Chưa thể ngăn chặn triệt để các vụ tấn công DDoS
Theo chuyên gia bảo mật, dù nạn nhân sử dụng các dịch vụ tường lửa hay các biện pháp phòng chống cũng chỉ có thể giảm thiểu, ngăn chặn một phần chứ chưa có cách hoàn toàn chặn được tấn công DDoS.
DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán)
DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán) là hình thức tấn công mạng nguy hiểm nhằm làm sập dịch vụ trực tuyến hay hệ thống mạng của cá nhân, doanh nghiệp. Tin tặc sử dụng lượng truy cập lớn bất thường đến hệ thống mạng mục tiêu gây quá tải, tê liệt dịch vụ và cạn tài nguyên hệ thống.
Theo báo cáo quý 1/2020 của Nexusguard – hãng bảo mật chuyên nghiên cứu, phân tích về DDoS, Việt Nam xếp thứ 8 toàn cầu về nguồn tấn công DDos. Sự bùng phát dịch Covid-19 khiến nhiều người phải làm việc tại nhà cũng góp phần gia tăng số vụ tấn công DDos toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu trong danh sách thiệt hại về tài chính khi là nạn nhân của DDoS (theo khảo sát năm 2018 của Cisco thực hiện trên 2.000 doanh nghiệp tại châu Á). Mới đây, trang báo điện tử VOV bị tấn công cùng với nền tảng mạng xã hội của cơ quan này. Đơn vị kỹ thuật của VOV xác nhận bị tấn công DDoS.
Các biện pháp phòng chống tấn công từ chối dịch vụ
Một chuyên gia bảo mật cho biết hiện tại rất khó để ngăn chặn triệt để các đợt tấn công DDoS, thay vào đó doanh nghiệp nên tìm các giải pháp phòng vệ và giảm bớt cường độ tấn công. “Nhân sự IT cần giám sát được lưu lượng truy cập để phát hiện kịp thời các vụ DDoS nhỏ, thường được tin tặc sử dụng để kiểm tra năng lực của hệ thống mạng trước khi triển khai tấn công thật. Việc xác định địa chỉ IP tiềm năng thực hiện tấn công, tạo danh sách quản lý truy cập trong tường lửa là cần thiết để chặn các IP này”, chuyên gia này nói.
“Cách làm truyền thống để ngăn chặn các cuộc tấn công quy mô nhỏ là phân tích log rồi tiến hành chặn lọc địa chỉ IP tấn công”, ông cho biết thêm. Nhưng để chống lại chiến dịch lớn thì vô cùng khó khăn, và độ lớn phụ thuộc vào sự đầu tư của bên tấn công bởi càng đầu tư thì sẽ có mạng lưới botnet dùng để tấn công càng lớn, gia tăng sức phá hoại.
Các biện pháp kỹ thuật phòng chống tấn công từ chối dịch vụ cũng được liệt kê như tăng cường khả năng xử lý của hệ thống (tối ưu thuật toán, mã nguồn, nâng cấp hệ thống máy chủ, nâng cấp đường truyền, luôn cập nhật bản vá bảo mật…), phân tích luồng tin để phát hiện dấu hiệu khả nghi tấn công, dùng tường lửa lọc nội dung… Hiện nay, một số hãng uy tín trên thế giới cung cấp giải pháp giúp sớm phát hiện, cảnh báo để kịp ngăn chặn tấn công DDoS trước khi diễn ra.
Một biện pháp được chuyên gia khuyến cáo là sử dụng hệ thống bảo mật có hạ tầng máy chủ lớn để đối phó với luồng tin khổng lồ, kết hợp với WAF (Web Application Firewall – cài lên các máy chủ để chống lại tấn công mạng) và CDN (mạng phân phối nội dung) băng thông lớn để tăng khả năng hứng tải.
Hệ thống bảo mật nói trên cần đặt ở nhiều cụm ISP (nhà phân phối dịch vụ internet) khác nhau, thậm chí là ở các quốc gia khác nhau. Việc này giúp phân tải luồng tin ở các ISP hoặc quốc gia và xử lý riêng tại nơi đổ truy cập về. Các ISP có thể phân tích và chặn những luồng truy cập bất hợp pháp, xa hơn là chặn lượng đổ dồn bất thường tại từng quốc gia.
Mỗi năm tại Việt Nam có trên 5.000 cuộc tấn công mạng
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) vừa chủ trì và phối hợp với Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam - VSEC tổ chức hội thảo An toàn thông tin: Những thách thức và con đường phía trước.
"Những thách thức và con đường phía trước" là chủ đề hội thảo bảo mật vừa được tổ chức
Đây là hội thảo tổng kết ngành an toàn thông tin 2020 đồng thời đưa ra những nhận định và cơ hội phát triển cho năm 2021.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin đưa ra nhiều con số về hệ sinh thái IoT (Internet vạn vật). Cụ thể, hiện nay, cứ mỗi giây, có 127 thiết bị IoT đang được kết nối với internet. Dự báo, đến năm 2025, trung bình một người sẽ có khoảng 9 thiết bị IoT được kết nối với internet.
VSEC có bài tham luận trình bày tổng quan ngành, đánh quá an toàn thông tin qua những sự kiện nổi bật năm 2020 và các lỗ hổng bảo mật phổ biến tồn tại trong hệ thống CNTT tại Việt Nam. Công ty Bảo mật Checkpoint cũng chia sẻ về vấn đề an toàn thông tin trong chuyển đổi số, về những cơ hội và thách thức của Việt nam trong thời kỳ này, các công nghệ mới được áp dụng trong vấn đề đảm bảo an toàn thông tin doanh nghiệp và những giải pháp bảo mật.
Khối chuyên gia bảo mật VSEC cho biết, trên phạm vi toàn cầu, mỗi phút có 720 người là nạn nhân của tội phạm mạng. Dự báo thiệt hại do mất an toàn thông tin mạng tăng trung bình 15%/năm bao gồm: phá hủy dữ liệu, đánh cắp tiền, gian lận, gián đoạn kinh doanh, tổn phí điều tra... Tại Việt Nam trong 2 năm gần đây, mỗi năm có trên 5.000 cuộc tấn công mạng xảy ra và trên 7 triệu địa chỉ IP bị nhiễm mã độc. Các chỉ số này có thể tăng gấp đôi nếu chúng ta không có các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin phù hợp.
Các chuyên gia dự đoán năm 2021 các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức. Đặc biệt, xu hướng làm việc trực tuyến phát triển cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng, với những cách thức tấn công phổ biến như Ransomeware, Phishing, Ddos...
Hacker tuổi teen đứng sau vụ tấn công DDoS rúng động thế giới năm 2016 cúi đầu nhận tội Một trong những hacker điều hành mạng botnet Mirai khét tiếng vừa chính thức "tra tay vào còng số tám" sau thời gian dài lẩn trốn. Một trong những hacker điều hành mạng botnet Mirai khét tiếng vừa chính thức "tra tay vào còng số tám" sau thời gian dài lẩn trốn sự truy lùng gắt gao của nhiều tổ chức bảo mật...