“Chùa tiên” nằm cao 2500m so với mực nước biển: Điểm du lịch không dành cho người yếu tim
Ngôi chùa nổi tiếng Trung Quốc tọa lạc ở vị trí cheo leo hiểm trở, rốt cuộc ai là người đã tạo nên kỳ quan thần bí này?
Cheo leo giữa hai đỉnh núi là hai ngôi chùa vô cùng bí ẩn
Nằm ở độ cao gần 2500 mét so với mực nước biển, đỉnh núi Phạm Thịnh ở Quý Châu, Trung Quốc được ví như tiên cảnh nhân gian với bốn bề bao quanh bởi mây khói. .
Nhìn từ dưới chân núi, toàn bộ ngọn núi như một tòa tháp khổng lồ nhô lên từ dưới mặt nước, thẳng đứng và có gờ dốc, muốn leo lên tới đỉnh núi, du khách sẽ phải leo hơn 8000 bậc. Ngoài ra, quanh năm luôn có mây và sương mù bao quanh lấy đỉnh núi, tăng thêm cảm giác mạnh cho những ai có ý định chinh phục kỳ quan này.
Đặc biệt, mặc dù biệt lập tại một khu vực nguy hiểm như vậy, nhưng núi Phạm Thịnh lại sở hữu lượng cá thể động vật lên tới 2000 loài, trong đó có tới hơn 100 loài nằm trong sách đỏ.
Ngọn núi cao hơn 2500 mét, được bao quanh là mây mù và sương khói
Hùng vĩ và choáng ngợp đến vậy, nhưng khi tới tham quan nơi đây, điều khiến du khách bất ngờ hơn cả là sự xuất hiện của hai ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng ngay trên đỉnh núi, đồng thời cũng là nơi nguy hiểm nhất.
Ngôi chùa nằm giữa mây trời
Gần với mây trời, quanh năm được bao phủ bởi những lớp sương khói mờ ảo, khung cảnh tại ngôi chùa lúc nào cũng khiến khách tham quan như lạc vào một nơi thần tiên thoát tục.
Núi Phạm Thịnh cao lớn giữa mây trời
Hai ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Minh (1368 – 1644). So với những ngôi chùa bị phá hủy cùng thời, chùa trên núi Phạm Tịnh vẫn giữ được nhiều phần nguyên vẹn của kiến trúc cổ.
Video đang HOT
Chùa trên núi Phạm Tịnh sở hữu lịch sử kiến trúc lâu đời, hơn 500 năm xây dựng
Với khoảng cách 2500 mét so với mặt nước biển, ngôi chùa trên đỉnh núi Phạm Thịnh hùng vĩ và lộng lẫy.
Diện tích của chùa tuy không lớn nhưng được thiết kế bằng lối kiến trúc tinh tế. Khuôn viên chính của chùa bao gồm một chính điện thờ Phật Di Lặc, một điện thờ Phật Thích Ca. Hai pho tượng Phật tọa lạc trên đỉnh mây mù sương khói khiến người đến chiêm bái cảm thấy thêm phần thiêng liêng.
Hai tháp của chùa được nối với nhau bằng một cây cầu đá hình vòm, thuận tiện cho việc đi lại. Đứng trên cây cầu đá nối hai điện nhìn xuống là vách núi cao 2500 mét. Xung quanh chùa đền hầu như đều là vách đá. Đi bộ trên rìa của ngôi chùa và nhìn xuống có thể làm cho người ta cảm thấy vừa sợ hãi vừa choáng ngợp.
Hai điện được nối lại với nhau bằng cây cầu, dưới cầu là vách đá hiểm trở nguy hiểm.
Mặc dù sở hữu độ cao nguy hiểm nhưng nơi đây vẫn thu hút vô vàn khách du lịch. Khi đến đây tham quan, du khách cũng cần có thể lực tốt mới có thể leo được đến nơi.
Bậc đá dẫn lên chùa nhỏ hẹp, người đi lên cần nắm thật chắc những sợi xích sắt dài ở hai bên, gặp những bậc đá dựng đứng phải dùng cả tay và chân mới leo được lên.
Với những người mắc chứng sợ độ cao, e rằng địa điểm tham quan này không phải là một lựa chọn thích hợp.
Không dễ để đi lên được ngọn núi này
Chính vì sở hữu một vị trí tuyệt vời với đỉnh núi chạm trời, quanh năm luôn được mây và sương mù bao phủ, nên đến giờ người ta vẫn luôn tò mò ai là người đã xây dựng ngôi chùa ở nơi cheo leo, nguy hiểm này.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù nguồn gốc của công trình vĩ đại này vẫn là một bí ẩn lịch sử chưa có lời giải, nhưng chắc chắn rằng, người có thể hoàn thành tác phẩm kiến trúc này phải là một nghệ nhân với tài năng thiết kế vĩ đại, bởi, kể cả với những công cụ xây dựng tiên tiến hiện nay cũng khó mà tạo nên điều kỳ diệu này.
Được chính phủ Trung Quốc quan tâm đầu tư nên “chùa tiên” trên núi Phạm Thịnh vẫn luôn được trùng tu thường xuyên và thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi năm.
Đến chùa trên núi Phạm Thịnh tận hưởng khung cảnh vừa hùng vĩ vừa yên bình, và khám phá sự bí ẩn của kiến trúc, đây chắc chắn là một địa điểm lý tưởng đáng để ghé thăm.
Chùa Hang Châu Đốc An Giang Check-in "chốn bồng lai tiên cảnh"
An Giang nổi tiếng là "vùng đất thiêng" thanh tịnh với những ngôi chùa cổ kính mang đậm nhiều nét đẹp kiến trúc, văn hóa dân gian.
Trong đó Chùa Hang là một trong những ngôi chùa cực kỳ linh thiêng thu hút nhiều khách thập phương về đây thưởng ngoạn và hành hương cầu phúc, may mắn.
Tượng Phật trong vách núi.
Chùa Hang gắn với chuyện về cặp rắn khổng lồ
Chùa Hang nằm trên núi Sam ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang có cảnh quan thanh tịnh cùng nhiều huyền thoại lưu truyền. Núi Sam ở thành phố Châu Đốc là nơi hội tụ nhiều điểm đến tâm linh, thắng cảnh nổi tiếng như miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm bái. Cách chùa Tây An chừng 2km là chùa Phước Điền, hay được biết đến với tên khác là Chùa Hang.
Quang cảnh bên trong chùa Hang.
Tương truyền rằng, chùa Hang do bà Thợ (tên thật là Lê Thị Thơ) lập nên. Sau khi gặp cảnh đời ngang trái, bà đã nương nhờ cửa Phật tại chùa Tây An. Do chùa Tây An có nhiều người lui tới nên bà đi tìm nơi yên tĩnh, vắng người để tu hành. Đi về phía Tây núi Sam, bà gặp một hang sâu rậm rạp cây cối nên ở lại dựng am bằng tre, là làm nơi tu hành. Cạnh am bà Thợ tu có một hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, từ khi bà đến tu hành, hàng ngày cặp mãng xà được nghe kinh Phật trở nên hiền lành, ăn đồ chay, không hại người, trông chừng thú dữ, kẻ gian. Bà đặt tên cho cặp mãng xà là Thanh Xà, Bạch Xà. Khi bà qua đời, cặp rắn này bỗng dưng biến mất. Sau đó để tránh nguy hiểm, hang được lấp kín chỉ còn lối đi vào cửa, sâu khoảng 10 mét, bên trong thờ Phật A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát.
Hai bức tượng rắn lớn Thanh Xà và Bạch Xà gắn liền với truyền thuyết.
Từ xa xưa, vùng đất núi non An Giang này gắn với bao huyền thoại, từ bạch hổ đến cọp ba chân, rắn khổng lồ. Nhưng bất cứ loài mãnh thú nào dù hung hãn tới đâu khi nghe tiếng kinh kệ thì cũng được thuần hóa, chỉ ác với kẻ xấu, bênh vực người tu hành, người lương thiện.
Vì thế, câu chuyện truyền miệng về đôi mãng xà gắn với vị nữ tu này giống như lời răn dạy về việc trừng phạt kẻ ác, cứu vớt người lành. Người dân quanh đây đều thuộc lòng truyền thuyết về chùa Hang Châu Đốc. Cứ mỗi khi có du khách đi ngang qua, ngồi bên hồ sen, hành lang chùa mà nghe kể lại càng thêm thú vị.
Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc... Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 - 1990) trùng nâng cấp chùa lần thứ hai. Ngày nay, vào đời trụ trì thứ ba - Hòa thượng Thích Thiện Chơn, chùa đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện...
Không gian rất hữu tình nhưng cũng không kém phần linh thiêng của chùa Hang.
Để tham quan và lễ phật tại chùa, du khách phải đi theo những bậc thang xây bằng khối đá, dốc khá cao, hơi đứng nhưng rất dễ đi. Đoạn đường đủ để người ta đi một hơi, rồi đứng lại, hít thở không khí trong lành, ngước nhìn cảnh chùa cao vời vợi hay ngắm cảnh đồng bằng rộng lớn, bao la bát ngát giúp du khách như quên đi bước chân mệt mỏi mà tiếp tục hành trình.
Bậc thang dẫn lên tham quan Chùa.
Chùa có am thờ tượng Phật Di Lạc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và 4 vị hộ pháp đứng nhìn về phía chân núi. Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi. Hai tòa bảo tháp cũng chính là nơi thờ tự hai vị sư có công lớn nhất trong việc hình thành chùa Hang Châu Đốc là bà Thợ và nhà sư Thích Huệ Thiện.
Tượng các vị hộ pháp đứng nhìn về phía chân núi.
Phần chánh điện của chùa Hang Châu Đốc không quá lớn nhưng rất uy nghiêm và được trang hoàng với những bức phù điêu nghệ thuật ấn tượng. Chính điện là nơi thờ Phật Thích ca cùng một số các vị thần. Nổi bật phía trước chùa có cây phướn chiều cao lên tới 20m cùng những bức tượng linh vật trắng muốt. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi măng khá sinh động. Bên trái chùa là Tây lang, bên phải là Đông lang đã được xây dựng mới.
Đi qua chính điện đến khuôn viên chùa, du khách sẽ tìm thấy một am nhỏ nằm trong hang động. Cái tên chùa Hang mà người dân nơi đây đặt cho Phước Điền tự có lẽ xuất phát từ đặc điểm kiến trúc độc đáo rất riêng này.
Chùa Hang điểm đến hút khách của An Giang.
Nếu về TP. Châu Đốc bạn nên sắp xếp lịch trình bắt đầu từ buổi sớm mai để kịp đến chùa Hang An Giang chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi Sam từ lúc còn sớm. Bất cứ ai khi bước vào viếng cảnh chùa cũng sẽ cảm nhận được mùi trầm hương thơm ngát hòa cùng tiếng kinh kệ buổi sớm, nghe từng đợt thanh âm chuông chùa đồng vọng.
Du khách sẽ hoàn toàn tịnh tâm ở vùng đất tịch mịch, yên bình này. Nếu đã hay đang bị 'mê hoặc' bởi quang cảnh vô cùng đặc sắc mà lại hiếm có khó tìm của chùa Hang Châu Đốc An Giang, đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm ngôi chùa cổ lâu đời ở phương Nam nhé.
Choáng với hang động hàng nghìn năm tuổi được điêu khắc vào vách núi Công trình hang động này nhìn bên ngoài rất ấn tượng, đặc biệt khi bước vào bên trong, những bức tượng Phật khiến cho du khách không khỏi choáng ngợp. Hang động Thiên Sơn ở Lương Châu, Cam Túc, Trung Quốc có lịch sử văn hóa Phật giáo hàng nghìn năm tuổi. Tại đây có hàng trăm hang động nhỏ được chạm khắc...