Chưa thể trở lại ‘bình thường mới’ như mục tiêu, Bình Dương tiếp tục giãn cách đến 15-9
Thời gian giãn cách tại điểm nóng Bình Dương tiếp tục kéo dài so với thời hạn ban đầu, trong khi số ca mắc tiếp tục tăng, tiến gần tới dự báo 150.000 ca.
Mỗi ngày có hàng ngàn F0 được đưa tới các bệnh viện dã chiến và tới nay đã có trên 54.000 người khỏi bệnh, xuất viện tại Bình Dương – Ảnh: B.S.
Tới nay toàn tỉnh mới tiêm được khoảng 856.000 liều vắc xin (còn thiếu trên 2 triệu liều). Trong đó mới có gần 38.000 người được tiêm mũi 2.
Sở Y tế tỉnh Bình Dương
Ngày 29-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết sau khi báo cáo Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp giao ban hàng ngày, đã thống nhất tiếp tục kéo dài thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng đến ngày 15-9.
Riêng một số “vùng đỏ” tại Thuận An, Tân Uyên và Dĩ An đang “khóa chặt, đông cứng” thực hiện chỉ thị 16 tăng cường (tức là người dân không ra khỏi nhà, kể cả đi chợ, lương thực sẽ được phát miễn phí hoặc đi chợ hộ).
Trong thời gian tiếp tục giãn cách xã hội, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương sẽ thành lập các tổ kiểm tra việc phòng chống COVID-19 tại các xã, phường, khu phố… Đặc biệt là tại 11 phường “khóa chặt, đông cứng” ở thị xã Tân Uyên và thành phố Thuận An. Việc kiểm tra nhằm “kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc”, bên cạnh việc “chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót” để công tác chống dịch hiệu quả hơn.
Như vậy, tỉnh Bình Dương đã không đạt được mục tiêu tới 30-8 trở lại trạng thái “bình thường mới” như nêu ra trong buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vào đầu tháng. Bình Dương buộc phải kéo dài giãn cách xã hội và chuẩn bị cho một kịch bản xấu hơn, dự báo sẽ có tới 150.000 ca F0.
Video đang HOT
Tổng ca mắc COVID-19 tại Bình Dương tới hết ngày 28-8 đã là 98.794 ca . Số ca mắc sẽ tiếp tục tăng cao, do hiện còn tới trên 20.000 người test nhanh dương tính đang chờ kết quả RT-PCR đang ở các khu cách ly tạm thời và đang tiếp tục mở rộng lấy mẫu xét nghiệm, theo báo cáo của Sở Y tế.
Diễn biến số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao tại Bình Dương – Nguồn: Sở Y tế tỉnh Bình Dương
Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Lợi hứa với Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc làm việc ngày 27-8 rằng tới 15-9 sẽ “khống chế được dịch”.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế đánh giá rằng số ca F0 trong cộng đồng vẫn còn cao nên cần sự nỗ lực rất lớn và chi viện của trung ương và các tỉnh, thành để Bình Dương hướng tới mục tiêu trên.
Một tín hiệu lạc quan cho diễn biến dịch bệnh tại Bình Dương là tỉ lệ xuất viện, khỏi bệnh cao. Tính tới 28-8 đã có trên 54.000 F0 được xuất viện, khỏi bệnh, chiếm trên 50% tổng số ca mắc tại Bình Dương.
Trong khi đó, tỉ lệ người dân Bình Dương được tiêm vắc xin lại rất thấp. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cam kết sẽ ưu tiên vắc xin cho “điểm nóng” Bình Dương trong các đợt phân bổ tới.
Nam Bộ đang dự trữ bao nhiêu lương thực, thực phẩm?
Sau khi cung ứng đủ cho TP HCM, Bình Dương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tính toán, từ nay tới cuối năm vẫn dư khoảng 3 triệu tấn gạo, 1,5 triệu tấn rau củ...
Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa báo cáo Phó thủ tướng Lê Văn Thành về tình hình cung ứng lương thực, thực phẩm cho TP HCM và Bình Dương.
Theo đó, các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu như: gạo, thịt heo, thịt gà, trứng, rau củ quả đảm bảo cung ứng cho người dân thành phố trong 15 ngày siết chặt giãn cách.
Đặc biệt, từ tháng 8-12/2021 hầu hết mặt hàng lương thực, thực phẩm ở Nam Bộ cho thấy đều dư thừa sau khi cung cấp đủ cho TP HCM và Bình Dương.
Hàng hoá tại siêu thị TP HCM được phủ kín các kệ. Ảnh: Linh Đan
Cụ thể, tổng sản lượng gạo cung ứng cho 4 tháng cuối năm là 7,16 triệu tấn trong khi nhu cầu gạo tiêu dùng là 3,1 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu của Đông Nam Bộ là 1,6 triệu tấn, còn lại là Đồng bằng sông Cửu Long.
Như vậy, sau khi cân đối cung cầu, ngoài khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực cho Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn thừa khoảng 3 triệu tấn gạo đảm bảo yêu cầu an toàn lương thực và thậm chí xuất khẩu.
Với rau màu, tổng sản lượng cung ứng là 3,1 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ gần 1,7 triệu tấn.
Về nhóm sản phẩm chăn nuôi (heo, gà, bò, trứng), nguồn cung vẫn duy trì đa dạng và không có biến động. Trong đó, nguồn cung thịt heo và trứng gia cầm đủ cho hệ thống siêu thị, các mặt hàng thịt đông lạnh vẫn được các doanh nghiệp nhập khẩu nhập về theo nhu cầu thị trường.
Hiện tổng sản lượng thịt heo của khu vực Nam Bộ là khoảng 4.200 tấn một ngày. Tính hết tháng 8, sản lượng khoảng 126.000 tấn và tháng 9 là 120.000 tấn.
Với thịt bò, tổng sản lượng của khu vực Nam Bộ 384,3 tấn một ngày, trong tháng 8 là 10.449 tấn, tháng 9 là 10.000 tấn. Trong khi đó, lượng thịt tiêu thụ của các tỉnh có nguồn cung lớn như Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang chỉ vào khoảng 137,6 tấn một ngày. Như vậy vẫn còn dư 246,7 tấn một ngày để phục vụ nhu cầu tại Bình Dương, TP HCM và nhiều tỉnh thành khác.
Với trứng gia cầm, tổng sản lượng khu vực Nam Bộ 16,9 triệu quả một ngày. Sau khi cân đối cung cầu cho các tỉnh có sản lượng lớn ổn định là Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh là 6,8 triệu quả một ngày thì Nam Bộ vẫn còn dư 10,1 triệu quả một ngày và sẵn sàng bù đắp cho Bình Dương và TP HCM nếu thiếu hụt.
Tính đến 20/8 có 1.218 đầu mối cung cấp thực phẩm, nông sản đăng ký với tổ công tác của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
Cơ quan này cũng đang thí điểm gói combo 10 kg một túi nông sản, được nhiều tỉnh, thành tham gia nhằm giúp nông dân tiêu thụ được nông sản đang ùn ứ tại tỉnh và giúp người tiêu dùng tại các khu cách ly, khu nhà trọ công nhân tiếp cận được nông sản tươi giá rẻ bình quân 10.000 đồng một kg.
Chương trình này tạo ra nền kinh tế tuần hoàn (lấy thu bù chi) nhằm tận dụng nguồn vốn của xã hội để thích ứng lâu dài với ảnh hưởng của Covid-19, tính bền vững cao hơn các siêu thị 0 đồng hay quà từ thiện vì không cần tìm nhà tài trợ lâu dài.
Theo số liệu đăng ký từ các tỉnh, khả năng cung cấp về TP HCM 80.000 túi một tuần (10 kg một túi = 800 tấn một tuần). Nếu có hỗ trợ vận chuyển thì khả năng cung cấp của 1.200 đầu mối theo hình thức combo 10 kg một túi có thể lên 1.500 tấn một tuần.
Mới đây, lãnh đạo TP HCM đã cam kết đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, Tổ công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đã phối hợp với Tổng cục Hậu cần của Bộ Quốc phòng để sẵn sàng xây dựng phương án 2, đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho TP HCM và tỉnh Bình Dương khi có chỉ đạo của Chính phủ và Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ.
"Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành Nam Bộ đã thành lập và duy trì tổ công tác kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản tại địa phương. Tổ này đã liên hệ chặt chẽ với tổ công tác đặc biệt của Bộ, hình thành các nhóm hỗ trợ và thu mua nông sản tại thời điểm này và trong thời gian tới", Tổ công tác hỗ trợ tiêu thụ nông sản của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho hay.
Người dân TP HCM được đi chợ hộ như thế nào? 59 Miền Tây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo 39
Thủ tướng lệnh xét nghiệm người dân toàn TPHCM khi giãn cách tăng cường Thủ tướng yêu cầu thần tốc xét nghiệm diện rộng, riêng TPHCM xét nghiệm toàn thành phố; thực hiện giãn cách tăng cường toàn địa bàn. Bình Dương, Đồng Nai, Long An được chọn địa bàn để thực hiện. Ngày 22/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi công điện đến 4 tỉnh thành gồm TPHCM và các tỉnh Bình Dương,...