Chữa khỏi liệt dương bằng loại quả “ăn là nghiện” của Việt Nam
Loai qua nay có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng tiêu thực, ôn phế, làm khỏi khát, cầm máu, có tác dụng rất tốt khi dùng làm thuốc chữa liệt dương cho cánh mày râu.
1. Sầu riêng… tráng dương
Vì sầu riêng chứa nhiều vitamin B, C, E cũng như có hàm lượng sắt cao vì vậy rất tốt cho người ốm yếu. Sầu riêng cũng được coi là thực phẩm là giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho người béo phì hoặc huyết áp cao. Ngoài ra, y học phương Đông cũng nêu ra một số bài thuốc từ sầu riêng giúp cơ thể đàn ông tráng kiện, tăng cường khả năng “phòng the”.
Chữa liệt dương: Sầu riêng (múi quả) 200g, ba kích 100g, hạt mướp đắng 50g. Tất cả sấy khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh với rượu ngon, trước khi ăn.
Bổ thận tráng dương: Bầu dục lợn một bộ, sầu riêng (sắp chín), 200 gr, gia vị vừa đủ. Bầu dục thái nhỏ ướp gia vị. Sầu riêng thái miếng nhỏ xào với bầu dục. Ăn nóng ngày một lần. Cần ăn 5 lần, dùng cho người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục.
Chữa di tinh, liệt dương: Sầu riêng 50 gr, đường 20 gr (có thể thay đường bằng mật ong) đánh nhừ như kem, thêm khoảng 100 ml nước sôi để nguội hòa đều để uống, ngày hai lần trong 10 ngày.
Bổ thận, cứng gân cốt, kích thích tiêu hóa: Vỏ quả sầu riêng 15 gr, đậu đen sao 10 gr, tang ký sinh 12 gr, hà thủ ô chế 15 gr, đỗ trọng 15 gr, cốt toái bổ 15 gr, vỏ quýt 8 gr. Sắc uống.
Thay hoàng kỳ: Vỏ quả sầu riêng thay tác dụng của hoàng kỳ trong các bài thuốc nam trợ dương.
Ngoài ra những bệnh liên quan đến tiêu hóa, sốt rét, gan, vàng da đều có thể bằng quả sầu riêng.
2 Những lưu ý với quả sầu riêng
Ăn sầu riêng ngon và bổ, tuy nhiên ta không nên ăn quá nhiều (trên 150g cơm quả một ngày) vì sẽ bị “nóng”, gây bứt rứt trong người, dễ sinh mụn nhọt. Những người có tính nhiệt cần lưu ý điều này.
Đồng thời, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng không nên ăn sầu riêng cùng với thức uống như rượu, bia, cà phê vì có thể sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và có hơi thở xấu. Sầu riêng có hàm lượng đường cao nên với những người có hàm lượng đường trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường không nên ăn. Những người tì vị kém ăn nhiều sầu riêng sẽ bị đầy bụng khó tiêu.
Một nghiên cứu của trường đại học Tsukuba (Nhật Bản) khuyến trong quả sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, dẫn đến 70% chất oxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa vì vậy ăn nhiều sẽ gây độc cho cơ thể.
Theo Trí thức trẻ
Bài thuốc giải độc, cấp cứu ngộ độc nặng ai cũng cần phải biết
Dưới đây là 13 bài thuốc ứng cứu hầu hết các trường hợp ngộ độc thức ăn, trúng độc khí, nhiễm độc cơ thể vô cùng hữu ích mà ai cũng cần biết phòng khi dùng đến.
Video đang HOT
1. Cấp cứu ngộ độc thức ăn bằng thuốc Nam:
- Nếu mới ăn trong vòng 1-2 giờ đồng hồ thì dùng biện pháp làm cho nôn ra. Lấy 20g muối ăn hòa với 200ml nước sôi để nguội, cho uống nhiều lần để người bệnh nôn thức ăn ra, nếu chưa nôn được thì lấy đũa hoặc ngón tay móc vào cổ họng để người bệnh nôn.
- Nếu đã ăn sau 2-3 giờ đồng hồ và tinh thần còn tỉnh táo thì uống thuốc cho đi đại tiện ra phân lỏng, thúc cho thức ăn độc mau bài tiết ra ngoài, lấy 30g đại hoàng đun kỹ rồi uống, nếu là người già thì hòa 20g bột sắn dây vào nước nóng cho uống là sẽ lập tức đi ngoài phân lỏng.
- Nếu ăn phải cá, tôm, cua thiu thối thì lấy dấm ăn 100ml, nước đun sôi 200ml uống một lần. Nếu uống phải các đồ uống đã biến chất thì lấy sữa bò tươi hoặc các đồ uống giàu chất anhumin cho người bệnh uống, nếu vẫn chưa tỉnh thì phải đưa đến bệnh viện ngay.
Lưu ý: Giải độc trong thực phẩm: Dùng quả chuối xanh, thái mỏng ăn sống với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc ở rau sống hay thịt cá.
2. Chữa trúng độc hơi than bằng củ cải: Đem củ cải ép lấy 1 bát con nước cốt, hòa 30g đường rồi uống.
Lưu ý: 99% lượng can xi trong củ cải tập trung trong phần vỏ, khi chế biến không nên gọt bỏ vỏ.
Củ cải chữa trúng độc than củi.
3. Giải độc, trừ mẩn ngứa bằng canh trạch
- Chạch 30g (bỏ ruột), giun đất khô 10g, rau sam 50g sắc nước uống bỏ bã, ngày 1 lần.
- Chạch 30g, đại táo 15g, gia vị vừa đủ.
Nấu canh ăn ngày 1 thang, liều trong 10 ngày.
4. Giải độc bằng cây mơ lông:
- Dùng rễ và dây mơ lông 100g, đậu xanh 30g.
- Sắc uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ.
5. Chữa trúng độc phân hữu cơ bằng bí ngô:
- Lấy thịt quả bí ngô và củ cải lượng bằng nhau, giã nát, vắt lấy nước cho uống. Người bị trúng độc sẽ nôn ra và giải được độc.
- Tuy nhiên sau khi đã cấp cứu bệnh nhân tạm thời như trên cần đưa gấp bệnh nhân đến bệnh viện để giải độc triệt để.
6. Chữa nhiễm độc thức ăn, dị ứng các thức ăn do chất tanh, lạnh bằng rau ngổ: Dùng ngổ tươi từ 40g-80g rửa sạch ăn sống.
7. Gây nôn chữa ngộ độc đường tiêu hóa bằng lá dưa chuột: Theo Đông y dưa chuột vị ngọt, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, chữa phù thũng và bệnh kiết lỵ ở trẻ em.
Lấy lá dưa chuột giã vắt lấy nước cốt uống tức thời sẽ nôn thốc nôn tháo những thức ăn gây ngộ độc ra ngoài.
Chú ý: Những người lạnh bụng, thận hư không nên ăn nhiều dưa chuột.
8. Chữa chứng ngộ độc nặng bằng dầu vừng:
Triệu chứng: Bị trúng độc năng, đại tiện ra máu, màu như màu gan. Hoặc nôn ra máu, đau họng, tức nghẹt, bụng chướng.
Lấy 1 bát dầu vừng uống nôn hết chất độc ra là khỏi.
9. Chữa ngộ độc thịt gia súc bằng đậu ván trắng: Đậu ván trắng (bạch biển đậu, đậu mày tằm...) có vị ngọt, tính mát, hòa được với các tạng, trừ được phong, giải được cảm nắng, làm mạnh tỳ, trị được chứng thổ tả, ói mửa...
Đậu ván trắng.
Lấy 1 thăng đậu ván trắng, nướng cháy, nghiền mịn như bột. Mỗi lần dùng 3 đồng cân hòa với nước uống.
10. Giải độc thức ăn bằng dưa bở: Tất cả các bộ phận của cây dưa bở đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt là bộ phận cuống dưa thường được dùng để gây nôn, giải độc thức ăn.
- Lấy 1g cuống dưa, 3g đậu đỏ hạt nhỏ, nghiền thành bột trộn lẫn rồi uống.
- Có thể chiêu thuốc bằng nước sôi hoặc nước sắc đậu sị (đậu đen) để có tác dụng mạnh.
Sau khi uống loại thuốc lày sẽ có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra chất độc. Trong trường hợp uống liều thuốc này mà vẫn chưa gây nôn, có thể cho tăng liều thêm một chút để có hiệu quả tốt nhất.
11. Chữa nhiễm độc chì bằng đậu xanh
Mỗi ngày dùng 120g đậu xanh, 15g cam thảo đun thành canh.
Chia làm 2 lần uống với 300mg vitamin C. Uống liền 15 ngày là một liệu trình chữa trị.
Điều trị liên tục hai tuần liền là cơ bản có thể chữa được bệnh.
12. Chữa ngộ độc sắn bằng đậu xanh:
Triệu chứng: Mới đầu cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, rạo rực khó chịu, tiếp theo là nôn mửa, có người bị đau bụng, dần dần sắc mặt tái đi, khó thở, thở nhanh và nóng.
Lấy một bát đậu xanh giã nát, đun sôi để nguội. Lọc nước đó chia làm 2 phần, uống cách nhau 1-2 giờ sẽ giải được độc.
Chữa ngộ độc cua cá bằng quả trám: Trám có 2 loại là trám trắng co vỏ màu xanh lục và trám đen có vỏ màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng.
Lấy trám trắng 30g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoạt huyết.
13. Chữa ngộ độc do ăn nhầm các loại cá có độc
- Lá tía tô 40g, cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống giải độc.
- Đông qua (cây bí) còn tươi 40g, giã nát, vắt lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.
- Vảy cá các loại 50g, đốt thành tro, lấy 1 thìa canh hòa với nước uống.
- Đậu đen 100g nấu với 1 lít nước cho nhừ uống nhiều lần trong ngày.
Theo Trí Thức Trẻ
Đánh bay bệnh táo bón lâu ngày bằng bài thuốc cực đơn giản Trong trường hợp bị táo bón dài ngày không khỏi, bạn có thể dùng bài thuốc đơn giản sau, đảm bảo sẽ khỏi. Chữa táo bón ở người lớn và trẻ em: Một ly nước mía pha với mật ong là bài thuốc đơn giản đánh bay căn bệnh táo bón. Theo y học cổ truyền, mía tính mát, có công dụng thanh...