Chùa Vĩnh Nghiêm – một “bảo tàng” văn hóa Phật giáo
Được xây dựng từ thời Lý và mở rộng vào thời Trần, chùa Vĩnh Nghiêm ( xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) là một trong những trung tâm Phật giáo lớn và là chốn tổ quan trọng trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.
Trải qua nhiều thế kỷ, đến nay, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vô cùng quý giá. Bởi thế, nơi đây còn được coi là một “ bảo tàng” văn hóa Phật giáo…
Cổng chùa Vĩnh Nghiêm.
“Trường đại học Phật giáo” thời Trần
Chùa Vĩnh Nghiêm (hay chùa Đức La) cách trung tâm thành phố Bắc Giang 18km, nằm ở ngã ba Phượng Nhỡn – nơi hội tụ sông Thương và sông Lục Nam. Theo từ điển “Phật học Việt Nam”, chùa Vĩnh Nghiêm được dựng thời Lý Thái Tổ (1010 – 1028) và có tên gọi là chùa Chúc Thánh. Đến triều vua Trần Nhân Tông (1279 – 1308), ngôi chùa được mở mang, xây dựng khang trang, đổi tên thành Vĩnh Nghiêm tự và trở thành trung tâm Phật giáo lớn của Đại Việt. gắn liền với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm.
Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, nằm trong khuôn viên rộng 1ha, gồm các công trình kiến trúc: Tam quan, tam bảo, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà Tổ đệ nhị và khu vườn tháp. Trải qua nhiều thế kỷ, chùa vẫn giữ được cảnh quan đẹp mà tấm bia “Vĩnh Nghiêm công đức tự bi” dựng năm 1606 mô tả: “Chùa Vĩnh Nghiêm không chỉ là ngôi chùa mà còn là một danh lam xây dựng giữa một khu cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp của vùng Kinh Bắc… Đây là một danh lam đứng đầu trong thiên hạ”.
Ngoài những giá trị độc đáo về kiến trúc, chùa Vĩnh Nghiêm còn được coi là một bảo tàng văn hóa Phật giáo với hệ thống hiện vật cổ quý giá. Đó là hơn 100 pho tượng thờ bằng gỗ và đất được chạm khắc tinh xảo, hệ thống văn bia thời Lê – Nguyễn cùng các hoành phi, câu đối…
Đặc biệt, phải kể đến kho mộc bản kinh Phật do các thiền sư tổ chức san (khắc) từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, trong đó có 3.050 ván rời khắc âm bản chữ Nôm và chữ Hán. Bộ mộc bản duy nhất này là tài liệu truyền bá tư tưởng cốt lõi của Thiền phái Trúc Lâm và đạo Phật. Năm 2012, Tổ chức UNESCO đã công nhận hệ thống mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Không chỉ là một “bảo tàng” lưu giữ các di sản văn hóa, chùa Vĩnh Nghiêm còn được coi là trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta, là chốn tổ quan trọng bậc nhất của Phật giáo Việt Nam nói chung. Đây là nơi ba vị “Trúc Lâm tam tổ”: Trần Nhân Tông (1258 – 1308), Pháp Loa (1284 – 1330), Huyền Quang (1254 – 1334) từng trụ trì, lập nên phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam và mở trường thuyết pháp. Suốt chiều dài lịch sử của mình, chùa Vĩnh Nghiêm đã đào tạo rất nhiều tăng đồ, góp phần lan tỏa tư tưởng tốt đẹp của Thiền phái Trúc Lâm và hòa cùng dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Khai thác giá trị di sản để phát triển du lịch
Trong những năm qua, Bắc Giang đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị chùa Vĩnh Nghiêm. Tháng 5-2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn nguyên trạng cấu trúc của khu chùa chính, tu bổ, tôn tạo các hạng mục kiến trúc gốc trong khu nội tự… Bên cạnh đó, quy hoạch cũng nhấn mạnh việc phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch nhằm đưa chùa Vĩnh Nghiêm trở thành một điểm du lịch hấp dẫn và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, du khách.
Cũng theo quy hoạch, các sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch lịch sử – văn hóa tìm về cội nguồn; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tham quan làng nghề; mục tiêu đặt ra là kết nối chùa Vĩnh Nghiêm với các điểm di tích liên quan đến Thiền phái Trúc Lâm ở Quảng Ninh, Hải Dương và các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác trong tỉnh để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và du lịch của tỉnh Bắc Giang.
Nhận xét về tiềm năng phát triển du lịch của chùa Vĩnh Nghiêm, ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho rằng: “Với bề dày lịch sử cùng những giá trị văn hóa, cảnh quan độc đáo, hấp dẫn, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những điểm đến quan trọng của tỉnh Bắc Giang. Để thu hút du khách, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, dịch vụ tại địa phương có thể tăng cường kết nối với các đơn vị lữ hành tại Hà Nội và các tỉnh lân cận xây dựng những tour chuyên biệt gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan một số làng nghề truyền thống như làng gốm Thổ Hà, làng mây tre đan Tăng Tiến, làng bún Đa Mai… Sau dịch Covid-19, đây chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch nội địa”.
Rượu Làng Vân: Thức uống làm mê mẩn khách du lịch miền Bắc
Miền Bắc nước ta có rất nhiều những món ẩm thực nổi tiếng mà không phải ai cũng biết đến, trong đó có rượu Làng Vân một thức uống đã làm mê mẩn biết bao du khách du lịch Miền Bắc mỗi khi thưởng thức.
Tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, cùng những di tích lịch sử , văn hóa ghi đậm dấu ấn lịch sử như chùa Vĩnh Nghiêm, rừng Khe Rỗ,... Ngoài ra, nơi đây còn rất nhiều những món ẩm thực nổi tiếng mà không phải ai cũng biết đến, trong đó có rượu Làng Vân một thức uống đã làm mê mẩn biết bao du khách du lịch miền Bắc mỗi khi thưởng thức. Nào hãy cùng Du Lịch Việt khám phá tìm hiểu rượu Làng Vân qua bài viết dưới đây nhé.
Rượu Làng Vân: Thức uống làm mê mẩn khách du lịch miền Bắc
Rượu Làng Vân: thức uống làm mê mẩn khách du lịch miền Bắc
Làng Vân (hay còn gọi là Vạn Vân) có tên chữ là Yên Viên, tọa lạc tại phía Bắc của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng nằm dọc theo tả ngạn sông Cầu, trải dài hơn 1km, đối diện với ngôi làng bên kia sông là làng Đại Lâm.
Mặc dù đây chính là làng quê yên bình, mộc mạc mang nhiều nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ nhưng Vân Hà vẫn có nét đẹp rất riêng, đó chính là người dân nơi đây không có ruộng. Họ không trồng lúa, hay trồng hoa màu mà sống hoàn toàn bằng nghề chính là thủ công, giao thương với các địa phương lân cận, trong đó có nghề nấu rượu.
Làng Vân không chỉ được du khách tour miền Bắc biết đến với những cảnh quan thiên nhiên đẹp và thơ mộng, mà làng Vân từ xưa còn nổi tiếng gần xa với nghề nấu rượu truyền thống. Với cái tên rượu làng Vân đã trở thành thương hiệu vô cùng độc đáo và được xem như là một loại mỹ tửu của xứ Kinh Bắc, là niềm tự hào bao đời nay của người dân sống tại mảnh đất Bắc Giang này.
Đã từ rất lâu là nghe tên rượu làng Vân nhưng để xác định nguồn gốc của thức uống này thì cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Chỉ biết được rằng, là dân làng Vân xưa nay vẫn thờ bà "Tổ Nghiệp"là bà Nghi Định. Bà đã mang nghề nấu rượu từ đất nước Trung Hoa về và truyền dạy lại cho người dân làng Vạn Vân, làm nên danh tiếng rượu làng Vân.
Kể từ đó trong làng đã hình thành nên một tục lệ vào mùng 4 Tết Nguyên đán, mỗi nhà sẽ cử một người ra chùa Rộc uống máu ăn thề, nguyền phải giữ bí quyết nghề tổ, không được truyền cho bất cứ ai người ở ngoài làng. Và từ đó dân Vân Hà luôn tự hào với bí truyền nấu rượu từ nếp cái hoa vàng hòa quyện với thứ men gia truyền tinh chế từ chính 36 vị thuốc bắc và còn từ nguồn nước trong veo, tinh khiết được lấy từ cái giếng khơi trong làng.
Rượu làng Vân - đặc sản miền Bắc ai cũng thích
Nếp cái Hoa Vàng
Thứ gạo người Vân Hà sử dụng là loại gạo có hạt tròn, dẻo thơm đặc biệt mang tên nếp cái hoa vàng, một giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Nguyên nhân gọi là nếp cái hoa vàng là do khi cây lúa trổ bông, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác.
Loại men dùng để ủ
Để quyết định hương vị và chất lượng của rượu làng Vân chính là thứ men đặc biệt, đây là loại men thuốc Bắc gia truyền của làng Vân với 36 vị thuốc Bắc quý hiếm. Nhưng nếu để kiểm chứng là có đủ 36 vị thuốc Bắc hay không thì không ai kiểm chứng được và cũng có ý kiến cho rằng con số 36 chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho 36 làn điệu quan họ xứ Kinh Bắc đã mê mẩn biết bao du khách trong chuyến đi du lịch miền Bắc của mình.
Lọc và xử lý độc tố trong rượu
Sau giai đoạn lên men giữa gạo nếp và men ủ, sẽ là quá trình chưng cất phức tạp qua một hệ thống lọc và xử lý độc tố đa tầng. Nhờ có hệ thống này mà rượu luôn giữ được hương vị thơm ngon, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt khi uống sẽ không bị đau đầu.
Hạ thủy trong thổ và cất giữ trong hầm
Thực ra sau khi chưng cất và xử lý độc tố rượu Làng Vân hoàn toàn có thể sử dụng được. Nhưng để đạt được vị êm nhất định, rượu cần được đem đi hạ thủy trong thố bằng bình sành sứ càng lâu càng tốt. Khâu cuối cùng rượu được cất trữ trong chai nhỏ và cất giữ trong hầm trong điều kiện môi trường không có ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đạt ở mức tối ưu.
Có lẽ chính vì những quy trình cầu kỳ phức tạp của rượu làng Vân đã tạo nên hương vị và thương hiệu của sản phẩm này. Cái hồn của những hũ rượu làng vân chính là hương vị đậm đà, mùi thơm thanh khiết, uống vào một ngụm thấy bừng lên nồng nàn như ai vừa mở áo chỏ xôi nếp cái, thấy êm ru như đang đi vào giấc mộng.
Điều đặc biệt nhất của rượu làng Vân khiến mọi du khách đi tour du lịch miền Bắc mê đắm đó là cảm giác say rượu làng Vân là cảm giác say mơ màng, lúc tỉnh dậy không những không thấy uể oải mà lại thấy con người như được thêm sức mạnh, tinh thần sảng khoái. Say rượu làng Vân là cái say la đà, cái say của sự nền nã.
Nếu có dịp đến du lịch miền Bắc thưởng thức rượu làng Vân hoặc đem lòng si mê loại mỹ tửu này thì chắc chắn du khách sẽ nhớ mãi cái thứ nước trong vắt và được ví như nắng hạ, chỉ cần lắc nhẹ là thấy sủi tăm, rất lâu sau mới hết.
Nơi lưu giữ dấu ấn 'thủ phủ' cà phê Bên cạnh cà phê, du khách còn được tìm hiểu nhiều hiện vật văn hóa chỉ có tại hai bảo tàng lớn nhất TP. Buôn Ma Thuột. Bảo tàng Đăk Lăk , tọa lạc trên đường Y Ngông trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, là nơi du khách có thể tìm hiểu về xứ sở của voi và cà phê vùng Tây Nguyên....