Chữa mẩn ngứa ngoài da với cây cỏ sữa lá nhỏ
Theo y học cổ truyền, cây cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
Theo y học cổ truyền, cây cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Thường dùng chữa lỵ, viêm ruột tiêu chảy, phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa, chữa bệnh ngoài da…
Cỏ sữa lá nhỏ còn có tên là vú sữa đất, cẩm địa, thiên căn thảo…. là loại cây thảo sống nhiều năm, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm. Cây ra hoa vào mùa hè. Cây mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá.
Cây cỏ lá sữa nhỏ có tác dụng thanh nhiệt
Theo nghiên cứu, trong cây có một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol và myrixyl alcohol. Dung dịch cỏ sữa có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,…) trong ruột, ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Do đó được dùng trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da.
Toàn cây cỏ sữa được dùng làm thuốc. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm:
Bài 1: Phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 100g, hạt cây gạo 40g, hai vị sắc kỹ, lấy nước nấu cháo với gạo ăn ngày 1 lần. Ăn 5 – 7 ngày.
Video đang HOT
Bài 2: Chữa mẩn ngứa ngoài da: Cỏ sữa tươi, rửa sạch giã nát xoa vào chỗ bị mẩn ngứa hoặc nấu nước rửa.
Bài 3: Chữa đại tiện ra máu do nhiệt: Cỏ sữa lá nhỏ 100g, cỏ nhọ nồi 60g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 2 – 3 ngày.
Bài 4: Chữa hội chứng lỵ (thể nhẹ):
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g. Rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 80g, sắc với 300ml nước còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5 – 7 ngày.
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g, lá mơ lông 20g, hạt cau 25g, rau sam 100g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
Bài 5: Chữa mụn nhọt ngoài da (chưa vỡ mủ): Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên chỗ tổn thương, 2 giờ thay băng. Ngày đắp 2 lần.
Để bài thuốc hiệu quả thì cần đến lương y có uy tín tư vấn cụ thể.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nga
Theo SK&ĐS
Rau dấp cá trị mụn nhọt
Theo Đông y, dấp cá vị cay, chua, mùi tanh, tính mát, hơi độc, tán khí, tán ứ lợi về kinh phế.
Rau dấp cá còn gọi là diếp cá, rau dấp. Cây tươi vò nhẹ có mùi tanh như cá. Dùng tươi hoặc dùng khô. Người ta thu hoạch dấp cá vào mùa hè, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô dùng dần.Theo Đông y, dấp cá vị cay, chua, mùi tanh, tính mát, hơi độc, tán khí, tán ứ lợi về kinh phế. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm, lợi tiểu, thông hạch. Có công dụng với các bệnh về phổi, nôn ra mủ, đờm nóng, ho suyễn, trị mụn nhọt. Theo các nghiên cứu hiện đại, rau dấp cá hàm chứa tinh dầu bay hơi có tác dụng ức chế rõ rệt đối với virut cảm cúm truyền nhiễm, giảm đau, cầm máu, ức chế huyết tương không xuất ra ngoài, thúc đẩy các tổ chức tế bào chóng tái sinh...
Rau dấp cá.
Sau đây là một số phương thuốc chữa bệnh có dùng dấp cá:
Thang dấp cá trị ho: rau dấp cá 60g, dạ dày lợn 1 cái. Bỏ dấp cá vào trong dạ dày lợn, hầm mềm, ăn cái, uống nước. Ngày 1 thang, uống liền 3 thang. Dùng cho người bị ho, lao phổi, đổ mồ hôi trộm.
Thang dấp cá chữa sốt: rau dấp cá 60g, đậu xanh 100g. Dấp cá, đậu xanh, thêm nước vừa đủ. Đun chín, uống nước, có thể thêm đường phèn cho dễ uống. Dùng cho người bị nhiệt độc vào phổi, sốt, miệng khô khát nước, buồn bực trong lòng không yên.
Thang dấp cá lợi tiểu: rau dấp cá 60g, rau má 40g, rau mã đề 40g, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố hoặc giã nát, thêm nước, lọc lấy nước bỏ bã, chia uống trong ngày. Thực hiện trong 7-10 ngày. Có công dụng lợi tiểu, trị đái buốt.
Thuốc bột dấp cá: rau dấp cá 2kg, bạch cập 1kg, tất cả sấy khô tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g. Dùng khi bị xuất huyết do bệnh trĩ.
Dấp cá trị sốt xuất huyết: rau dấp cá, rau ngót, cỏ mực mỗi thứ 100g, sắc lấy nước đặc uống trong ngày.
Thang dấp cá điều kinh: rau dấp cá, ngải cứu mỗi vị 40g, giã nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố, thêm nước, lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày. Uống liền 5 ngày.
Dấp cá trị tắc tia sữa: rau dấp cá 40g, táo đỏ 10g, sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia 3 phần uống trong ngày. Uống từ 3 - 5 ngày.
Thuốc dùng ngoài: rau dấp cá 60g, lá mã đề 30g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ vú sưng đau.
Thang dấp cá trị tiêu chảy: rau dấp cá khô 20g, sơn dược sao 8g, bạch truật 6g, phục linh 8g. Sắc uống trong ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người mắc chứng hư hàn, không dùng lâu ngày vì làm tổn thương dương khí, tiêu hao tinh tủy.
BS. Phạm Đức Dương
Theo suckhoedoisong
Chữa mụn nhọt sưng tấy bằng hoa cây gạo Cây gạo còn gọi bông gạo, mộc miên... là loại cây to cao tới 14-15m và hơn nữa, mọc hoang ở trong rừng, hoặc trồng ở ven đường lấy bóng râm, tại nhiều tỉnh miền Bắc. Cây gạo còn gọi bông gạo, mộc miên... là loại cây to cao tới 14-15m và hơn nữa, mọc hoang ở trong rừng, hoặc trồng ở ven...