Chùa Thiên Mụ ở Cố đô Huế thời thuộc địa có gì đặc biệt?
Ít ai biết rằng người Pháp từng gọi chùa Thiên Mụ ở Cố đô Huế là chùa Khổng Tử. Vào đầu thế kỷ 20, cảnh quan xung quanh chùa vẫn còn rất hoang vu.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ thập niên 1920 nhìn từ máy bay. Ảnh tư liệu.
Cổng tam quan chùa Thiên Mụ, thập niên 1920. Ảnh tư liệu.
Khung cảnh nhìn từ sân trước chính điện ra cổng tam quan và tháp Phước Duyên. Tấm bưu thiếp này được người Pháp chú thích là “chùa Khổng Tử” (Pagode de Confucius). Ảnh tư liệu.
Con đường chạy qua chùa Thiên Mụ đầu thế kỷ 20 là đường đất khá hẹp, nay là đường Nguyễn Phúc Nguyên với hai làn xe ô tô. Ảnh tư liệu.
Nhà lá và ruộng đồng cạnh chùa Thiên Mụ, thập niên 1920. Ảnh tư liệu.
Tam quan chùa Thiên Mụ trong một bưu thiếp tô màu thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.
Nhà bia và tháp Thước Duyên của chùa Thiên Mụ, khoảng năm 1930. Ảnh tư liệu.
Bờ sông Hương trước chùa Thiên Mụ thập niên 1920. Khu vực này ngày nay đã được kè đá. Ảnh tư liệu.
Video đang HOT
Khung cảnh trước cổng chùa Thiên Mụ khoảng năm 1930. Ảnh tư liệu.
Bức ảnh màu về cổng tam quan do nhiếp ảnh gia W. Robert Moore của tạp chí National Geographic chụp năm 1931. Ảnh tư liệu.
Bến thuyền của chùa Thiên Mụ năm 1935. Ảnh tư liệu.
Tháp Phước Duyên, khoảng thập niên 1940. Khu vực quanh tháp thời điểm này rất ít cây xanh. Ảnh tư liệu.
Thủ tướng Malaysia Tengku Abdul Rahman viếng thăm chùa Thiên Mụ năm 1958. Ảnh tư liệu.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ năm 1963 nhìn từ máy bay trực thăng của Mỹ. Ảnh tư liệu.
Sông Hương nhìn từ sân chùa Thiên Mụ, thập niên 1970. Ảnh tư liệu.
Theo kienthuc.net.vn
Nơi chụp ảnh đẹp khi đến Huế
Cố đô Huế với tình yêu dịu ngọt khiến cho những kẻ mộng mơ cũng lạc bước ở 8 điểm dừng chân đẹp nao lòng.
Phá Tam Giang
Có thể nói phá Tam Giang chính là địa điểm đẹp để chụp ảnh hoàng hôn, với cảnh hoạt động của ngư dân trên phá kèm theo màu trời đỏ rực.
Phá Tam Giang
Đại Nội Huế
Nhắc đến Huế là người ta nghĩ ngay đến Đại Nội Huế, một trong những địa điểm du lịch Huế hàng đầu khi đặt chân lên đất cố đô. Và cũng không ngoại lệ khi nó được coi là một địa điểm chụp ảnh lý tưởng tại Huế.
Đại nội Huế
Cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền một địa điểm không thể bỏ qua khi đến du lịch Huế. Khung cảnh vừa lãng mạn, vừa thơ mộng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những bức hình ấn tượng, độc nhất vô nhị bên cây cầu lịch sử của cố đô Huế.
Cầu Trường Tiền
Sông Hương
Đến với Huế mộng mơ, địa điểm đến đầu tiên cần tới có lẽ là dòng sông Hương. Vẻ đẹp trữ tình từ con sông này như giăng mắc vào lòng người nhiều hoài niệm, điểm xuyết cây cầu Trường Tiền ngũ sắc càng khiến cho khung cảnh thêm lung linh. Sông Hương dài đến 33km, dọc theo dòng sông Hương địa điểm nào cũng thích hợp để bạn lưu lại những bức ảnh đẹp.
Một vài nơi có vị thế đẹp nhất khi vào ảnh là:
- Đoạn sông dưới đồi Vọng Cảnh
- Đoạn sông chảy qua cầu Trường Tiền
- Đoạn sông ở chùa Thiên Mụ - Đoạn sông nhìn từ đỉnh đồi Thiên An
- Đoạn sông ở điện Hòn Chén
- Đoạn sông dưới cầu Tuần (gần lăng Minh Mạng)
- Đoạn sông chảy qua cồn Hến
Sông Hương thơ mộng
Biển Thuận An và Lăng Cô
Nằm trong top 20 cảnh đẹp xứ Huế xưa, đến nay, biển Thuận An vẫn rất hút khách tham quan du lịch Huế. Với nắng vàng, biển xanh, cát trắng quả là rất thích hợp để lưu lại những bức hình đẹp đúng không các bạn?
Nếu như đến với Lăng Cô bạn có thể chụp được những bức ảnh với cồn cát trắng, thì khi chụp ảnh ở biển Thuận An bạn lại có thể có những bức ảnh đẹp, long lanh bên cồn cát vàng. Khi chiều xuống, mặt biển nhuộm một màu óng ả tạo nên những bức hình tuyệt đẹp.
Biển Thuận An
Chùa Thiên Mụ
Cảnh sắc cũng như không khí thiêng liêng của chùa Thiên Mụ sẽ mang đến cho bạn những bức ảnh đẹp nhất, bình an nhất. Hơn thế khi chụp ảnh ở đây dường như bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản trong lòng mỗi khi tiếng chuông chùa cất lên.
Chùa Thiên Mụ
Cầu Ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu ngói Thanh Toàn là nơi lý tưởng cho những bạn trẻ nào thích chụp những bức ảnh mang hơi hướng hoài cổ.
Cầu ngói Thanh Toàn
Kinh thành Huế
Đại nội kinh thành Huế được xem như dấu tích vàng son của thời nhà Nguyễn, là sự kết hợp hài hòa giữa nét kiến trúc phương Đông và Phương Tây, sự hòa quyện giữa cổ điển và hiện đại. Len lỏi trong từng góc nhỏ nơi đây, du khách như thấy được bài học lịch sử sống động cùng với quá khứ trước giờ chỉ được biết đến qua từng trang sử. Nếu ban ngày kinh thành mang đến cảm giác cổ kính, vết tích thời gian hiện diện rõ nét, thì khi đêm về, nơi đây lung linh và sáng rực rỡ. Có chút uy nghiêm. Có chút tinh tế. Đủ trở thành một khung hình ấn tượng đối với du khách.
Kinh thành Huế
Theo trí thức trẻ
Cầu đi bộ dọc sông Hương cố đô Huế Cầu đi bộ dọc sông Hương ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, được khánh thành vào tháng 1-2019, đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Cầu trải dài 450m, diện tích 2.443m2 có kết cấu bê tông cốt thép, rộng 4m, sàn lát 16.000 thanh gỗ lim và có hệ thống thoát...