Chưa Tết mẹ chồng đã gọi điện nhắc khéo “năm nay hàng hóa đắt đỏ” nhưng chỉ vài lời khéo léo nàng dâu đã xoay chuyển tình thế
“Quả như em đoán, hôm qua mẹ chồng ở quê chưa thấy con trai con dâu chuyển tiền về liền gọi điện lên nhắc khéo…”, nàng dâu kể.
Tết biếu bố mẹ chồng thế nào cho đủ vẫn luôn là câu khỏi khiến bao chị em phụ nữ canh cánh trong lòng tới mất ăn mất ngủ mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhất là với những nàng dâu có mẹ chồng khái tính thì biếu Tết đúng là một bài toán đau đầu.
Cùng chung nỗi trăn trở ấy của chị em phụ nữ dịp cuối năm, mới đây một nàng dâu đã lên mạng xã hội than thở về chuyện biếu tiền nhà nội của mình, thu hút sự chú ý của không ít người.
Câu chuyện cô kể như sau: “Ngày còn bé, thi thoảng nghe mẹ than thở rằng Tết chỉ có trẻ con vui, người lớn lo bạc mặt, em ngơ ngác chẳng hiểu sao mẹ lại nói thế. Tới lúc học xong đi làm, Tết đến em vẫn thấy vui. Thế nhưng khi chính thức bước chân vào cuộc sống hôn nhân rồi em mới hiểu lời than ấy của mẹ. Đúng là Tết chỉ làm người lớn bạc mặt lo thôi.
Bài chia sẻ của người vợ
Vợ chồng em là trưởng nên dù ở xa nhưng ngày giỗ lễ trong năm của nhà nội vẫn phải lo chu toàn hết. Giỗ nhỏ, việc bận không về được chúng em phải gửi tiền về nhờ bố mẹ chồng làm giúp. Còn giỗ lớn hoặc trong họ có việc trọng đại thì bận mấy vợ chồng cũng phải cắt cử nhau về.
Mệt nhất là Tết, người già cả nghĩ, thích con cháu thể hiện sự quan tâm với bố mẹ. Một phần nữa là thích giữ thể hiện với hàng xóm rằng mình có con cái làm ăn xa, Tết được con về sắm sửa mọi thứ sẽ hãnh diện. Thế nên năm nào gần tới Tết, mẹ chồng cũng gọi điện ‘nhắc nhở’ trách nhiệm của 2 đứa em. Hiểu tính bà như vậy nên cứ sang tháng 12 âm là em sẽ chuẩn bị sẵn 1 khoản tiền gửi về để ông bà tự chủ động mua sắm thực phẩm bánh kẹo. 29, 30 bọn em xong việc về sau, khi ấy mua thêm gì thì mua.
Video đang HOT
Năm nay công việc của cả hai vợ chồng em đều gặp khó khăn. Riêng chồng còn không có thưởng tháng lương thứ 13 vì công ty chỉ hoạt động cầm chừng. Cũng vì thế mà em chưa thu xếp được tiền gửi về quê cho bố mẹ chồng sớm như mọi năm. Quả như em đoán, hôm qua bà ở quê chưa thấy con trai con dâu chuyển tiền về liền gọi điện lên nhắc khéo: ‘Sắp Rằm tới nơi rồi đấy, hai đứa định Tết nhất thế nào. Thấy bảo thực phẩm, bánh kẹo năm nay lên giá hơn năm ngoái nhiều lắm’.
Bà nhắc bọn em chuyện đưa tiền Tết. Bảo hàng hóa ngày Tết tăng giá là ý muốn bảo bọn em phải đưa nhiều hơn năm ngoái. Mẹ chồng em bóng gió, ý tứ lắm. Bà không nói thẳng mà cứ vòng vo thế để con dâu tự hiểu.
Nói thật như mọi năm kinh tế ổn hơn em còn đỡ mệt. Năm nay lương lậu không ra sao, tới giờ con chưa biết có được đồng tiền Tết nào không, lại nghe mẹ chồng thúc giục nữa, em thấy mệt mỏi kinh khủng. Nói ra sợ bà không hiểu lại nghĩ con cái tính toán, tiếc tiền với cả bố mẹ. Còn không nói thì bà không hiểu đấy là đâu. Vậy là em nhẹ nhàng đáp: ‘Mẹ biết đó, năm nay công việc của chúng con gặp khó khăn. Chồng con nghỉ việc mấy tháng mới đi làm lại nên tài chính cũng đang eo hẹp. Hiện còn chưa nhận lương, chưa biết thế nào nhưng chắc chắn vợ chồng con sẽ cố hết sức để lo Tết cùng bố mẹ đầy đủ nhất trong khả năng có thể của mình’.
Nghe con dâu nói vậy, giọng mẹ chồng em có chút trầm xuống. Sau vài phút ngần ngừ, bà cười bảo: ‘Ừ, thôi thì có thể nào mình lo Tết thế đó. Không cần mua sắm nhiều quá lại thừa ra lãng phí. Hai đứa cứ lo công việc đi, khi nào về cũng được’.
Ảnh minh họa
Thấy bà có vẻ hiểu lòng con dâu rồi em mới nhẹ lòng đi được chút. Nhiều khi nói chuyện với mẹ chồng là cứ phải dùng chiến thuật đi lòng vòng thế các cụ mới hiểu đó. Nói thẳng dễ tự ái lắm, người già cả nghĩ là vậy. Giờ em chỉ mong Tết nhất có chút thưởng để biếu nội ngoại đôi bên. Năm nay tài chính vợ chồng em đúng là căng thật”.
Cảnh làm dâu vốn chưa bao giờ là dễ dàng bởi sự khác biệt trong nếp sống, lối suy nghĩ giữa mẹ chồng con dâu là khá lớn. Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh nếu chúng ta biết cách ứng xử khéo léo, đặt mình vào lập trường của bậc phụ huynh để suy nghĩ thì dần dần sẽ hiểu và chiếm được tình cảm của họ. Từ đó mối quan hệ giữa đôi bên sẽ dần khăng khít, hòa thuận hơn.
Em chồng tuổi ẩm ương
Nhà chồng tôi chẳng có gì để chê, bố mẹ chồng mát tính, chồng tôi thì 'chuẩn soái ca', ai cũng bảo số tôi là số hưởng lộc. Nhưng chung sống với một cô em chồng ở tuổi ẩm ương thì không dễ dàng chút nào.
Ảnh minh họa.
Sau khi sinh con trai đầu lòng, mẹ chồng tôi cố mãi vẫn không sinh được thêm con, đến khi quyết định từ bỏ thì cô con gái rượu mới chịu "xuất hiện". Mẹ chồng tôi kể: "Cái Ly nghịch ngợm từ bé, mẹ mang bầu nó khi tuổi cao nên rất mệt mỏi, nó hành mẹ cả đêm không cho ngủ...".
Khoảng cách tuổi của chồng tôi và Ly cách nhau khá xa nên anh rất chiều em gái. Có lẽ vì thế mà bản chất nghịch ngợm, đành hanh của Ly càng có dịp phát huy, và tôi chính là "nạn nhân" khổ sở nhất.
Sống ở nhà chồng, tôi không mất thời gian để thích nghi với bố mẹ chồng, nhưng em chồng lại là một "ca khó". Một hôm tôi xuống bếp, mở tủ lạnh để lấy hộp sữa chua nhưng tìm mãi không thấy. Ly cũng vào uống nước, thấy tôi ở đó, con bé thông báo: "Chị tìm sữa chua à? Em ăn hết rồi". Theo phản xạ tự nhiên, tôi hỏi lại: "Sao em lại ăn sữa chua của chị?...". Tôi chưa nói hết nhẽ, Ly đã chạy lên phòng mẹ chồng tôi khóc lóc, kể xấu tôi đủ điều.
Tôi biết mình bị mẹ chồng hiểu lầm nhưng không muốn giải thích vì sợ bà nghĩ tôi hơn thua với một đứa con nít. Nhưng sáng hôm sau, khi mở tủ lạnh, tôi thấy hàng chục hộp sữa chua mới, đoán có điều bất thường, tôi hỏi mẹ chồng: "Mẹ ơi, sao mẹ mua nhiều sữa chua thế ạ?". Mẹ chồng tôi trả lời với giọng điệu không lấy gì làm vui vẻ: "Cái Ly thích ăn nên mẹ mua cho nó được ăn thoải mái".
Biết rằng mẹ chồng đang ngầm trách mình "kẹo kéo", tôi đành giải thích: "Khổ quá, con cũng định mua cho Ly, hộp sữa chua hôm qua con ăn dở, bớt lại một ít để đắp mặt nạ trước khi đi ngủ, Ly không biết nên đã ăn, con chỉ sợ em nó bị đau bụng thôi".
Sau khi được "giải oan" về hộp sữa chua, tôi tưởng thế là xong, ai ngờ ngay sau đó tôi lại bị nhà chồng hiểu lầm chuyện khác. Bố mẹ chồng và chồng tôi phải đến bệnh viện thăm một người họ hàng bị tai nạn giao thông, tôi nhận nhiệm vụ ở nhà nấu cơm cho Ly ăn sớm để kịp đi học thêm buổi tối.
Tôi làm đúng như lời mẹ chồng dặn, đến giờ ăn, tôi gọi Ly: "Em ơi, xuống ăn cơm nhé". Không thấy Ly trả lời, tôi gọi thêm 3 câu với âm lượng lớn gấp đôi lúc trước, Ly vẫn không thèm bắt mồi. Tôi chạy lên tận phòng em chồng, mở cửa thì thấy Ly quấn chăn quanh người, nằm dài trên giường, tai vẫn đeo headphone. Tôi đến gần, nhẹ nhàng gỡ headphone ra rồi nói nhẹ nhàng: "Em xuống ăn cơm rồi đi học nhé".
Ly nhăn mặt: "Chị này! Em đang ngủ ngon, em sẽ ngủ thêm một chút, đúng 10 phút nữa chị gọi em nhé". Cả nể em chồng, tôi ngồi lặng im ngay trên giường, đúng 10 phút sau mới dám lay em dậy: "Hết 10 phút rồi đấy, em dậy đi". Ly mở mắt, giọng cáu bẳn: "Em mệt lắm, chị cho em ngủ thêm một tí nữa đi".
Vì quá nản với thói nhõng nhẽo của em chồng nên tôi đi xuống dưới nhà ăn cơm một mình, ăn xong tôi lên phòng làm nốt việc dở dang. Tối muộn bố mẹ chồng và chồng tôi mới về, tôi nghe thấy mẹ chồng tôi to tiếng với Ly: "Mày lại bỏ học à? Không thích học thì ở nhà ngủ cho sướng, đăng ký học thêm làm gì cho phí tiền?". Ly cãi: "Con dặn chị Yến gọi con nhưng chị ý quên, tại chị Yến đấy chứ".
Từ ngày đó, Ly có một thói quen, hễ bị mắng là tìm cách đổ lỗi cho tôi. Một hôm khác, cô em chồng quý hóa về nhà với rất nhiều vết xước rỉ máu trên bắp đùi, mẹ chồng tôi xót con, hỏi: "Mày bị ngã xe đấy à? Đi đứng phải cẩn thận chứ". Ly phụng phịu: "Nếu hôm nay con mặc quần dài thì đã không bị xước chân, tại chị Yến không chịu giặt quần áo sớm, lúc con lên sân phơi để lấy đồ xuống mặc thì quần đồng phục vẫn còn ẩm, thế là con phải mặc quần ngắn đi học".
Vì Ly quá lười nên tôi chỉ muốn dạy cho con bé một bài học về tính tự lập. Và bài học đơn giản đầu tiên tôi muốn dạy con bé là quản lý đồng phục đi học của chính mình. Cuối tuần con bé phải tự vứt quần áo bẩn vào máy giặt, máy giặt xong thì phải biết giũ quần áo ra phơi. Mỗi việc nhỏ xíu ấy mà con bé không làm thì tôi cũng chịu.
Không thấy tôi mặn mà với chuyện sinh nở, mẹ đẻ tôi giục: "Đừng kế hoạch, nhỡ sau này hiếm muộn thì hối không kịp". Nghĩ đến cô em chồng trẻ con, tôi thở dài: "Con chẳng có hứng sinh con nữa, mệt mỏi lắm mẹ ạ, trẻ con chỉ là niềm hạnh phúc nhăn nheo của bố mẹ mà thôi".
Cuối tuần "ác mộng" của nàng dâu 'Yêu rồi cưới là chuyện hết sức bình thường mà' - tôi giải thích thế nào anh cũng không nghe, cứ một mực khẳng định: 'Em đừng nằm mơ, hôn nhân không đơn giản đâu'. Tôi cãi: 'Anh trải qua chưa mà biết?'... Ảnh minh họa. Những do dự hay tranh cãi ấy chẳng thể ngăn cản đám cưới định mệnh của chúng...