Chuẩn bị không gian sống khi nhà sắp có em bé
Đón thành viên mới sẽ là sự thay đổi lớn lao đến sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình.
Nhà có em bé sẽ khiến cuộc sống bận rộn, đồng hồ sinh học rối loạn có thể sẽ trong tình trạng thiếu ngủ, hoặc bị đảo lộn trong không gian tràn đầy bỉm sữa. Trong đó, không gian sống đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong khoảng năm đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ. Vậy làm sao sắp xếp không gian sinh hoạt chung cho hợp lý, tối ưu hóa chức năng và đảm bảo an toàn cho gia đình?
Cần một chiếc máy giặt, sấy công suất lớn
Đứa trẻ ra đời khiến cho các bà mẹ bận rộn hơn bao giờ hết với lịch ăn, uống sữa liên tục. Lượng quần áo, đồ dùng cần giặt giũ để đảm bảo vệ sinh cho mẹ lẫn bé dồn lại, tăng lên. Giải pháp để giúp thành viên gia đình tranh thủ thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc khác chính là trang bị chiếc máy giặt vận hành êm ái nhất.
Nếu trong gia đình chưa có máy giặt thì nên trích ra một khoản để đầu tư sở hữu ngay lập tức. Trường hợp đã có sẵn máy giặt thì bạn nên kiểm tra vận hành, máy móc, bảo trì, bảo dưỡng để chuẩn bị sẵn sàng cho công suất giặt giũ gấp đôi bình thường được trơn mượt, vì với trẻ sơ sinh mỗi ngày phải giặt mười mấy bộ quần áo bẩn trong những tháng đầu tiên đó.
Bên cạnh đó, chiếc máy giặt tối ưu giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn chính là nhờ có chức năng sấy khô. Chiếc máy giặt này sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Sắp xếp lại bàn bếp, chuẩn bị tủ chứa đồ dùng cho bé
Video đang HOT
Trên bàn bếp gia đình thường là nơi để đầy đủ các thiết bị, đồ dụng, dụng cụ như: một ấm đun nước, máy pha cà phê, máy nướng bánh mì, nồi cơm…
Nhưng khi em bé ra đới, có nhiều thứ quan trọng hơn phải trang bị như bình sữa, máy rửa bình tiệt trùng, hộp sữa… Và theo các nhà khoa học nghiên cứu rằng, sau sinh các bà mẹ thường suy giảm trí nhớ, tiếng khóc của bé sẽ làm cho gia đình luống cuống, lẫn lộn. Cho nên việc sắp xếp không gian thao tác pha sữa hoặc các vật dụng khác như khăn sữa, bỉm tã một cách hợp lý, ngăn nắp là điều nên làm. Bạn có thể bố trí thêm kệ hoặc chiếc bàn thích hợp với không gian bếp của bạn.
Lắp đặt các thiết bị bảo vệ an toàn cho trẻ
Trên thực tế, đối với trẻ sơ sinh, vì chúng chưa bò, đi hay chạy nhảy nên bạn nghĩ rằng là không cần thiết là sai. Giai đoạn đứa trẻ chào đời sẽ lớn lên mỗi ngày và chẳng mấy chốc là có thể lật, trườn, bò, rồi đứng, đi, chạy nhảy khắp nhà. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sớm để thích nghi ngay khi trẻ đến giai đoạn đó mà không cần bỡ ngỡ và lo lắng. Bên cạnh đó, khi bé bắt đầu ra đời bạn sẽ không còn nhiều thời gian để làm những việc khác ngoài việc chăm bé.
Điều cần thiết là dẹp bỏ các chướng ngại như bàn ghế, giường quá cao để không gian đi lại được rộng rãi hơn. Sau đó cần trang bị các loại ổ cắm an toàn hoặc tạm thời triệt tiêu các ổ cắm điện trong tầm với của trẻ. Trang bị các sản phẩm làm sạch và các vật dụng chống thấm, chống trơn trượt trong nhà. Ngoài ra cần có các tấm chắn ngăn bé bò ra khu vực nguy hiểm.
Chuẩn bị tủ đông hoặc tủ lạnh lớn
Những tháng đầu tiên có em bé trong nhà, cuộc sống nhất định bị đảo lộn, bận rộn. Đặc biệt là việc ăn uống, nấu nướng. Vì vậy, bạn cần 1 chiếc tủ đông hoặc tủ lạnh lớn để đảm bảo ăn uống cho mẹ và bé cũng như các thành viên trong gia đình.
Dự trữ thực phẩm chế biến sẵn khi có thời gian để thuận tiện cho việc ăn uống, nấu nướng khoa học, đúng giờ, đồng thời tiết kiệm thời gian đi ra ngoài. Không chỉ thế cần chọn tủ đông hoặc tủ lạnh đủ rộng rãi và vệ sinh sạch sẽ để trữ sữa cho bé tách biệt với trữ thực phẩm tươi sống.
Hy vọng 4 lưu ý trên đây sẽ giúp sinh hoạt trong gia đình bạn được cân bằng, đảm bảo sức khỏe lẫn tinh thần cho mẹ và bé phát triển trong môi trường lành mạnh.
Có nên rút phích cắm máy giặt khi không dùng? Câu trả lời này sẽ khiến bạn vỡ òa
Nếu không ngắt điện sau khi sử dụng sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy giặt.
Theo nguyên tắc, đối với tất cả các thiết bị điện sau khi đã sử dụng xong hoặc không còn sử dụng đến nữa, chúng ta đều phải rút phích cắm hoặc ngắt nguồn điện. Bởi cho dù không hoạt động dòng điện vẫn chạy trong máy. Do đó, nếu không ngắt điện sau khi sử dụng sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy giặt, ngoài ra còn có thể gây chập điện, rò rỉ điện nguy hiểm đến tính mạng của người dùng.
Những nguyên nhân dễ gây nên sự cố trên là khi dòng điện có sự tăng giảm đột ngột sẽ gây ảnh hưởng đến các mạch điện và làm tan chảy các thành phần nhựa của máy giặt khiến dòng điện bị rò rỉ.
Ngoài ra, nơi để máy giặt thường là nơi ẩm ướt như: Nhà vệ sinh hoặc hành lang, ở hành lang nếu có mưa xuống thì sẽ trở nên ẩm ướt, dẫn đến việc rò rỉ hệ thống điện nếu ổ điện bị dính nước. Trong trường hợp dây nguồn điện hoặc phích cắm bị gián, chuột cắn mà nguồn điện vẫn còn có thì việc gặp phải những tai nạn thương tâm là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng, việc rút ra cắm vào phích điện với ổ cắm hàng ngày thực sự rất bất tiện. Đối với máy giặt, thực tế lượng điện tiêu tốn ở chế độ chờ này rất nhỏ, hóa đơn tiền điện cũng sẽ không tăng bao nhiêu dù cho bạn có cắm chúng cả tháng trời.
Trong khi đó, tác hại của việc thường xuyên rút ra cắm vào phích cắm điện lại mang tới nguy cơ đáng kể. Hành động này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của phích cắm và giảm tuổi thọ của chúng, gây ra các nguy hiểm tiềm ẩn cho người sử dụng.
Do đó, cách tốt nhất là lắp cho máy giặt một ổ cắm có công tắc. Chỉ cần bật tắt ổ cắm, không cần rút phích cắm, bạn đã có thể ngắt điện vào thiết bị. Vừa tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp bạn chưa thể lắp công tắc ngay, hãy làm theo 2 mẹo dưới đây để thêm an toàn cho gia đình mình:
Phích cắm rút ra để ở nơi khô ráo
Sau khi rút phích cắm ra điều quan trọng nhất là phải để phích ở nơi khô ráo. Bạn có thể dùng móc dán tường để cố định phích cắm trên tường. Tuyệt đối không được để phích cắm cũng như dây điện của máy giặt nằm dưới đất (sàn nhà). Nếu nhà có chuột, gián chúng sẽ phá hư dây điện, bạn cắm dây vào ổ điện khi dây hỏng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Lắp hộp bảo vệ ổ cắm bên ngoài sẽ tránh việc thấm nước
Bạn có thể sử dụng hộp bảo vệ ổ điện bên ngoài để không bị thấm nước, ngăn chặn vết nước và hơi ẩm xâm nhập vào ổ cắm. Bằng cách này, sẽ không còn lo ngại việc thường xuyên cắm và rút phích cắm, nó càng giúp kéo dài tuổi thọ của ổ cắm đến một mức độ nhất định và có thể ngăn ngừa sự cố rò rỉ mạch.
Đừng dùng xà phòng nếu vỏ gối có màu vàng, 2 bí quyết này hiệu quả mạnh gấp 10 lần Theo các chuyên gia, mỗi năm từ 3-6 tháng bạn cần cho ruột gối "tắm" một lần. Nhiều người thường quên mất rằng việc vệ sinh và tẩy sạch ruột gối cũng quan trọng như việc bạn giặt vỏ gối thường xuyên vậy. Theo thời gian sử dụng, tùy vào chất liệu của từng loại vỏ gối, khi mồ hôi của cơ thể...