Chữa nhanh các loại đau đầu bằng rau vườn nhà hoặc mua rất rẻ ngoài chợ
Thời tiết thay đổi, mưa nắng độ ẩm thất thường… rất dễ bị đau đầu và triệu chứng tăng lên rõ rệt. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị đau đầu, nhất là với người có cơ địa nhạy cảm, người lớn tuổi…
Có thể chữa khỏi nhờ những thảo dược vườn nhà theo cách dưới đây.
1. Chữa đau đầu do gió
Dấu hiệu nhận biết
- Ra ngoài trời quên không đội mũ trùm khăn nên đau đầu.
- Gió thốc vào gây đau đầu.
- Gội đầu mà tóc chưa khô gây đau đầu.
- Thời tiết thay đổi bị đau đầu
Cách chữa
Dùng thảo dược có tính trừ phong như Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ một nắm đun uống là khỏi.
Thời tiết thay đổi rất dễ bị đau đầu. Ảnh minh họa.
2. Đau đầu do lạnh
Dấu hiệu nhận biết
- Bị cảm lạnh với triệu chứng mặt, mũi, môi tái nhợt, huyết áp tụt, nước mũi trong… gây đau đầu.
- Nhiệt độ xuống thấp, lạnh ban đêm, điều hòa lạnh, quạt thốc vào đầu… gây đau đầu.
Cách chữa :
Củ gừng tươi to giã nát đun nước vừa uống, vừa gội đầu.
Gội đầu nước gừng còn chữa cả chứng rụng tóc do huyết áp thấp, cơ thể thuộc thể hàn. Cũng có thể gội đầu bằng nước quế, sả, vỏ bưởi… hiệu quả tốt.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị đau đầu do lạnh. Ảnh minh họa.
3. Đau đầu do nóng
Dấu hiệu nhận biết
Video đang HOT
- Môi trường nóng quá gây đau đầu.
- Tắm nước nóng, mặc hay đắp chăn nóng quá gây đau đầu.
- Say nắng, sốt cao (như sốt vi rút, sốt xuất huyết..) bị đau đầu.
- Bị huyết áp cao, dùng nhiều đồ cay nóng như rượu, gừng… mặt đỏ phừng phừng, trán nóng gây đau đầu.
Cách chữa
- Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.
- Dùng đồ mát giải nhiệt như rau diếp cá, lá dâu, hoa hoè, cỏ nhọ nồi, bột sắn dây, vỏ dưa hấu, nước dừa… sẽ giảm dần đau đầu.
Lưu ý là đau đầu do nóng nên đi khám để xác định bệnh, tránh tưởng nhầm đau đầu do thiếu máu lên não, mà uống thuốc hoạt huyết dưỡng não sẽ không tốt cho cơ thể, có thể nguy hiểm tính mạng.
Chứng đau đầu rất khó chịu. Ảnh minh họa.
4. Đau đầu do ẩm thấp
- Thời tiết mưa gió làm đầu tóc, cơ thể dính nước mưa ẩm ướt bị đau đầu.
- Gội đầu xong đội mũ, hoặc nằm ngủ luôn sẽ bị đau đầu.
- Nói chung đầu cảm thấy nặng nề đau nhức khó chịu.
Cách chữa :
- Tránh ẩm ướt phần đầu.
- Tăng cường vận động để cơ thể tăng cường trao đổi chất đào thải mạnh thủy thấp ra ngoài.
- Dùng nhiều thảo dược giúp ra mồ hôi trừ thấp như sả, lá lốt…
5. Đau đầu do đàm (hơi giống đau đầu cho ẩm thấp nhưng nặng hơn)
Dấu hiệu nhận biết
- Chóng mặt.
- Đầu óc quay cuồng.
- Buồn nôn.
- Lưỡi nhiều rêu bệu nhệu.
Cách chữa
- Dùng nhiều dược liệu tiêu đờm như vỏ quýt, vỏ bưởi, quả phật thủ…
Bài thuốc chữa tiêu đờm dân gian hay dùng là cho vỏ quýt sạch vào bình rượu trắng, ngâm khoảng 20 ngày sẽ có mùi vị đậm đà, kích thích ngon miệng, tiêu đờm hiệu quả.
Ảnh minh họa.
6. Đau đầu do khí huyết ứ trệ
Dấu hiệu
- Căng thẳng gây đau đầu nhiều hơn.
- Ăn uống bồi bổ gây bốc hỏa cũng đau đầu.
- Phụ nữ trước khi hành kinh, hoặc chậm kinh cũng đau đầu.
- Nằm nhiều, đặc biệt nằm nghiêng một bên xem điện thoại, tivi, nghe đài… đau đầu nhiều hơn.
Cách chữa:
- Làm cho máu lưu thông tốt như đi bộ, cười, ca hát, nói chuyện… với mọi người xung quanh.
- Cách đơn giản hiệu quả nhất là há mồm thở ra hết cỡ, nhớ là vừa há mồm vừa hóp bụng thở ra hết cỡ vài lần là cơn đau đầu giảm ngay.
- Dùng thuốc phá ứ trệ khí huyết như tam thất, vỏ quýt, táo mèo…
Đau đầu do cơ thể suy nhược, khí huyết không đủ. Ảnh minh họa.
7. Đau đầu do cơ thể suy nhược (do dinh dưỡng, khí huyết không đủ)
Dấu hiệu
- Đau đầu kèm theo chóng mặt mệt mỏi.
- Mỗi khi lao động quá sức, không được nghỉ ngơi, quan hệ nam nữ quá độ làm mất tinh tủy…
Cách chữa
- Cần bồi bổ nghỉ ngơi hợp lý. Bồi bổ bằng cao Ban long, vừng… cho não tủy đầy, cơn đau đầu sẽ tự hết.
- Vận động nhẹ nhàng đặc biệt thiền tĩnh.
Chứng đau đầu có nhiều nguyên nhân, có thể tiềm ẩn rủi ro vì một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng như bệnh dị dạng mạch máu não (với những cơn đau đầu thoáng qua), hoặc cho đó là bị rối loạn tiền đình, cảm gió… nên người dân thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu dễ dàng mà không biết đó là những bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tuy xác suất nhỏ nhưng bị đau đầu với những triệu chứng gia tăng, dùng thảo dược và các cách trên vẫn không đỡ thì người dân cần tới các bệnh viện hiện đại, hoặc y học cổ truyền để được bác sĩ kiểm tra cho an tâm hơn, tránh dẫn tới bệnh nguy hiểm khác.
Lá dâu - vị thuốc hay
Dâu tằm là loại cây quen thuộc, lá dùng để cho tằm ăn, còn quả thường dùng để ngâm rượu, ngâm siro uống rất ngon. Lá dâu tằm còn là vị thuốc Đông y rất phổ biến phòng trị bệnh.
Lá dâu còn gọi tang diệp, tên khoa học: Folium Mori albae, là lá cây Dâu tằm (Morus alba L.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Trong lá dâu có các hợp chất gelatin, carotene, tannin, sinh tố C, B 1 , B 2 , cholin, adenin, trigonellin; các loại đường fructose, saccharose, glucose; acid folic, purine glutamic, glutathione; các nguyên tố: Cu, Zn, B.
Theo Đông y, lá dâu đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Liều dùng và cách dùng: 6-15g; có thể nấu, hãm, sắc...
Lá dâu tằm khô cho vị thuốc tang diệp - một vị thuốc quý trị cảm mạo phong nhiệt, đau mắt đỏ, viêm phế quản, ho khan...
Bài thuốc có tang diệp
Tán nhiệt, giải biểu: Trị cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn. Dùng bài: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.
Mát gan, sáng mắt: Trị chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau.
Bài 1: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu trước lấy 500ml nước, bỏ bã, hòa tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.
Bài 2: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.
Mát phổi, dịu ho: Trị ho do phong nhiệt, biểu hiện đờm vàng đặc hoặc ho khan không đờm.
Bài 1 - Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm do khí hanh mùa thu, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.
Bài 2: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.
Hạ huyết áp: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung úy tử 20g. Các vị cho vào nồi, đổ 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30-40 phút trước khi đi ngủ.
Món ăn thuốc có tang diệp
Tang cúc đạm trúc ẩm: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Tất cả hãm với nước sôi, thêm chút đường uống thay trà. Dùng tốt cho người bị sốt, ho khan ít đờm, vã mồ hôi do cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc mắt cấp tính.
Trà tang diệp cúc hoa kỷ tử quyết minh tử: tang diệp 9g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g, quyết minh tử 6g. Tất cả pha nước sôi uống thay trà. Dùng tốt cho người bị đau đầu hoa mắt chóng mặt.
Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Trị cảm mạo phong nhiệt.
Cháo tang diệp cúc hoa: tang diệp 10g, cúc hoa 12g, đậu xị 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo được cho nước sắc thuốc vào, đun tiếp một lát, ăn nóng. Dùng tốt cho người đau nhức vùng mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh số V do chấn thương vùng mặt.
Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Tất cả hầm kỹ, bỏ túi dược liệu, thêm gia vị thích hợp để ăn. Đợt dùng liên tục 5-10 ngày. Món này tốt cho người viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.
Kiêng kỵ: Không dùng tang diệp khi ban sởi đã mọc.
Người đàn ông 28 tuổi đột quỵ sau cơn đau đầu Nam bệnh nhân cảm thấy đau đầu, vào giường nằm nghỉ, sau đó không có phản xạ khi người thân gọi dậy. Các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết đơn vị này đã tiếp nhận nam bệnh nhân 28 tuổi bị đột quỵ chuyển đến từ cơ sở y tế tuyến dưới....