Chưa rõ danh phận nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược
Theo ý kiến từ thị trường, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán đưa ra các khái niệm về “nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chuyên nghiệp” trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa rõ ràng.
Điều này cần được khắc phục để tránh “gây khó” cho doanh nghiệp khi luật chơi mới sắp có hiệu lực.
Các định hướng chính sách mới về thị trường trái phiếu doanh nghiệp mà Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang hoàn tất, theo nhìn nhận từ phía doanh nghiệp và các chuyên gia, sẽ có tác động khá lớn đối với luật chơi trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngay từ đầu năm tới, khi các quy định mới này có hiệu lực cùng thời điểm với Luật Chứng khoán.
Bởi vậy, những thay đổi về quy định pháp lý nếu không được thấu hiểu và xây dựng trên nhu cầu của thị trường thì sẽ gây khó cho doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến tính khả thi của quy định mới.
Một trong những cái khó cho doanh nghiệp, theo ý kiến của một tổ chức dày dạn kinh nghiệm trong tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp là Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), đó là tại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đưa ra quy định chưa hợp lý về xác định, cũng như quản lý “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”.
“Theo dự thảo, cơ quan soạn thảo đề xuất tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xác định, lựa chọn và lưu trữ các tài liệu liên quan đến “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”. iều này là quá nặng đối với tổ chức phát hành. Việc pháp lý không quy định rõ ràng về nội dung này có thể dẫn đến hệ quả là với mỗi thương vụ phát hành, doanh nghiệp lại phải thực hiện một bước không hề đơn giản là xác định “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”…”, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc TCBS nhìn nhận.
Từ thực tế trên, đại diện TCBS đề xuất Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ thực tiễn thị trường, cũng như các quy định pháp lý liên quan để đưa ra quy định rõ ràng về tiêu chí, trên cơ sở đó làm căn cứ xác định “nhà đầu tư chuyên nghiệp”, thay vì để cho doanh nghiệp phát hành xác định như dự thảo.
Video đang HOT
Một khi đã xác định rõ là “nhà đầu tư chuyên nghiệp”, thì cần cấp mã số giao dịch với ký hiệu nhận dạng riêng cho họ. Khi hiển thị “nhà đầu tư chuyên nghiệp” trên hệ thống giao dịch sẽ giúp các bên dễ dàng nhận diện được đối tượng nhà đầu tư này.
Quy định pháp lý cũng cần làm rõ khi họ được chấp nhận là “nhà đầu tư chuyên nghiệp”, thì phải có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, chứ không phải mỗi lần chào bán, thì tổ chức phát hành lại phải xác định xem ai là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Làm như vậy không ổn.
Trên cơ sở của tiêu chí đã rõ ràng, thì sau một khoảng thời gian, chẳng hạn vài tháng, mà họ không duy trì được yêu cầu của nhà đầu tư chuyên nghiệp, thì sẽ bị hủy tư cách nhà đầu tư này…
Một khái niệm nữa liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng cần làm rõ là “nhà đầu tư chiến lược” tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về trái phiếu doanh nghiệp, mà Bộ Tài chính đang công khai lấy ý kiến rộng rãi các thành viên thị trường.
Khi quy định về đối tượng được tham gia đợt doanh nghiệp phát trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, dự thảo có cho phép “nhà đầu tư chiến lược” tham gia…
Trong khi đó, khái niệm “nhà đầu tư chiến lược” đã được định nghĩa tại của Luật Chứng khoán là: nhà đầu tư được đại hội cổ đông lựa chọn theo các tiêu chí về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và có cam kết hợp tác với công ty trong thời gian ít nhất 3 năm…
Tuy nhiên, qua tổng hợp ý kiến từ phía doanh nghiệp, tại văn bản góp ý cho dự thảo nghị định gửi Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, do Luật Chứng khoán chỉ áp dụng đối với các công ty cổ phần, nên định nghĩa “nhà đầu tư chiến lược” cũng chỉ phù hợp với các công ty cổ phần.
Trong khi đó, quyền phát hành trái phiếu lại bao gồm cả các công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung khái niệm “nhà đầu tư chiến lược” áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, để tránh vướng mắc khi áp dụng trên thực tế…
Sẽ có thêm chứng quyền chạy theo chỉ số, ETF thay vì cổ phiếu riêng lẻ
HoSE đang nghiên cứu thêm các chứng quyền dựa trên các tài sản khác như chỉ số, ETF, nghiên cứu thêm chứng quyền bán để triển khai theo đúng lộ trình của Uỷ ban Chứng khoán.
Ông Hoàng Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán, UBCKNN chia sẻ về sản phẩm CW.
Mới đây, tại HoSE đã diễn ra lễ tổng kết một năm vận hành sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW). Theo đại diện HoSE, HoSE hoàn thiện hơn khung pháp lý đối với sản phẩm này, đã có dự thảo và báo cáo Ủy ban Chứng khoán về Thông tư 107/2016/TT-BTC.
Để hoàn thiện cấu trúc sản phẩm, Sở đang nghiên cứu mở rộng thêm danh mục chứng khoán cơ sở, hiện đang dựa trên VN30 và cộng thêm một số tiêu chí khác, sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng danh mục, đồng thời có thêm các chứng quyền dựa trên các tài sản khác như chỉ số, ETF, nghiên cứu thêm chứng quyền bán để triển khai theo đúng lộ trình của UBCK.
Ông Hoàng Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán, UBCK cho biết, việc đưa sản phẩm CW ra thị trường là đảm bảo đúng lộ trình đa dạng hoá sản phẩm trên TTCK. Đồng thời, đảm bảo vận hành sản phẩm an toàn.
Theo ông Cường, đến nay, đông đảo nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chào đón sản phẩm CW và kiếm được lợi nhuận trên sản phẩm này. Phía tổ chức phát hành đã thu hút được 8 CTCK hàng đầu Việt Nam có năng lực tài chính, quản trị tham gia CW. Sản phẩm CW cũng tạo nguồn thu nhất định cho CTCK và là môi trường thực tiễn để CTCK cải thiện, nâng cao năng lực về quản trị rủi ro.
Về phía cơ quan quản lý, đã có sự vận hành an toàn, từ khâu phát hành đăng ký, lưu ký, niêm yết đến giao dịch và thanh toán CW. Trên cơ sở đó, có thể đánh giá 2 mục tiêu chính khi ra CW đã hoàn thành tốt.
Cũng theo ông Cường, UBCK đang gấp rút hoàn thiện các văn bản, Nghị định sau khi Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2019 trong đó, dự kiến mở rộng danh mục chứng khoán cơ sở, thay vì chỉ dựa trên rổ VN30. Về chứng quyền bán, khi gói thầu của hệ thống mới đưa vào sử dụng, hệ thống vay và cho vay chứng khoán được áp dụng đại trà thì việc triển khai sẽ hoàn toàn khả thi.
Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc CTCK TP.HCM (HSC) cho biết, CW đã hoạt động 1 năm, nhà đầu tư bắt đầu làm quen sản phẩm mới này. Thời gian đầu sản phẩm được nhà đầu tư đón nhận rồi chùng xuống sau đó gặp dịch bệnh. Bây giờ thị trường quay trở lại.
Ông Trịnh Hoài Giang, CEO HSC nêu đề xuất về sản phẩm CW.
"Tôi có niềm tin vận hành CW tốt hơn thời gian tới. Hiện sản phẩm này được nhà đầu tư chấp nhận, đã có khởi đầu suôn sẻ. Đứng về phía nhà phát hành, tôi thấy dần dần hoàn thiện hoạt động liên quan tới CW. Dù thị trường có biến động lớn, giảm mạnh chúng tôi vẫn vận hành tốt sản phẩm này", CEO HSC cho biết.
Ông Giang cũng đề xuất để mở rộng cần có chứng quyền chạy theo chỉ số thay vì cổ phiếu riêng lẻ như hiện nay. Vị này cũng nêu, thủ tục cần giản lược bớt, hồ sơ thủ tục hiện rất dày, khi phát hành ra nhiều chứng quyền trong cùng một lúc thì hồ sơ phát hành gặp trở ngại.
Đồng thời, ông Giang đề xuất thời gian niêm yết nên được thực hiện ngay, tức niêm yết trực tiếp thay vì phải làm IPO như hiện nay. Vị này lý giải, chứng quyền không phải cổ phiếu nên việc IPO là không cần thiết, có giấy phép phát hành là niêm yết ngay, rút ngắn thời gian giao dịch lại, giúp nhà đầu tư liên tục hoạt động giao dịch của mình, CTCK cũng giảm bớt thời gian, công sức theo dõi.
Xử phạt Tập đoàn Hoàng Long 100 triệu do không công bố thông tin Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Tập đoàn Hoàng Long (UPCoM: HLG) do không công bố thông tin theo quy định. Cụ thể, Tập đoàn Hoàng Long đã không công bố Báo cáo tài chính năm 2019 được kiểm toán trên trang thông tin...