Chưa thích nghi kịp thời với thời tiết, trẻ nhỏ và người già ở Hà Tĩnh nhập viện tăng
Thời tiết chuyển nóng, số lượng người già và trẻ em nhập viện tăng 15-20%. Các bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo người dân cần chủ động theo dõi và có các giải pháp bảo vệ sức khỏe.
Vào Khoa Nhi (BVĐK tỉnh) trong tình trạng sốt cao, cháu Trần Anh Đức (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên) được xác định bị viêm phổi nặng. Sau 2 ngày điều trị, bước đầu cháu đã hạ sốt, tuy nhiên cháu Đức đang phải tiếp tục theo dõi trong những ngày tới để điều trị dứt điểm.
Thời tiết bắt đầu chuyển nóng, gia tăng bệnh nhi nhập viện.
Đây là một trong rất nhiều trường hợp vào điều trị tại Khoa Nhi (BVĐK tỉnh) trong 2 ngày vừa qua. Theo thông tin từ các bác sỹ, dù thời tiết chỉ mới chuyển nóng nhưng số lượng bệnh nhân nhi nhập viện đã có xu hướng gia tăng.
Trung bình mỗi ngày, Khoa Nhi tiếp nhận từ 20-25 bệnh nhân vào điều trị (tăng từ 15-20%). Các bệnh lý thường gặp như: viêm đường hô hấp, sốt siêu vi, tiêu chảy, thủy đậu, tay chân miêng… Theo bác sỹ Đặng Quang Minh, Trưởng khoa Nhi (BVĐK tỉnh), nguyên nhân chủ yếu của việc trẻ em nhập viện gia tăng là do thời tiết chuyển mùa nên cơ thể các cháu chưa kịp thích nghi.
Các bệnh thường gặp là viêm đường hô hấp, tiêu chảy, thủy đậu, tay chân miệng.
Để hạn chế tình trạng trẻ nhập viện khi thời tiết chuyển mùa như hiện nay, bác sỹ Đặng Quang Minh khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần quản lý tốt con trẻ. Không để trẻ đi chơi giữa trời nắng nóng và cho trẻ uống đủ nước. Cho trẻ được ăn chín, uống sôi, đảm bảo về dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần quan tâm, thực hiện tốt khâu vệ sinh cho trẻ, đây được coi là “vắc-xin” để phòng tránh nhiều loại bệnh. Ngoài ra, cần tuân thủ nghiêm túc lịch tiêm chủng để phòng ngừa hiệu quả một số bệnh thường gặp.
Video đang HOT
Bác sỹ Khoa Nhi, BVĐK tỉnh nắm bắt tình trạng một bệnh nhi.
Theo khuyến cáo từ các bác sỹ, sốt là biểu hiện rất phổ biến khi trẻ bị ốm trong thời điểm giao mùa. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ thì cần cho uống hạ sốt theo hướng dẫn của bác sỹ. Nếu không hạ sốt được thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám. Ngoài ra, khi trẻ bị các triệu chứng nôn, tiêu chảy, khát nước liên tục hoặc không uống được nước thì phụ huynh cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Không chỉ trẻ nhỏ, thời tiết chuyển nóng còn khiến cho người lớn tuổi nhập viện gia tăng. Trong những ngày gần đây, mỗi ngày Khoa Tim mạch (BVĐK tỉnh) tiếp nhập từ 20-30 bệnh nhân vào điều trị, tăng khoảng trên 20% so với trước đây, trong đó trên 80% là người cao tuổi.
Khoa Tim mạch (BVĐK tỉnh) có đông bệnh nhân người cao tuổi nhập viện trong những ngày gần đây.
Bác sỹ Nguyễn Thị Tuyết Hòa – Phó Trưởng khoa Tim mạch (BVĐK tỉnh) cho biết: “Thời tiết chuyển nóng đột ngột, nên số bệnh nhân, nhất là người lớn tuổi liên quan đến đột quỵ, suy tim, viêm phổi… vào điều trị rất đông. Thời điểm này, những người lớn tuổi, sức để kháng yếu, ngoài việc không nên nằm trong điều hòa quá lạnh thì cần hạn chế ra ngoài vào những thời điểm nắng nóng để tránh nguy cơ huyết áp tăng dẫn đến suy tim, đột quỵ”.
Bác sỹ khuyên người lớn tuổi khi có các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở… thì cần kịp thời đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm soát huyết áp, phòng tránh nguy cơ suy tim, đột quỵ.
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh có biểu hiện gì? Có khả năng lây cho người lành không?
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh hoàn toàn có khả năng lây truyền cho người khác, đó là lí do bạn cần nắm bắt được dấu hiệu của bệnh sớm nhất.
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn khó phát hiện nhất do chưa có những biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu mà chỉ có những dấu hiệu như mệt mỏi - rất dễ nhầm lẫn với vấn đề sức khỏe khác.
1. Thời gian thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh có thể bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh thủy đậu. Virus sẽ di chuyển từ vị trí nhiễm trùng đầu tiên ở đường hô hấp đến các hạch bạch huyết. Sau khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh, các triệu chứng của thủy đậu sẽ tiến triển trong khoảng 10-21 ngày.
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh hoàn toàn có khả năng lây truyền cho người khác - Ảnh: infokids
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà giai đoạn ủ bệnh có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Thường nhóm đối tượng trẻ em sơ sinh, phụ nữ mang thai hoặc người già có hệ miễn dịch kém thì thời gian ủ bệnh sẽ rất ngắn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Tác động của bệnh thủy đậu lên hệ miễn dịch và sức khỏe theo nghiên cứu này.
2. Đặc điểm lâm sàng của thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh thường không có các biểu hiện cụ thể. Ở một số người, có thể có biểu hiện của sự mệt mỏi tuy nhiên rất khó để xác định được là do thủy đậu.
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh có thể bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh thủy đậu - Ảnh: wnylabortoday
3. Chẩn đoán thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Bởi thủy đậu giai đoạn ủ bệnh không có các biểu hiện đặc trưng như ở các giai đoạn khác nên rất khó để chẩn đoán thông qua quan sát thông thường. Việc xác định được tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu là một cơ sở để chẩn đoán ở giai đoạn này.
Giai đoạn ủ bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm bệnh thủy đậu hay bạn có miễn dịch với bệnh này hay không. Một lượng nhỏ máu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các kháng thể virus varicella-zoster.
Bởi thủy đậu giai đoạn ủ bệnh không có các biểu hiện đặc trưng như ở các giai đoạn khác nên rất khó để chẩn đoán - Ảnh: theglobeandmail
Trường hợp bạn đang mang thai và nghĩ rằng có thể bị thủy đậu hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh này, hãy trao đổi với bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dự phòng hoặc có phương án xử trí giúp bảo vệ bạn và thai nhi an toàn trong suốt thai kỳ.
4. Hướng xử trí thủy đậu giai đoạn ủ bệnh
Thủy đậu giai đoạn ủ bệnh thường không có biểu hiện nên đa phần mọi người phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn khởi phát hoặc toàn phát. Tuy nhiên, tiền sử tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu khi bạn không có miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hãy trao đổi với bác sĩ về lịch sử tiếp xúc với người mắc bệnh để có được lời khuyên chính xác nhất. Thời gian ủ bệnh, bạn hoàn toàn có thể lây truyền bệnh cho người khác; nên hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang và rửa tay cũng là một phương án tốt.
Nên hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang và rửa tay cũng là một phương án tốt - Ảnh: halseyschools
Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau xanh và các loại trái cây nhằm giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Nếu thấy cơ thể trở nên mệt mỏi nhiều hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thăm khám.
Rét đậm, người cao tuổi, trẻ nhỏ ở Hà Tĩnh nhập viện gia tăng Nhiệt độ xuống thấp nên khiến cho người già, trẻ nhỏ nhập viện gia tăng. Đặc biệt, các bệnh viện ở Hà Tĩnh tiếp nhận nhiều ca bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch của người cao tuổi. Vào nhập viện trong tình trạng bị đau đầu, choáng váng và liệt nửa người, bà Dương Thị Thanh (88 tuổi, huyện Lộc Hà)...