Chuẩn bị gia nhập NATO, Thụy Điển tìm cách tăng 28% chi tiêu quốc phòng
Thụy Điển cho biết phải điều chỉnh sự chuẩn bị và các cuộc tập trận quân sự của mình để sẵn sàng trở thành thành viên NATO nhưng cũng phải tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
Các binh sĩ Thụy Điển chuẩn bị tham gia một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, Chính phủ Thụy Điển mới đây cho biết họ muốn tăng ngân sách quốc phòng lên 28%, đi đúng hướng để đạt được mục tiêu chi tiêu quân sự là 2% GDP do NATO đặt ra, liên minh mà mà quốc gia Bắc Âu này đang chuẩn bị tham gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pl Jonson cho biết: “Chúng tôi đang ở trong tình trạng chính sách an ninh nghiêm trọng nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai, đòi hỏi chúng tôi phải có lực lượng phòng thủ sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Thụy Điển”.
Khi công bố dự luật quốc phòng cho năm 2024, chính phủ liên minh trung hữu của Thụy Điển cho biết chi tiêu quân sự sẽ tăng tổng cộng 27 tỷ kronor (2,4 tỷ USD). Trong số tiền đó, khoảng 700 triệu kronor (63 triệu USD) sẽ được chi cho việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO trong tương lai.
Bộ trưởng Jonson nêu rõ Thụy Điển phải điều chỉnh sự chuẩn bị và các cuộc tập trận quân sự của mình để sẵn sàng trở thành thành viên NATO nhưng cũng phải tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
Vào tháng 5 năm ngoái, Thụy Điển – và nước láng giềng Phần Lan – đã nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Thụy Điển, quốc gia đã từ bỏ lịch sử lâu dài không liên kết quân sự, vẫn đang chờ đợi để trở thành thành viên thứ 32 của liên minh. Phần Lan đã trở thành thành viên của NATO vào đầu năm nay.
Đơn xin gia nhập NATO phải được tất cả các thành viên hiện tại chấp thuận, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay vẫn từ chối phê chuẩn đơn đăng ký của Thụy Điển. Ankara cho biết điều này là do Thụy Điển từ chối dẫn độ hàng chục người bị nghi ngờ có liên quan đến các tổ chức chiến binh người Kurd.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ trích một loạt cuộc biểu tình ở cả Thụy Điển và Đan Mạch, nơi kinh Koran, cuốn sách thánh của đạo Hồi, bị đốt cháy.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7 vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Ankara sẽ không phản đối tư cách thành viên của Thụy Điển sau hơn một năm ngăn chặn nước này. Tuy nhiên, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phải phê chuẩn đơn đăng ký, Hungary cũng vậy.
Nga cảnh báo đáp trả các thành viên mới của NATO
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Moskva sẽ có biện pháp đáp trả sau khi khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng tới Thụy Điển và Phần Lan.
Cái bắt tay giữa Tổng thư ký NATO General Jens Stoltenberg (bên trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Vilnius ngày 11/7. Ảnh: AFP
Ông Lavrov đã đưa ra lời cảnh cáo trên hôm 11/7, vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius và sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ủng hộ tư cách thành viên của Thụy Điển.
Về việc mở rộng khối quân sự NATO, ông Lavrov phát biểu với các phóng viên rằng: "Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra kết luận tùy thuộc vào việc NATO sẽ sử dụng lãnh thổ của Phần Lan và Thụy Điển nhanh chóng và rộng rãi như thế nào. Chắc chắn điều này sẽ được thực hiện vì cả Helsinki và Stockholm đã thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau với Mỹ liên quan đến việc triển khai cơ sở hạ tầng của liên minh ngay trên biên giới với Nga".
Quan chức ngoại giao hàng đầu này khẳng định tất cả lợi ích an ninh hợp pháp của Nga sẽ được bảo vệ.
Ngoại trưởng Lavrov cũng bày tỏ sự bất ngờ về "tốc độ từ bỏ trạng thái trung lập" của Phần Lan và Thụy Điển, cùng những lợi thế mà điều này mang lại cho họ trong nhiều thập kỷ qua, cũng như danh tiếng và uy quyền của họ ở châu Âu và trên trường quốc tế.
Theo ông Lavrov, hai nước cũng từ bỏ những lợi ích từ các mối quan hệ thương mại, kinh tế, đầu tư đặc biệt và các mối quan hệ khác với Nga.
Tháng 5/2022, Phần Lan và Thụy Điển tuyên bố sẽ gia nhập NATO trong bối cảnh lo ngại về chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Phần Lan được kết nạp vào tháng 4, nhưng nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển đã bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối với lý do Stockholm đã không triệt để trấn áp "các tổ chức khủng bố" thân người Kurd ở nước này.
Cùng ngày, Nga cũng cảnh cáo về viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO - một điểm thảo luận quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh tại Litva.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố việc trao tư cách thành viên NATO cho Ukraine sẽ "rất nguy hiểm đối với an ninh châu Âu" và "những người đưa ra quyết định nên nhận thức được điều này".
NATO ủng hộ Ukraine chống lại chiến dịch quân sự của Nga nhưng một số thành viên, đặc biệt là Mỹ, phản đối việc đưa ra lộ trình rõ ràng để Ukraine trở thành thành viên.
Theo Điều 5 của hiến chương NATO, một cuộc tấn công chống lại một thành viên là một cuộc tấn công chống lại tất cả, và nếu Kiev tham gia, bất kỳ lệnh ngừng bắn nào bị phá vỡ với Nga ở Ukraine có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa Moskva và liên minh này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/7 đã bình luận trên mạng xã hội rằng thật "vô lý" khi Kiev không có lộ trình gia nhập thích hợp.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng Ukraine đã trở nên gần gũi hơn với liên minh này và ông tin rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ đưa ra những tuyên bố tích cực đối với tư cách thành viên của Kiev.
Tại ngày họp đầu tiên, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã nhất trí rằng sẽ mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự khi nước này đạt được một số điều kiện nhất định.
Tuyên bố được các lãnh đạo NATO đưa ra nêu rõ: "Tương lai của Ukraine nằm trong NATO", đồng thời cho biết liên minh bỏ yêu cầu Ukraine thực hiện Kế hoạch hành động thành viên (MAP), theo đó loại bỏ một rào cản trên đường tiến tới gia nhập khối. Tuyên bố cũng nhấn mạnh sẽ mời Ukraine gia nhập NATO khi các nước thành viên nhất trí và Ukraine đáp ứng được các điều kiện. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu rõ các điều kiện này.
Hungary có thể phê chuẩn tư cách thành viên NATO cho Phần Lan, Thụy Điển vào tháng 3 Truyền thông Hungary ngày 21/2 đưa tin Quốc hội nước này có thể phê chuẩn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Phần Lan và Thụy Điển vào đầu tháng tới. Quốc kỳ các thành viên NATO trong một hội nghị của khối quân sự này tại Brussels (Bỉ). Ảnh tư liệu: AP Trích dẫn chương...