Chưa phát hiện hành vi cố tình ‘bom’ đơn hàng đi chợ hộ
Làm việc với 200 người liên quan, cơ quan chức năng chưa phát hiện việc cố tình đặt hàng không nhận mà chủ yếu do không rành công nghệ, giao hàng quá trễ.
Thông tin được thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu, Công an TP HCM nói tại buổi họp báo cung cấp thông tin về phòng chống Covid-19 trên địa bàn chiều 8/9. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận 265.846 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư và trải qua ngày thứ 17 siết chặt giãn cách.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu, Công an TP HCM. Ảnh: Hữu Công
Theo ông Hà, sau khi báo chí phản ánh tình trạng người dân “bom hàng” với lực lượng đi chợ hộ, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch, Công an thành phố rà soát các công ty vận chuyển hàng đều nhận thông tin chưa phát hiện tình trạng “bom hàng”.
Tiếp tục xác minh tại các quận huyện, công an phát hiện có tình trạng đơn hàng không giao nhận được tại TP Thủ Đức và các quận 4, 6, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Phú. Công an TP HCM đã chỉ đạo Công an quận huyện làm việc với 200 trường hợp đặt mua hộ nhưng không nhận hàng và làm việc với những người quản lý app, đường link, người “đi chợ hộ”.
Qua đó, công an ghi nhận một số nguyên nhân dẫn đến việc “không nhận hàng” như: một số người không rành công nghệ, đặt trùng đơn nhưng không biết cách hủy nên đơn hàng vẫn thực hiện; dữ liệu khi đặt hàng chưa chính xác nên bộ phận giao hàng không tìm được địa chỉ giao (có trường hợp địa chỉ đặt hàng ở Bình Dương).
Video đang HOT
Bộ đội giao lương thực, thực phẩm đến tận nhà người dân ở TP HCM trong thời gian siết chặt giãn cách. Ảnh: Như Quỳnh
Cũng có trường hợp người đặt chờ quá lâu nên chọn kênh phân phối khác để mua. Một số người sau khi đặt, liên quan ca nhiễm phải đi cách ly y tế nên khi hàng giao không ai nhận. Có khi bên cung cấp không giao đúng hàng đã đặt, không đủ số lượng, hoặc giao nhầm đơn nên người dân từ chối nhận.
Ông Hà cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Công an và TP HCM, Công an thành phố tiếp tục, chỉ đạo công an các địa phương, phòng nghiệp vụ tiếp tục điều tra làm rõ các trường hợp liên quan. “Cơ quan chức năng sẽ tập trung xác minh các trường hợp nghi vấn quấy rối, gây khó khăn cho lực lượng hỗ trợ, giao hàng sẽ điều tra và xử lý nghiêm”, ông Hà nói.
TP HCM đã trải qua hơn 3 tháng siết chặt giãn cách. Thời gian này, các dịch vụ, kinh doanh mặt hàng không thiết yếu phải đóng cửa. Hơn 2 tháng qua, các cửa hàng, dịch vụ bán đồ ăn uống mang đi dừng hoạt động. Từ 23/8 đến nay, người dân được yêu cầu “ai ở đâu yên đó”, chính quyền cung cấp lương thực, thực phẩm đến tận nhà.
Nam Bộ đang dự trữ bao nhiêu lương thực, thực phẩm?
Sau khi cung ứng đủ cho TP HCM, Bình Dương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tính toán, từ nay tới cuối năm vẫn dư khoảng 3 triệu tấn gạo, 1,5 triệu tấn rau củ...
Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa báo cáo Phó thủ tướng Lê Văn Thành về tình hình cung ứng lương thực, thực phẩm cho TP HCM và Bình Dương.
Theo đó, các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu như: gạo, thịt heo, thịt gà, trứng, rau củ quả đảm bảo cung ứng cho người dân thành phố trong 15 ngày siết chặt giãn cách.
Đặc biệt, từ tháng 8-12/2021 hầu hết mặt hàng lương thực, thực phẩm ở Nam Bộ cho thấy đều dư thừa sau khi cung cấp đủ cho TP HCM và Bình Dương.
Hàng hoá tại siêu thị TP HCM được phủ kín các kệ. Ảnh: Linh Đan
Cụ thể, tổng sản lượng gạo cung ứng cho 4 tháng cuối năm là 7,16 triệu tấn trong khi nhu cầu gạo tiêu dùng là 3,1 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu của Đông Nam Bộ là 1,6 triệu tấn, còn lại là Đồng bằng sông Cửu Long.
Như vậy, sau khi cân đối cung cầu, ngoài khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực cho Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn thừa khoảng 3 triệu tấn gạo đảm bảo yêu cầu an toàn lương thực và thậm chí xuất khẩu.
Với rau màu, tổng sản lượng cung ứng là 3,1 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ gần 1,7 triệu tấn.
Về nhóm sản phẩm chăn nuôi (heo, gà, bò, trứng), nguồn cung vẫn duy trì đa dạng và không có biến động. Trong đó, nguồn cung thịt heo và trứng gia cầm đủ cho hệ thống siêu thị, các mặt hàng thịt đông lạnh vẫn được các doanh nghiệp nhập khẩu nhập về theo nhu cầu thị trường.
Hiện tổng sản lượng thịt heo của khu vực Nam Bộ là khoảng 4.200 tấn một ngày. Tính hết tháng 8, sản lượng khoảng 126.000 tấn và tháng 9 là 120.000 tấn.
Với thịt bò, tổng sản lượng của khu vực Nam Bộ 384,3 tấn một ngày, trong tháng 8 là 10.449 tấn, tháng 9 là 10.000 tấn. Trong khi đó, lượng thịt tiêu thụ của các tỉnh có nguồn cung lớn như Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang chỉ vào khoảng 137,6 tấn một ngày. Như vậy vẫn còn dư 246,7 tấn một ngày để phục vụ nhu cầu tại Bình Dương, TP HCM và nhiều tỉnh thành khác.
Với trứng gia cầm, tổng sản lượng khu vực Nam Bộ 16,9 triệu quả một ngày. Sau khi cân đối cung cầu cho các tỉnh có sản lượng lớn ổn định là Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh là 6,8 triệu quả một ngày thì Nam Bộ vẫn còn dư 10,1 triệu quả một ngày và sẵn sàng bù đắp cho Bình Dương và TP HCM nếu thiếu hụt.
Tính đến 20/8 có 1.218 đầu mối cung cấp thực phẩm, nông sản đăng ký với tổ công tác của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
Cơ quan này cũng đang thí điểm gói combo 10 kg một túi nông sản, được nhiều tỉnh, thành tham gia nhằm giúp nông dân tiêu thụ được nông sản đang ùn ứ tại tỉnh và giúp người tiêu dùng tại các khu cách ly, khu nhà trọ công nhân tiếp cận được nông sản tươi giá rẻ bình quân 10.000 đồng một kg.
Chương trình này tạo ra nền kinh tế tuần hoàn (lấy thu bù chi) nhằm tận dụng nguồn vốn của xã hội để thích ứng lâu dài với ảnh hưởng của Covid-19, tính bền vững cao hơn các siêu thị 0 đồng hay quà từ thiện vì không cần tìm nhà tài trợ lâu dài.
Theo số liệu đăng ký từ các tỉnh, khả năng cung cấp về TP HCM 80.000 túi một tuần (10 kg một túi = 800 tấn một tuần). Nếu có hỗ trợ vận chuyển thì khả năng cung cấp của 1.200 đầu mối theo hình thức combo 10 kg một túi có thể lên 1.500 tấn một tuần.
Mới đây, lãnh đạo TP HCM đã cam kết đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, Tổ công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đã phối hợp với Tổng cục Hậu cần của Bộ Quốc phòng để sẵn sàng xây dựng phương án 2, đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho TP HCM và tỉnh Bình Dương khi có chỉ đạo của Chính phủ và Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ.
"Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành Nam Bộ đã thành lập và duy trì tổ công tác kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản tại địa phương. Tổ này đã liên hệ chặt chẽ với tổ công tác đặc biệt của Bộ, hình thành các nhóm hỗ trợ và thu mua nông sản tại thời điểm này và trong thời gian tới", Tổ công tác hỗ trợ tiêu thụ nông sản của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho hay.
Người dân TP HCM được đi chợ hộ như thế nào? 59 Miền Tây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo 39
Long An tăng cường giãn cách xã hội tối đa từ 23-8 Long An quy định từ 0h ngày 23-8, tất cả người dân không ra khỏi nhà, chỉ cho phép những trường hợp đặc biệt như thành viên chống dịch COVID-19, nhân viên giao hàng, cung cấp thực phẩm và nông dân thu hoạch nông sản. Long An đang triển khai xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho tất cả người dân - Ảnh: SƠN...