Chuẩn bị nguồn nông sản phục vụ cho Tết
Ngay sau khi hoàn thành sản xuất vụ Mùa, tỉnh Lai Châu đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, đôn đốc nông dân tập trung gieo trồng và chăm sóc các loại cây vụ Đông, bảo đảm điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con.
Bà con nông dân xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên (Lai Châu) chăm sóc cây bí xanh kịp bán vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Tại xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, những ngày này, trên các cánh đồng thuộc bản: Tân Bắc, Liên Hợp, Nà Ún, Sơn Hà, nông dân đang tất bật ra đồng trồng, chăm sóc cây vụ Đông. Cả cánh đồng được phủ kín màu xanh của các loại rau màu. Mấy năm nay, Pắc Ta được biết đến là một trong những xã có diện tích trồng rau màu nhiều nhất huyện Tân Uyên.
Gia đình chị Lò Thị Sâm, ở bản Nà Ún, xã Pắc Ta năm nay trồng 2.000 m2 cây bí và cây ớt. Để cây vụ Đông phát triển xanh tốt, chị Sâm chăm sóc theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp. Đồng thời, chú ý đề phòng sâu bệnh và gia súc, gia cầm vào phá hoại.
Đến nay, 1.500 m2 ớt đang sinh trưởng phát triển tốt, một số cây đã ra hoa. Còn 500 m2 bí xanh do trồng sớm nên đã cho thu hoạch 4 lứa, thu về gần 18 triệu đồng. Dự kiến đến cuối năm, vườn còn thu hoạch thêm 2 lứa bí xanh. Trừ chi phí, mỗi vụ trồng bí xanh, gia đình chị Sâm thu lãi từ 14 – 15 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Hiện nay, nhiều hộ dân xã Pắc Ta tận dụng diện tích đất vườn, đất cấy lúa trên chân ruộng một vụ để trồng cây vụ Đông, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Ông Lê Việt Vương, Chủ tịch UBND xã Pắc Ta cho biết, là địa phương có một số diện tích đất bằng phẳng, màu mỡ phù hợp trồng cây rau màu. Vì vậy, xã vận động bà con thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Đến nay, xã có 25 ha rau màu gồm: ớt, bí xanh, cải thảo, cà chua, dưa chuột. Những năm qua, sản phẩm rau màu của địa phương không chỉ bán trong huyện mà còn được các thương lái thu mua phục vụ cho thị trường Sa Pa, Hà Nội, mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.
Video đang HOT
Tương tự, hàng năm khi đến vụ Đông, gia đình bà Ngô Thị Bắc ở tổ dân phố 32, thị trấn Tân Uyên lại tích cực làm đất trồng khoảng 3.000m2 rau màu. Sau một thời gian xuống giống, hiện nay diện tích rau đã lên tốt, hàng ngày bà cùng gia đình tích cực chăm bón, tưới nước để nhanh được thu hoạch. Bà Bắc chia sẻ, trồng rau có vất vả hơn, nhưng bù lại thu nhập cao gấp 3 – 4 lần trồng ngô, lúa.
Bà chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày để sớm thu hoạch và tiếp tục trồng gối lứa tiếp theo. Vì vậy, năm nào bà cũng có rau bán vào dịp Tết Nguyên đán. Trong thời gian trồng rau vụ Đông, gia đình đều được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Uyên, kế hoạch năm 2022, toàn huyện có 365 ha rau, đậu các loại. Riêng cây rau màu vụ Đông có khoảng 60 ha tập trung nhiều nhất ở xã Pắc Ta, thị trấn Tân Uyên. Để đảm bảo cây vụ Đông phát triển và đem lại hiệu quả, phòng đang đôn đốc người dân tích cực chăm sóc, bón phân cho cây vụ Đông.
Đồng thời, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đảm bảo năng suất, sản lượng đã đề ra. Cùng đó, vận động các xã, thị trấn chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón để trồng rau sạch, an toàn sinh học… nâng cao thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích canh tác.
Tại huyện Tam Đường, những ngày đầu tháng 12, trên khắp các cánh đồng, nông dân huyện Tam Đường đang vào vụ thu hoạch cây rau vụ Đông. Sau thu hoạch, bà con tiếp tục luân canh, gối vụ để kịp phục vụ khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Bà con chuyên canh, gối vụ rau màu theo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.
Xã Bình Lư hiện có 46 ha rau màu với sản lượng 121 tấn/năm; trung bình 1.000 m2 rau màu các loại sẽ cho thu nhập từ 200 – 500 nghìn đồng/ngày. Các hộ sản xuất rau xanh trên địa bàn xã không lo đầu ra cho sản phẩm, bởi các thương lái đến tận vườn đặt mua để cung cấp cho thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), các huyện Tân Uyên, Than Uyên và thành phố Lai Châu. Nhờ đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương từ trồng rau màu theo hướng hàng hóa.
Cùng với trồng cây rau màu, bà con nông dân huyện Tam Đường (Lai Châu) làm đất trồng cây ngô vụ Đông.
Tận dụng thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, nông dân huyện Tam Đường phát triển rau màu theo hướng hàng hóa, nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao giá trị cây trồng. Huyện, khuyến khích người dân thâm canh, gối vụ cây rau ngắn ngày như: dưa leo, hành, tỏi, bí xanh, ớt, mướp đắng, cà chua… nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, nâng cao thu nhập.
Hiện huyện có 260 ha rau màu, năng suất đạt 4 tấn/ha/vụ. Với 1 ha rau màu, mỗi năm, bà con thu lãi trên 70 triệu đồng. Đến nay, Tam Đường đã hình thành được vùng phát triển sản xuất rau màu theo hướng hàng hóa tại các xã: Bình Lư, Bản Bo, Thèn Sin và thị trấn Tam Đường.
Vụ Đông năm 2022, Lai Châu ước trồng hơn 1.000 ha rau màu các loại tập trung chủ yếu tại các huyện: Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên. Để cây trồng vụ Đông sinh trưởng, phát triển tốt, bảo đảm năng suất, chất lượng, tỉnh Lai Châu chỉ đạo các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, thị trấn và nông dân tập trung chăm sóc, thường xuyên theo dõi, bám sát đồng ruộng để phát hiện sớm các loại sâu, bệnh phát sinh, có biện pháp phòng trừ kịp thời, phù hợp.
Đồng thời, chủ động triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân sản xuất vụ Đông theo chủ trương của tỉnh và địa phương.
Mặt khác, các địa phương tiếp tục triển khai thí điểm các mô hình cây, con phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương, trên cơ sở xác định cây trồng phù hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, giúp người dân tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc lá trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khá phổ biến. Để giảm thiểu tình trạng này, các cấp, các ngành trong tỉnh Lai Châu đã thường xuyên đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm đẩy lùi khói thuốc lá ra khỏi cộng đồng.
Cơ quan chức năng truyền thông trực tiếp về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nhật Minh
Thực tế tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lai Châu cho thấy, không chỉ đàn ông hút thuốc lá mà cả phụ nữ cũng hút. Nhiều người hút từ khi còn rất trẻ, chưa dựng vợ, gả chồng. Không ít người có thâm niên hút thuốc lá tới hàng chục năm. Phụ nữ khi mang thai vẫn hút thuốc lá mà không biết như thế là có hại cho sức khỏe bản thân và thai nhi.
Để giảm thiểu tình trạng này và thực hiện các quy định, kế hoạch về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội..., Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Lai Châu đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, cụ thể, trong đó, có nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo phong trào các cấp đã chủ động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức lễ phát động; ký cam kết giữa các cơ quan, tổ chức đoàn thể; tuyên truyền miệng, phát tờ rơi... Sở Y tế tỉnh Lai Châu thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, xây dựng các phóng sự tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu tuyên truyền về các tấm gương điển hình tiên tiến trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
"Thực hiện các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và "Xây dựng gia đình văn hóa; bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa", nhiều địa phương trong tỉnh đã đưa quy định không hút thuốc lá vào hương ước, quy ước. Đặc biệt, từ khi Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 2/7/2014 của UBND tỉnh Lai Châu và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đi vào cuộc sống thì việc không mời thuốc lá, hút thuốc lá trong đám cưới, đám tang và lễ hội đã có chuyển biến tích cực" - ông Tẩn A Soang, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu chia sẻ.
Ghi nhận qua công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Lai Châu tại các địa phương cho thấy, việc hút thuốc lá ở những nơi tập trung đông người như đám cưới, đám tang và lễ hội, cũng như các hoạt động văn hóa, thể thao đã giảm rõ rệt.
Tương tự, ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng đã đưa quy định không hút thuốc lá vào quy chế hoạt động, coi đây là một trong những tiêu chí thi đua hằng năm để mỗi cán bộ, viên chức, người lao động phấn đấu thực hiện. Từ đó, tạo nếp sống văn minh, môi trường làm việc an toàn, hạn chế được các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra, đồng thời, nêu cao ý thức bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của mọi người.
"Muốn đồng bào dân tộc thiểu số bỏ hút thuốc lá thì nhất định phải kiên trì tuyên truyền, vận động. Nếu như các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt đang phát huy hiệu quả, giúp đoàn viên, hội viên nhận biết rõ hơn về tác hại của thuốc lá cũng như các bệnh do thuốc lá gây ra,thì chúng tôi cũng đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền thông qua giao lưu văn nghệ, thông tin lưu động, cổ động trực quan... Từ đó, góp phần đẩy lùi khói thuốc lá ra khỏi đời sống cộng đồng" - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lai Châu Vũ Thị Phương Thảo chia sẻ.
Tuy nhiên, ngoài việc đa dạng các hình thức tuyên truyền thì mỗi người dân, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá nhằm xây dựng môi trường không khói thuốc lá vì sức khỏe cộng đồng.
Lần đầu tiên trong lịch sử các nhà máy thủy điện xả nước trước mùa lũ Theo ông Phạm Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đây là lần đầu tiên trong lịch sử các nhà máy thủy điện của đơn vị này xả nước trước mùa lũ để dành dung tích phòng chống lũ. Vận hành liên hồ chứa tại Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình rất phức tạp Chiều 17/6, Bộ...