Chưa siết dòng tiền chảy vào bất động sản trong năm nay
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 06/2016 sửa đổi một số điều của Thông tư 36/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một trong những điểm đáng chú ý là tín dụng cho lĩnh vực bất động sản chưa bị siết ngay trong năm nay.
Vốn cho thị trường bất động sản chưa bị siết ngay trong năm nay
Thông tư 36 sửa đổi lần này chưa siết ngay vốn tín dụng đổ vào bất động sản mà giãn lộ trình thực hiện. Điều này thể hiện đúng cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – Lê Minh Hưng tại buổi đối thoại giữa Thủ tướng và doanh nghiệp cuối tháng trước.
Theo đó, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn của ngân hàng thương mại cho vay trung và dài hạn vẫn giữ nguyên ở 60% như quy định cũ cho đến hết năm nay. Tỷ lệ này sẽ giảm dần xuống 50% vào năm 2017 trước khi chính thức áp dụng tỷ lệ 40% vào đầu năm 2018. Như vậy, thời hạn nguồn vốn này bị siết đã được lùi đáng kể thay vì áp dụng ngay từ tháng 7 năm nay.
Bên cạnh đó, hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản cũng chỉ tăng từ 150% lên 200% (thay vì mức tăng 250% như dự thảo ban đầu). Không chỉ vậy, việc tăng hệ số rủi ro này cũng được thực hiện theo lộ trình và đến đầu năm sau mới áp dụng.
Trước đó, khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra dự thảo Thông tư 36 theo hướng “siết” chặt hơn dòng vốn cho bất động sản, bằng việc nâng hệ số rủi ro các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40%, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và hiệp hội đã có ý kiến chưa đồng tình.
Theo các chuyên gia, nếu dòng vốn từ ngân hàng chảy vào bất động sản bị “siết” lại như trước đây sẽ làm thị trường bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường đang có những chuyển biến tích cực, khởi sắc kéo theo nhiều ngành, nghề khác tăng trưởng tốt hơn…
Video đang HOT
Như vậy, với thông tư vừa ban hành, có thể thấy về cơ bản dòng vốn tín dụng được quy định sẽ vẫn giữ nguyên như năm 2015. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa ban hành Chỉ thị số 04 về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ cho những tháng cuối năm.
Theo đó, Thống đốc yêu cầu theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng vi phạm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giám sắt chặt chẽ và cảnh báo tổ chức tín dụng có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
Định hướng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là hướng tín dụng lĩnh vực bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực của người dân theo chủ trương của Chính phủ.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới chính sách, quy trình, quy chế nội bộ về cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và các dự án thu hồi vốn thời gian dài nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực này.
Theo_An ninh thủ đô
Phiên giao dịch sáng 27/5: Cổ phiếu chứng khoán khởi sắc
Sau thời gian giằng co đầu phiên, thị trường đã dần hồi phục nhờ cung giá thấp được hãm lại trong khi lực cầu có dấu hiệu gia tăng. Đáng chú ý trong phiên sáng nay là sự khởi sắc của các cổ phiếu nhóm chứng khoán, đồng loạt các mã SSI, HCM, VND, SHS tăng mạnh đã hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Thị trường đã chứng kiến phiên lao dốc mạnh ngày 26/5. Chỉ số VN-Index không chỉ thủng ngưỡng 610 điểm mà còn xuyên qua mốc 605 điểm bởi áp lực bán trên diện rộng. Sắc đỏ bao trùm bảng điện tử với hàng trăm mã giảm điểm, trong đó, gánh nặng chính đến từ các cổ phiếu bluechip với những "ông lớn" VNM, VIC, MSN, BVH, VCB giảm sâu.
Bên cạnh đó, dù "dòng P" nhận được thông tin hỗ trợ tích cực từ việc giá dầu cán ngưỡng 50 USD/thùng, mức cao nhất trong 6 tháng qua, nhưng diễn biến nhóm cổ phiếu này không như kỳ vọng. Trong khi GAS đảo chiều giảm điểm thì các cổ phiếu lớn khác như PVD, PVS, PVC, PVB cũng biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu.
Phiên giao dịch chiều 26/5: VN-Index giảm sâu, đe dọa mốc 600 điểm
Trong khi cung giá thấp được đẩy lên cao thì sức cầu tỏ ra thận trọng khiến giao dịch hạn chế, thanh khoản không mấy cải thiện. Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tuy vẫn còn hạn chế nhưng với việc nhúc nhắc mua vào các cổ phiếu bluechip giúp khối này có phiên mua ròng khá tích cực với tổng giá trị đạt gần 120 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với phiên trước đó.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (27/5), thị trường đã hồi nhẹ sau phiên giảm sâu, tuy nhiên, đà tăng không mấy bền vững, dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài quan sát.
Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 0,02 điểm, đứng ở mức giá 604,36 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 4,12 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 45,77 tỷ đồng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, nhóm cổ phiếu chính dẫn dắt thị trường chưa phát huy "năng lực", hầu hết vẫn lình xình quanh mốc tham chiếu khiến chỉ số VN-Index trở lại trạng thái giằng co nhẹ.
Nếu trong phiên hôm qua, VNM, VIC và BVH là gánh nặng chính đẩy thị trường lùi sâu dưới mốc tham chiếu thì trong phiên sáng nay, bộ "kiềng ba chân" này đã quay lại hỗ trợ giúp thị trường dần hồi phục với mức tăng 500-1.000 đồng/CP.
Sau hơn 60 phút giao dịch lình xình, thị trường đang dần có dấu hiệu hồi phục nhờ sắc xanh lan rộng hơn trên bảng điện tử, cùng sự hỗ trợ của một số mã bluechip.
Trong đó, sau phiên giảm khá mạnh ngày hôm qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang dần lấy lại cân bằng. Hầu hết các mã như VCB, BID, MBB, STB trở lại mốc tham chiếu.
Đáng chú ý là sự hồi phục tích cực của các cổ phiếu chứng khoán như SSI tăng 1,5%, HCM tăng 2,4%, VND tăng 0,9%, SHS tăng 1,6%..., giúp thị trường dần lấy lại sắc xanh.
Hôm nay (27/5) là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức năm 2015 theo tỷ lệ 20% và phát hành cổ phiếu để tăng vốn theo tỷ lệ 2:1, GMD đã điều chỉnh giá tham chiếu từ 42.900 đồng/CP xuống 27.200 đồng/CP. Hiện GMD tăng 2,8% lên 28.000 đồng/CP và khớp 0,17 triệu đơn vị.
Tương tự, FPT cũng thực hiện điều chỉnh giá để trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt (10%) và bằng cổ phiếu (20:3). Hiện FPT tăng 0,9% lên 40.800 đồng/CP và khớp 0,18 triệu đơn vị.
OGC sau thông tin tập trung vốn vào bất động sản, chuyển nhượng dự án địa phương đã tăng khá tốt. Sau những phút tăng trần đầu phiên, OGC đã hãm đà tăng bởi áp lực chốt lời, tuy nhiên, giao dịch vẫn sôi động nhờ lực cầu hấp thụ khá tích cực. Hiện OGC tăng 3,4%, đứng ở mức giá 3.000 đồng/CP và khớp 2,32 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.
... tiếp tục cập nhật
Thanh Thúy
Theo NTD
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 27/5 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 27/5 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * PAC: CTCP pin Ắc quy Miền Nam (PAC - HOSE) đã bán hết 362.812 cổ phiếu quỹ với giá bình quân 41.022 đồng/cổ phiếu. Giao dịch từ ngày 4/5 đến 20/5, theo phương thức khớp lệnh. * ST8: CTCP Siêu Thanh...