Chùa Tân Thanh: Cột mốc tâm linh nơi biên cương phía Bắc
Chùa Tân Thanh không chỉ là nơi đáp ứng đời sống tâm linh, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
Trên khắp dải đất Việt Nam từ biên cương đến nơi hải đảo, ở đâu cũng có những ngôi chùa với nét kiến trúc thuần Việt, thể hiện nền văn hóa đất nước và khát vọng hướng thiện, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Chùa Tân Thanh được hình thành cũng từ chính nguồn mạch ấy.
Tọa lạc gần cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), chùa Tân Thanh được biết đến với vẻ đẹp tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình
Nền tiếng chuông chùa…
Được khởi công năm 2015, chùa Tân Thanh gồm 3 khu: điện thờ chính (cung Tam Bảo), điện thờ Đức Thánh Trần, điện thờ Đức Thánh Mẫu và Tam Quan. Trong khuôn viên Chùa có trên 100 pho tượng và khoảng 1.000 cây xanh các loại, trong đó gần một nửa là những cây hoa đào bung cánh rực rỡ mỗi dịp Xuân về.
Tọa hướng Đông Bắc – Tây Nam, chùa Tân Thanh nằm trên thế đất đẹp với bên trái có núi hình rồng chầu, bên phải có núi hình voi phục, phía sau thế núi như ngai rồng… Chùa Tân Thanh được dựng trên vùng đất cao nhìn ra cửa khẩu Tân Thanh và cách đường biên giới chỉ khoảng 300 mét. Đây được coi là ngôi chùa sát với đường biên giới nhất của nước ta.
Ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc thuần Việt, toàn bộ hệ thống cột là gỗ lim; đầu đao mái ngói… thể hiện bản sắc truyền thống của dân tộc.
Chị Nguyễn Hạnh Trang (du khách người Hà Nội) cảm nhận: “Điều đầu tiên tôi cảm nhận khi đến tới ngôi chùa này đó là không khí trong lành. Nơi đây mang bầu không khí rất đặc biệt, xanh – sạch – đẹp. Thú vị hơn cả là nó nằm ngay chợ Tân Thanh, ở ngay sát biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi và gia đình khi đến đây cũng đã được trải nghiệm rất nhiều, kết hợp mua sắm, tham quan, vãn cảnh chùa và được biết thêm rất nhiều điều thú vị”.
Từ xa nhìn lại, cổng chùa Tân Thanh sừng sững với Tam quan chồng diêm lợp ngói mũi hài, mái đao đầu rồng đặc trưng ở các ngôi chùa Việt truyền thống. Đến chiêm bái chùa, du khách đều nhận thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn từ kiến trúc thuần Việt đặc sắc, hài hòa với cảnh quan tổng thể, cách trang trí cảnh quan, cách bố trí các khu thờ tự, bài trí trong các điện thờ… Đặc biệt là tất cả câu đối, hoành phi trong Chùa đều hoàn toàn là chữ thư pháp Việt.
Video đang HOT
Nền tiếng kinh mõ….
Bước vào Chùa, phía tay phải của du khách là đền thờ Quan Trấn Ải – nơi tưởng nhớ công lao biết bao anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong đền có bức hoành phi lớn chạm hai câu thơ “Trấn Ải Tân Thanh trung nghĩa lưu sử sách – Non sông Đại Việt trường tồn mãi nghìn thu” như lời nhắc nhở và khẳng định về chủ quyền bờ cõi nước Nam.
Đại đức Thích Bản Chung, người trông nom quản lý chùa Tân Thanh, cho biết: “Khi ở đây chúng tôi thấy cuộc sống rất an yên, là một ngôi chùa nơi địa đầu tổ quốc. Hằng ngày tụng niệm để cầu nguyện cho quốc thái dân an, trong tâm tôi cũng cảm nhận rằng đây là ngôi chùa khi mình ở rất hợp với cảnh tu, đem lại sự an lạc cho mình và cho rất nhiều người đến với ngôi chùa này. Ngoài tu hành, chúng tôi cũng tổ chức hướng đạo cho nhân dân và du khách thập phương xa gần đến với chùa để hiểu hơn về ý nghĩa của ngôi chùa này. Cảm giác chung của rất nhiều du khách khi đến đây đó là khi ra về tâm đều được bình an, an lạc”.
Trên tất cả các viên gạch xây dựng nên chùa đều được đúc dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Nền nhạc thiền…
Đứng trên hiên Chùa nhìn ngược xuống Tam quan, đất trời, núi non và con người dường như hòa làm một. Thoảng trong gió, tiếng chuông chùa vang vọng càng làm cho không gian trong chùa như an yên, mang đến cảm giác thư thái cho Phật tử.
Thượng tọa Thích Quảng Truyền (Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Phó Trưởng ban Trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn), trụ trì chùa Tân Thanh cho biết: Ngôi chùa có một điểm hết sức đặc biệt, đó là mỗi viên gạch xây dựng đều được đúc nổi dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh, văn hoá mà còn là cột mốc chủ quyền vững chãi nơi biên cương của Tổ quốc.
“Khi xây dựng chùa tôi là người thiết kế, và đưa ra ý tưởng tất cả viên gạch xây dựng chùa đều được đúc chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Phật Lịch 2559 khởi tạo chùa Tân Thanh”. Đây là cột mốc văn hóa, cột mốc chủ quyền thể hiện nền văn hóa của người Việt, không gì có thể thay đổi được, thời gian có thể làm mục nát, làm hư hỏng nhiều thứ, nhưng cột mốc văn hóa tâm linh này muôn đời không bao giờ mất đi”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.
Đứng trên hiên chùa phóng tầm mắt thu hết cả đất trời. Trong tiếng chuông ngân… cảm giác như thiên nhiên và con người hòa làm một.
Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ tráng lệ cùng kiến trúc thuần Việt, chùa Tân Thanh khiến du khách luôn muốn được ghé thăm, dâng nén tâm nhang cầu nguyện cho quốc thái dân an và gửi gắm ước nguyện biên cương bình yên, giàu mạnh…
Như chia sẻ của Thượng tọa Thích Quảng Truyền: “Với vị thế, văn hóa của ngôi chùa nhắc nhở tất cả mọi người trong đó có bạn bè quốc tế rằng chúng ta phải yêu chuộng hòa bình. Tôi mong tất cả mọi người có một ngày nào đó đến với Tân Thanh, đến với Lạng Sơn, đến với địa đầu Tổ quốc để chúng ta thấy yêu giang sơn hơn, để quý trọng hơn hòa bình, để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, để chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với dân tộc, cùng nhau hoàn thiện, xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no, ngày càng phồn vinh”.
Đâu là những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất ở Sài Gòn?
Với những bạn trẻ, khách tham quan du lịch Sài Gòn vẫn còn đang lận đận tình duyên và muốn tìm cho mình một nửa yêu thương để cùng đi du lịch.
Hãy ghé qua, thành khấn nguyện xin tại các ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất ở Sài Gòn này.
Một chuyến du lịch cùng người yêu quả thực là điều mà ai ai cũng hằng ao ước. Nhưng cuộc sống thường không như ta mơ, có những người mặc dù đã cố gắng tìm kiếm cho mình một nửa kia nhưng mãi vẫn không thấy đâu. Vậy thì nếu có đang lỡ đi du lịch Sài Gòn một mình mà đang có ý định tìm kiếm cho mình một nửa kia thì hãy tranh thủ ghé qua các ngôi chùa cầu duyên ở Tp.HCM. Hãy cùng điểm qua những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng và linh thiêng sau đây nhé.
Top những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh du khách nên ghé qua
Còn gì tuyệt vời hơn khi trong chuyến du lịch của mình được cùng người yêu tham quan, vui chơi, trải nghiệm những điểm đến du lịch hấp dẫn. Nhưng đôi khi chúng ta phải chấp nhận sự thật rằng trong nhịp sống hiện đại như ngày nay, lại đang có rất nhiều người vẫn chưa tìm thấy nửa kia của mình. Vậy thì trong chuyến đi tour du lịch Sài Gòn sắp tới hãy tranh thủ chút thời gian ghé tới các ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn sau đây.
Chùa Ngọc Hoàng
Còn được biết tới với cái tên khác là chùa Phước Hải nằm ở đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Nơi đây cực kỳ nổi tiếng là ngôi chùa cầu con, cầu tự, cầu duyên khá là linh nghiệm tại Sài Gòn được đông đảo mọi người biết tới. Chính vì thế mà nơi đây vào mỗi dịp đầu năm hay các dịp lễ tết, ngày rằm lớn. Đã có rất nhiều các cặp vợ chồng cưới nhau, hay người đi 1 mình, du khách đi tour Sài Gòn du lịch 1 mình đến đây cầu khấn hạnh phúc, tình duyên đã tìm được hạnh phúc của đời mình.
Với lối kiến trúc cổ kính của Trung Hoa mô típ trang trí của chùa lấp lánh. Chùa xây dựng bằng gạch, mái được lợp ngói âm dương, trang trí những bức tượng gốm màu sắc. Vào năm 1994, chùa từng được công nhận là một Di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Ngọc Hoàng là nơi thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa và Thánh mẫu. Người đến đây thường có mong muốn cầu duyên chỉ cần thành tâm thắp hương, xin khấn tên bản thân. Sau đó tiếp tục khấn tên người trong mộng của mình, rồi sờ vào từng bức tượng để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên cho mình. Nơi đây đã có rất nhiều cặp đôi được ông Tơ bà Nguyệt se duyên theo mong ước rồi đấy.
Chùa Bà Ấn Độ
Chùa Bà Ấn Độ
Cũng nằm trên địa bàn Quận 1 như chùa Ngọc Hoàng, Chùa Bà Ấn Độ có ba đền thờ Ấn Giáo: một nằm ở đường Trương ịnh, một ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và cuối cùng là đường Tôn Thất Thiệp. Trong số những ngôi đền của chùa Bà Ấn Độ này thì ngôi đền ở số 45 đường Trương ịnh, phường Bến Thành là nơi được đông đảo du khách du lịch Sài Gòn hay người hoa ghé qua nhất. Chùa Bà Ấn cực kỳ cổ kính, đã được xây cất vào năm 1885 và đã có hơn 125 năm lịch sử tồn tại.
Đền thờ Bà Ấn thờ nữ thần Mariamman là vị thần được xem là ban cho mùa màng bội thu, đất đai trở nên màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân gặp suôn sẻ, con cháu đông vui hòa thuận. Chính vì vậy mà chùa là nơi được mọi người lưu đến hàng năm để cầu bình an, mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Quả là điểm đến cầu duyên lý tưởng dành cho du khách nào vẫn còn lẻ bóng đang muốn tìm cho mình một nửa yêu thương hạnh phúc.
Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long hiện nay đang trở thành một trong những ngôi chùa cầu duyên ở TpHCM thu hút đông đảo giới trẻ đến đây. Mới đây, chùa Bửu Long đã được xướng tên nằm trong 10 ngôi chùa với kiến trúc thiết kế đẹp nhất thế giới. Địa danh linh thiêng này đã trở nên thu hút du khách Sài Gòn bởi nét kiến trúc lộng lẫy cực kỳ đẹp mắt.
Nơi đây có lối kiến trúc với các ngôi chùa ở xứ sở chùa vàng nên những người dân xung quanh gọi là chùa Thái Lan. Tuy nhiên, màu sắc cùng những văn hóa Việt Nam vẫn được in đậm trong mọi ngóc ngách của ngôi chùa từ những họa tiết chạm trổ cho đến các bức tượng rồng với dáng vẻ uy nghi. Nơi này lấy tông màu trắng làm chủ đạo, kết hợp với đó là gam vàng rực rỡ ở phần chóp mang của chùa có hơi hướm Thái Lan. Ngoài việc đến đây để cầu duyên, chùa còn là điểm đến thu hút đông đảo giới trẻ chụp hình với những khung cảnh cực kỳ bắt mắt.
Với những bạn trẻ, khách tham quan du lịch Sài Gòn vẫn còn đang lận đận tình duyên và muốn tìm cho mình một nửa yêu thương để cùng đi du lịch. Hãy ghé qua, thành khấn nguyện xin tại các ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất ở Sài Gòn này. Hi vọng, sau khi đến đây thành khấn xin ông Tơ, bà Nguyệt biết đâu trong chuyến du lịch tiếp theo bạn sẽ không còn lẻ bóng nữa.
Đền Mẫu - Điểm đến văn hóa tâm linh Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm đền Mẫu thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi đây là ngôi đền có cảnh quan kiến trúc đẹp nằm trong quần thể di tích Phố Hiến. Đền Mẫu là một di tích không chỉ đẹp về địa thế, kiến trúc, cảnh quan mà...