệu điện thoại và hình ảnh. Nếu muốn có nhiều không gian hơn, bạn cần bỏ thêm tiền cho gói Google One.
Bạn có thể đồng bộ hóa thiết bị lên Google One. Ảnh: Wired.
Theo Rita El Khoury, không chỉ bố mẹ cô mà rất nhiều bậc phụ huynh khác thường xuyên xóa nhầm dữ liệu quan trọng hoặc xóa nhầm những ứng dụng thiết yếu trên smartphone. Một giây trước kho ảnh đang đầy thì một giây sau chúng lại đột nhiên biến mất. Các bậc phụ huynh thường cho rằng đây là lỗi của điện thoại mà không biết rằng là do họ sơ suất.
Vì thế, việc sao lưu và đồng bộ hóa cho các thiết bị của họ là một điều cần thiết để tránh xảy ra chuyện đáng tiếc. Bạn nên bật tính năng sao lưu cho thiết bị của người thân và cả chính mình, hỏi họ những dữ liệu quan trọng nào mà họ cần lưu trữ để đề phòng cho những tình huống xấu nhất.
Với mẹ Rita El Khoury, bà đã nhận được điện thoại mới với đầy đủ dữ liệu trước đây như tin nhắn, ảnh chụp, số điện thoại, kết nối Wi-Fi đã lưu… Cây bút của Android Authority đã khôi phục những dữ liệu này từ tài khoản Google của bà. Nhận được điện thoại, mẹ của cô đã cảm thấy nhẹ lòng rất nhiều vì không mất dữ liệu quan trọng nào cả.
4 điều cần làm trước khi đổi điện thoại
Những bước này sẽ giúp người dùng không bị lộ thông tin khi chuyển sang sử dụng điện thoại mới.
Người dùng hiện nay thường thích đổi điện thoại để được trải nghiệm nhiều tính năng mới mẻ, thú vị. Tuy nhiên, nếu muốn bán chiếc smartphone đang dùng để "lên đời" thiết bị khác, bạn không nên bỏ qua một vài lưu ý nhằm bảo vệ thông tin cá nhân cũng như giúp cho việc dùng điện thoại mới được thuận tiện hơn.
Sao lưu toàn bộ dữ liệu
Với hàng loạt dịch vụ lưu trữ trực tuyến hiện nay, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác là đã có thể sao lưu toàn bộ thông tin cá nhân của mình.
Hiện có rất nhiều ứng dụng giúp người dùng dễ dàng sao lưu dữ liệu khi chuyển đổi thiết bị.
Theo Gizmodo, người dùng cần kiểm tra tất cả ứng dụng quan trọng có trên điện thoại của mình và chắc chắn rằng mọi thứ đã được lưu trữ trên dịch vụ đám mây hoặc các thiết bị khác.
Cụ thể, với những tệp tin hình ảnh, bạn có thể dùng Apple Photos, Google Photos hoặc Dropbox để sao lưu. Với những ứng dụng xem phim nghe nhạc, bạn nên kiểm tra tệp tải về để chắc chắn mình không bỏ sót dữ liệu.
Hai hệ điều hành iOS và Android cũng có sẵn các dịch vụ sao lưu trong máy nhằm thuận tiện cho người dùng. Vì thế, bạn chỉ cần sử dụng các ứng dụng này và lựa chọn những tệp tin cần lưu trữ.
Thiết lập xác thực 2 lớp
Sử dụng tính năng bảo mật xác thực 2 lớp đồng nghĩa với việc người lạ không thể đăng nhập vào tài khoản của bạn dù cho họ biết tên đăng nhập và mật khẩu. Tuy nhiên, cách thức bảo mật này có thể sẽ gây ra không ít rắc rối trong quá trình đổi điện thoại.
Do đó, người dùng cần thiết lập tính năng này trên điện thoại mới của mình để có thể truy cập vào các tài khoản mạng xã hội hoặc email của mình.
Bảo mật 2 lớp đôi khi lại gây khó khăn khi đổi sang thiết bị mới.
Đăng xuất tất cả tài khoản
Đây không phải là thao tác bắt buộc nhưng người dùng vẫn nên đăng xuất hoặc vô hiệu hóa các ứng dụng trên thiết bị cũ của mình. Điều này sẽ giúp cho việc dùng điện thoại mới được thuận tiện hơn.
Một vài ứng dụng sẽ giới hạn số thiết bị bạn có thể sử dụng cho một tài khoản. Trong khi đó, các ứng dụng trả phí sẽ giới hạn số lần tải về ứng dụng. Vì vậy, người dùng nên gỡ cài đặt các app trước khi tải về trên điện thoại mới.
Gizmodo cũng lưu ý trước khi đăng xuất khỏi mọi tài khoản, người dùng nên ghi nhớ tất cả mật khẩu của mình hoặc sử dụng trình quản lý mật khẩu để dễ dàng đăng nhập lại trên thiết bị mới.
Lưu trữ tin nhắn
Các cuộc trò chuyện, tin nhắn riêng tư là những dữ liệu quan trọng trong quá trình sử dụng thiết bị điện tử của con người. Do đó, người dùng không nên bỏ qua bước lưu trữ tin nhắn trước khi chuyển sang điện thoại mới.
Theo Gizmodo, những ứng dụng như Twitter, Messenger hoặc Google Chat sẽ tự động sao lưu trên dịch vụ đám mây. Trong khi đó, với Apple iMessage, toàn bộ các cuộc hội thoại sẽ được đồng bộ ngay trên iCloud.
Đừng quên lưu trữ lại tin nhắn trước khi xóa dữ liệu.
Mỗi ứng dụng sẽ có cách lưu trữ khác nhau, nhưng người dùng nên kiểm tra để đảm bảo đã sao lưu tại thời điểm gần nhất để không làm mất dữ liệu.
Khôi phục cài đặt gốc
Cuối cùng, tốt nhất là bạn nên chạy trình khôi phục cài đặt gốc để xóa tất cả dữ liệu khỏi thiết bị và đưa nó trở về trạng thái ban đầu khi nhà sản xuất bán ra trên thị trường. Bạn chỉ nên làm điều này sau khi đã kiểm tra và sao lưu toàn bộ tệp tin như ở các bước trên.
Khôi phục cài đặt gốc cũng đồng nghĩa với việc sẽ không ai có thể đăng nhập vào tài khoản hay truy cập vào dữ liệu của bạn vì tất cả các tệp tin và ứng dụng đều đã bị xóa sạch. Thiết lập này sẽ khiến các mạng đã lưu, lịch sử duyệt web hay những hình ảnh, video biến mất hoàn toàn khỏi bộ nhớ smartphone.
Với Android, người dùng có thể chạy trình này bằng cách vào mục "Cài đặt" (Settings)> "Hệ thống" (System)> "Đặt lại" (Reset), sau đó chọn "Xóa toàn bộ dữ liệu" (Erase all data). Với iOS, người dùng vào phần "Cài đặt" (Settings)> "Cài đặt chung" (General)> "Đặt lại" (Transfer or Reset iPhone) và chọn "Xóa tất cả nội dung và cài đặt" (Erase All Content and Settings) để hoàn tất.
Bảo vệ dữ liệu khách hàng - yêu cầu cấp thiết trong kỷ nguyên số Cùng với IP, dữ liệu tài chính và hồ sơ nhân viên, dữ liệu khách hàng cần được quan tâm đặc biệt bởi chi phí bỏ ra để bảo vệ dữ liệu trở nên rất nhỏ so với những thiệt hại khi dữ liệu bị vi phạm, đánh mất. Thiệt hại danh tiếng Một tổ chức được xây dựng dựa trên lời hứa...