Chưa phát hiện PC-Covid thu thập thông tin người dùng
Cơ quan đánh giá độc lập từ Bộ Công an và Bộ Quốc phòng kết luận PC-Covid không thu thập thông tin người dùng ngoài phạm vi chức năng ứng dụng.
Việc đánh giá về quyền truy cập của ứng dụng PC-Covid được hoàn thành vào ngày 6/10 bởi Tổ đánh giá gồm: Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và một số chuyên gia về an toàn, an ninh mạng trong nước.
Tại họp báo sáng 7/10, đại diện Tổ đánh giá khẳng định: “Sau khi đánh giá mã nguồn, chưa phát hiện ứng dụng PC-Covid thu thập thông tin người dùng ngoài phạm vi thực hiện các chức năng được mô tả”.
Cụ thể, PC-Covid hiện đang xin bốn quyền và nhóm quyền chính từ smartphone của người dùng, gồm: Quyền sử dụng Bluetooth, Quyền truy cập thông báo (với máy Android), Quyền sử dụng camera và Quyền truy cập ảnh, video, âm thanh và tệp. Ngoài ra còn một quyền đi kèm quyền truy cập vị trí.
Ứng dụng PC-Covid truy cập bốn quyền chính, nhưng người dùng có thể tắt nếu không muốn sử dụng tính năng nào đó.
Trong đó, quyền sử dụng camera được dùng trong tính năng quét mã QR và gửi phản ánh bằng hình ảnh hoặc video. Còn quyền truy cập ảnh phục vụ việc lưu mã QR về máy.
Video đang HOT
Quyền truy cập thông báo chỉ xuất hiện trên nền tảng Android. Theo đơn vị phát triển, quyền này giúp ứng dụng hoạt động liên tục và ổn định hơn. “Khi sử dụng quyền này, nếu PC-Covid dừng hoạt động, hệ điều hành lập tức gọi ứng dụng hoạt động trở lại”.
Quyền truy cập Bluetooth dành cho tính năng ghi nhận tiếp xúc gần. Trên nền tảng Android, quyền này gắn liền với quyền truy cập vị trí. Còn trên iOS, truy cập vị trí cùng Bluetooth sẽ giúp PC-Covid sử dụng được công nghệ iBeacon của Apple nhằm tối ưu hóa khả năng ghi nhận tiếp xúc.
Nhiều người dùng lo ngại việc cấp cho ứng dụng các quyền trên có thể tiềm ẩn nguy cơ bị thu thập thông tin cá nhân, như hình ảnh, tin nhắn, vị trí. Ví dụ với quyền truy cập thông báo, do đặc thù của Android, quyền này cho phép ứng dụng có thể đọc cả nội dung của thông báo đó, gồm thông báo SMS hay thông báo từ các ứng dụng khác. Một số dòng điện thoại cảnh báo đây là quyền nhạy cảm.
Tại họp báo, Đại tá Nguyễn Trọng Thái, đại diện Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng, cho biết “chưa phát hiện yếu tố mang tính thu thập thông tin” trong ứng dụng PC-Covid. “Chúng tôi đã kiểm tra cả phần mềm đóng gói và mã nguồn của ứng dụng, rà soát từng dòng lệnh. Các quyền nêu trên cũng phù hợp với nhu cầu đặc điểm phòng chống dịch hiện nay”, ông Thái nói.
Ngoài việc kiểm soát bởi tổ đánh giá độc lập, việc cấp quyền cho PC-Covid trên smartphone còn được thực hiện bởi ba cơ chế khác, gồm: Cơ chế của hệ điều hành – luôn thông báo đến người dùng khi ứng dụng yêu cầu cấp quyền; cơ chế của kho ứng dụng – kiểm tra từng đoạn mã, hàm chức năng của ứng dụng trước khi chấp nhận đưa lên kho; và cơ chế từ đội ngũ phát tại Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid -19 quốc gia.
Theo Trung tâm, thời gian tới, ứng dụng sẽ tiếp tục được cập nhật và có thể tối giản các quyền truy cập. Ví dụ ở phiên bản cũ, PC-Covid từng khai thác quyền truy cập vị trí để hỗ trợ người dùng gửi phản ánh đến đúng cơ quan quản lý ở các xã phường. Tuy nhiên, việc này đã được loại bỏ để tránh hiểu nhầm.
Người dùng có thể tắt hoặc lựa chọn một số quyền nếu không muốn sử dụng. Chẳng hạn, chỉ cho phép truy cập ảnh một lần khi lưu mã QR về máy, hay chỉ cho phép truy cập camera mỗi khi cần quét QR. Tuy nhiên, việc tắt Bluetooth sẽ khiến hệ thống không thể truy vết và thông báo nếu người dùng vô tình tiếp xúc với F0.
Thưởng tiền cho người báo lỗi bảo mật của app chống dịch
Nếu phát hiện lỗi trong ứng dụng chống dịch, người tìm ra lỗi có thể được nhận phần thưởng từ chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật của Cục An toàn thông tin.
Chiều 4/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã khởi động chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng công nghệ chống dịch. Theo đó, các chuyên gia tìm ra lỗ hổng, thông báo trên nền tảng BugRank sẽ được ghi nhận và nhận thưởng. Hình thức này còn gọi là bug bounty.
Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc NCSC giới thiệu nền tảng BugRank.
Theo chia sẻ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), đơn vị này đã kết hợp cùng tổ chức VnSecurity để tạo nền tảng BugRank. Sau hơn một tháng vận hành, các chuyên gia đã gửi về 81 báo cáo, trong đó có 44 lỗi được ghi nhận. Trong số đó, 16 lỗi được đánh giá là nghiêm trọng.
Theo thông tin trên trang web BugRank, số tiền thưởng đã trao trong thời gian qua là 48 triệu đồng. Mức treo thưởng cho các lỗi được ghi nhận từ 1-3 triệu.
"Các rủi ro về an toàn thông tin luôn hiện hữu. Các lỗi bảo mật có thể xuất hiện với bất kỳ hệ thống nào. Trách nhiệm của những người làm hệ thống an toàn thông tin là phát hiện nhanh nhất những điểm yếu bảo mật và chủ lý xử lý các lỗ hổng này", ông Trần Quang Hưng, Giám đốc NCSC chia sẻ.
Ông Nguyễn Lê Thành, trưởng nhóm nghiên cứu VnSecurity cho biết bug bounty là xu hướng phổ biến trên thế giới. Một số nền tảng bug bounty trên thế giới kết nối giữa doanh nghiệp và chuyên gia bảo mật yêu cầu doanh nghiệp phải trả số tiền lớn, lên tới hàng trăm nghìn USD/năm để được chuyên gia nhanh chóng tìm ra lỗ hổng.
Ông Thành cũng cho biết nền tảng BugRank hoạt động phi lợi nhuận. Trong thời gian tới, BugRank có thể mở rộng tới các thị trường khác trong khu vực.
Tại buổi họp, đại diện Bộ TT&TT cũng cho biết từ khi ra mắt, đơn vị vận hành đã phát hiện một số lỗ hổng về bảo mật. Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia đã sửa các lỗi này và đưa ra các bản cập nhật để khắc phục.
Đại diện của NCSC, Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia cũng cho biết các đơn vị luôn cố gắng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật sớm nhất, nhưng việc khắc phục lỗ hổng cũng có độ trễ vì một số lý do, như phải chờ đợi các bộ phận duyệt ứng dụng khi lên kho.
Big bounty (tìm lỗi nhận thưởng) là chương trình phổ biến do các doanh nghiệp hoặc website an ninh mạng tổ chức. Thông qua chương trình, các nhà nghiên cứu bảo mật, người dùng hoặc lập trình viên phát hiện lỗi (đa phần là lỗ hổng bảo mật) trong phần mềm hoặc website sẽ được thưởng tiền. Doanh nghiệp hay website sau đó sẽ tìm cách khắc phục lỗi, tạo ra sản phẩm tốt hơn cho người dùng.
PC-Covid nằm trong kế hoạch triển khai ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 thống nhất cho người dân. App do Bkav, Viettel và VNPT hợp tác phát triển, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia vận hành. Các cơ quan chủ trì gồm Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Thông tin & Truyền thông.
Đây là ứng dụng thống nhất cho mục đích phòng chống dịch Covid-19, lưu trữ các thông tin quan trọng như mã QR cá nhân, giấy đi đường và chứng nhận tiêm chủng. PC-Covid được phát hành vào ngày 30/10. Trong ngày đầu phát hành, đã có 1,7 triệu lượt truy vấn hệ thống khiến app hoạt động kém ổn định.
Ngày 1/10, Trung tâm đã phát hành phiên bản 4.0.2 của PC-Covid với một số thay đổi trong giao diện, bổ sung vài tính năng và cải thiện hiệu suất. Đội ngũ kỹ thuật vẫn liên tục cải thiện hiệu năng trong những phiên bản tiếp theo.
Nhiều người báo cáo dữ liệu trong PC-Covid chưa đồng bộ hoặc không chính xác. Trong tuần này, ứng dụng PC-Covid sẽ cập nhật tính năng phản ánh thông tin sai sót từ người dùng để xử lý và điều chỉnh.
Hướng dẫn dùng ứng dụng PC-Covid Người dùng đăng nhập PC-Covid bằng số điện thoại, sau đó có thể xem thẻ Covid-19, thông tin tiêm, mã QR, khai báo y tế và di chuyển. Ứng dụng PC-Covid được phát hành trên App Store và Google Play từ sáng nay. Người dùng có thể lên hai kho ứng dụng này hoặc truy cập pccovid.gov.vn để tải về. Ứng dụng hỗ...