Chưa định lượng được lợi ích của IPv6
Những lợi ích kinh tế của việc chuyển mạng lên IPv6 sớm chưa được định lượng, chưa tính toán ra con số được nên doanh nghiệp phân vân không biết phương án nào, chuyển sớm hay chuyển muộn thì có lợi hơn.
Tại Hội nghị báo cáo Hoạt động Thúc đẩy IPv6 Quốc gia 6 tháng đầu năm 2012 diễn ra sáng nay (18/7) tại Hà Nội, đại diện Trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC) thừa nhận sự hiện diện của công nghệ IPv6 Việt Nam trên bản đồ thế giới còn “mờ nhạt”, “chỉ là một chấm nhỏ lập lòe” và hầu như chưa có gì đáng kể.
Chưa có lưu lượng thực tế
Cho tới thời điểm này, mới có 7 doanh nghiệp báo cáo với Bộ TT&TT về kế hoạch hành động chuyển đổi sang IPv6 là: VNPT, Viettel, SPT, FPT, EVN, CMC và Netnam. “Kế hoạch triển khai chi tiết của mỗi doanh nghiệp tuy khác nhau, nhưng cơ bản vẫn bám sát Kế hoạch hành động quốc gia và được thể hiện bằng những đầu việc cụ thể như: Tự đánh giá mạng lưới, dịch vụ để phục vụ cho triển khai IPv6 Đào tạo nhân lực IPv6 Kết nối với mạng IPv6 quốc gia, Triển khai xây dựng các đường kết nối thuần IPv6 đi quốc tế Lên kế hoạch cung cấp thử nghiệm dịch vụ IPv6 cho khách hàng”, VNNIC cho biết.
Đến thời điểm hiện tại, có 5 ISP đang duy trì đường kết nối thuần IPv6 tới mạng lõi IPv6 của VNNIC bao gồm NetNam, DTS, Viettel, VTC và SCTV. Tuy nhiên, lưu lượng trao đổi trên thực tế của các kết nối này còn rất hạn chế. Có kết nối hầu như không có lưu lượng, vị đại diện của VNNIC thừa nhận.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng yêu cầu các ISP báo cáo rõ tình hình đã triển khai, cũng như dự kiến kế hoạch triển khai tiếp IPv6 trong thời gian tới. “Nếu có tồn tại, bất cập nào thì đề nghị nêu rõ và nói luôn nguyên nhân vì sao? Trong các nguyên nhân thì đâu là nguyên nhân chính cản trở tiến trình chuyển đổi?”.
Thứ trưởng thừa nhận “nhân lực và nguồn lực IPv6 hiện tại” của Việt Nam có hạn, thời gian lại không nhiều các ISP cần tập trung chỉ ra những biện pháp cần được quan tâm nhiều nhất trong 6 tháng cuối năm 2012, cũng là thời điểm nước rút của giai đoạn 1 Chương trình Hành động Quốc gia về IPv6.
Video đang HOT
Doanh nghiệp kể khó
Đối với việc đào tạo nhân lực, một nhiệm vụ rất quan trọng trong Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, VNNIC cho biết hiện cũng mới chỉ dừng ở việc đào tạo một số cán bộ cho các ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet). Nội dung về IPv6 chưa được đưa vào chương trình đào tạo của các Đại học – Cao đẳng chuyên ngành về Điện tử, viễn thông. Bên cạnh đó, việc các cán bộ được đào tạo xong lại “nhảy việc” hoặc chuyển công tác khác cũng là một thực trạng.
Về phía các ISP, đại diện Viettel cho biết Tập đoàn này đã tiến hành thử nghiệm IPv6 trên cả ADSL lẫn mạng 3G, trong đó 3G đã chạy thử cả trên smartphone lẫn USB 3G. “Chúng tôi nhận thấy khó khăn chủ yếu tập trung ở thiết bị đầu cuối người dùng và từ phía các nhà cung cấp nội dung”, Viettel nêu rõ, vì vậy Tập đoàn này đã có hướng tự sản xuất thiết bị IPv6 mà cụ thể là USB 3G tương thích với IPv6.
Trong khi đó, đại diện VNPT khẳng định “kỹ thuật không phải là vấn đề lớn” và VNPT đã tiến hành chạy thử nhiều lần trong môi trường lab thành công. Tuy nhiên, việc triển khai IPv6 với quy mô lớn trên thực tế lại là câu chuyện hoàn toàn khác. “Chúng tôi được cảnh báo là router khi chuyển sang IPv6 sẽ bị sụt giảm lưu lượng, tức là vùng phục vụ sẽ bị thu hẹp lại. Như thế thì doanh nghiệp sẽ phải mua thêm thiết bị, đầu tư thêm cho hạ tầng rất tốn kém”. Mấu chốt ở đây là chưa ai có được con số thực tế về việc mức sụt giảm lưu lượng của router cụ thể là bao nhiêu, do đó VNPT sẽ “cân nhắc, tính toán thêm” rồi mới triển khai diện rộng, đại diện Tập đoàn cho biết.
Bên cạnh đó, một khó khăn nữa cũng được VNPT chia sẻ là giá thiết bị đầu cuối hỗ trợ dual-stack (tức hỗ trợ đồng thời cả IPv4 lẫn IPv6) hiện cao hơn đáng kể so với những thiết bị chỉ tương thích với IPv4. Trong khi ấy, đa phần thiết bị VNPT đang dùng đều không hỗ trợ IPv6, một số thiết bị đã phải nâng cấp firmware trong thời gian qua để tương thích với IPv6. “Để triển khai diện rộng thì Tập đoàn sẽ phải đầu tư mua thêm rất nhiều thiết bị. Đó là một hiện trạng”. VNPT đề xuất Bộ TT&TT cân nhắc việc xếp thiết bị IPv6 vào danh mục hàng hóa được miễn thuế công nghệ cao để “hỗ trợ doanh nghiệp”.
Cần con số cụ thể!
Đồng tình với quan điểm của VNPT, đại diện NetNam cho rằng đúng là phải chạy thử trong thực tế thì mới có thể rút ra những rào cản, tồn tại và vướng mắc của việc triển khai IPv6. Về phần mình, vị này cho biết mạng NetNam khá thuần nhất nên chuyển đổi, đầu tư khá đơn giản và về cơ bản không phát sinh vấn đề nào lớn. “Điều này có nghĩa là chúng ta có thể tiến hành chuyển mạng cho các doanh nghiệp trong thời gian tới. Về mặt kỹ thuật thì đúng là không đáng lo ngại, bởi các công nghệ đều đã sẵn sàng”.
Yếu tố quyết định được NetNam chỉ ra chính là công việc kinh doanh của từng doanh nghiệp. Một bài toán thực tế được đại diện Netnam chỉ ra, là người dùng Việt Nam luôn quan tâm xem IPv6 thì có khác gì với IPv4. Chẳng hạn như hoạt động của Doanh nghiệp có bị gián đoạn tại thời điểm chuyển từ IPv4 lên IPv6, hay chuyển sớm hoặc chuyển muộn có lợi hơn? “Những lợi ích kinh tế của việc chuyển sớm/chuyển muộn chưa được định lượng, chưa tính toán ra con số được nên doanh nghiệp phân vân không biết phương án nào thì có lợi hơn. Nếu không sớm làm rõ được thắc mắc này thì chúng ta rất khó thuyết phục doanh nghiệp chuyển đổi lên IPv6″, Netnam kết luận.
Trước thắc mắc và đề xuất của các ISP, VNNIC cho biết Dự thảo Nghị định Internet do Bộ TT&TT trình Thủ tướng đã dành riêng một Điều (Điều 18) về thúc đẩy ứng dụng IPv6, trong đó quy định: Công nghệ IPv6 thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Cũng có nghĩa các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu các thiết bị, phần mềm và các hoạt động ứng dụng công nghệ IPv6 khác được hưởng các mức ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật công nghệ cao Các doanh nghiệp ISP khi đầu tư phát triển hệ thống mạng IPv6 sẽ được khuyến khích, tạo điều kiện tối đa. Các sản phẩm, thiết bị, phần mềm không hỗ trợ IPv6 sẽ dần bị ngừng sản xuất và nhập khẩu hoàn toàn vào Việt Nam.
Theo VNN
Sắp "bơm" thêm 20 triệu số di động 09x ra thị trường
Sau khi Bộ TT&TT đồng ý với đề xuất của các doanh nghiệp viễn thông là đưa thêm hai dải số 0 và 1 vào khai thác, các mạng di động sẽ có thêm 20 triệu số đầu 10 số (09x) để tung ra thị trường.
Các mạng vui mừng vì được bơm thêm thuê bao 10 số
Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đang dự thảo Thông tư đánh số điện thoại quốc gia sẽ quy hoạch lại số thuê bao di động. Hiện dự thảo Thông tư này sẽ được lấy ý kiến người dân và các mạng di động trước khi được ban hành. Theo nội dung của Thông tư này, Bộ TT&TT sẽ đưa thêm hai dải số 0 và 1 vào sử dụng. Đại diện Cục Viễn thông cho biết, trước đây số lượng mạng di động ít và các mạng chỉ sử dụng 1 mã mạng.
Sẽ có rất nhiều số SIM đẹp đầu số 10 số sắp được tung ra thị trường.
Vì vậy, cơ quan quản lý đã quy hoạch dải số 0 và 1 dành cho quay số nội bộ. Khi đó, khách hàng gọi nội mạng chỉ cần quay 7 số cuối chứ không cần quay cả mã mạng. Ví dụ mạng MobiFone thì chỉ cần quay 7 số cuối chứ không cần quay mã mạng 090. Tuy nhiên đến thời điểm này việc quay số nội bộ không được sử dụng nữa do các mạng di động đều có đa mã nên dư thừa dải số 0 và 1 trong các đầu số 10 số.
Thông tư này được cho là đáp ứng mong muốn của các mạng di động trong điều kiện các đầu số 10 số đang cạn kiệt, trong khi đó khách hàng không mặn mà với đấu số 11 số. Ông Nghiêm Phú Hoàn, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết: "VNPT kiến nghị Bộ TT&TT chấp thuận cấp dải số 0 và 1 cho các mạng đi dộng. Điều này sẽ tốt cho thị trường và tốt cho tất cả các doanh nghiệp di động để phát triển thuê bao mới.
Hiện nay đầu 10 số 09x đã cạn kiệt, còn đầu số 11 số như 012x, 016x khách hàng vẫn coi đây là số dành cho sim khuyến mãi và dùng xong bỏ đi nên tâm lý khách hàng không thích", ông Nghiêm Phú Hoàn nói. Theo đề nghị này, hai mạng di động của VNPT là VinaPhone và MobiFone sẽ có thêm 8 triệu thuê bao đầu số 10 số để "bơm" ra thị trường.
Cụ thể: MobiFone sẽ có thêm dải số 0900xxxxxx, 0901xxxxxx, 0930xxxxxx, 0931xxxxxx VinaPhone sẽ có thêm dải số 0911xxxxxx, 0910xxxxxx, 0940xxxxxx, 0941xxxxxx. MobiFone cho biết, hiện nay tuy có nhiều đầu số đã được cấp ra, nhưng về cơ bản những đầu số như 090, 091 và 098 vẫn là thương hiệu mạnh của các nhà mạng. Nếu có thể tận dụng được thêm hai dải số của mỗi đầu số (tương đương với 2 triệu thuê bao) sẽ thuận lợi cho các mạng di động phát triển thuê bao mới.
Viettel Telecom cho biết, trước đây Viettel cũng đã từng đề nghị Bộ TT&TT cho phép các mạng di động được sử dụng dải số 0 và 1 để đưa vào khai thác thương mại. Nếu Bộ TT&TT chấp thuận phương án này Viettel sẽ có tới 6 triệu số đầu số 10 số cung cấp cho thị trường. Cụ thể, Viettel sẽ có thêm dải số 0980xxxxxx, 0981xxxxxx, 0970xxxxxx, 0971xxxxxx, 0960xxxxxx, 0961xxxxxx. Trong khi đó các mạng nhỏ khác như Vietnamobile... cũng sẽ có thêm mỗi mạng 2 triệu số đầu số 10 số để cung cấp ra thị trường.
Lãnh đạo một mạng di động chia sẻ, nếu Bộ TT&TT phê duyệt phương án cấp hai dải số 0 và 1 cho các nhà mạng tung ra thị trường thì đây sẽ là cơ hội kinh doanh tốt cho nhà mạng. Điều này cũng đồng nghĩa với rất nhiều số thuê bao đẹp được "bơm" thêm ra thị trường. "Hiện việc phát triển thuê bao di động rất khó khăn, thậm chí là tăng trưởng âm. Thế nhưng, với tin vui này sẽ kích cầu sử dụng cho các thuê bao mới. Tuy nhiên, hàng loạt thuê bao đang sử dụng đầu số 11 số sẽ bỏ sang dùng đầu 10 số này", vị đại diện này nói.
Sẽ có 20 triệu thuê bao 10 số được "bơm" ra thị trường
Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nếu đưa hai dải số 0 và 1 dùng cho các đầu số mà Bộ TT&TT cấp cho các mạng di động hiện nay từ 090x đến 099x thì thị trường di động sẽ có thêm 20 triệu thuê bao được sử dụng đầu số 10 số. Cục Viễn thông còn cho biết, theo báo cáo của các mạng di động thì tỷ lệ thuê bao đầu số 10 số rời mạng ít hơn thuê bao có đầu số 11 số.
Thực tế trên thị trường di động hiện nay, các đại lý chia SIM ra làm hai loại là đầu số 10 số và 11 số. Trong đó, các SIM 10 số có giá bán ra cao hơn nhiều so với SIM 11 số. Chẳng hạn tại thị trường Hà Nội SIM đầu số 10 số của Viettel có giá từ 130.000 - 150.000 đồng/SIM. Trong khi đó, SIM 11 số của Viettel được bán ra với giá khoảng 50.000 đồng.
Theo phân tích của các chuyên gia, hiện quyết định đưa thêm dải số 0 và 1 vào đầu số 10 số về cơ bản vẫn là lợi thế của 3 mạng di động lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone. Hiện đầu 10 số của các nhà mạng này đang sắp cạn kiệt. Trong khi đó, các mạng nhỏ vẫn còn lượng kho số 10 số chưa dùng hết. Một chuyên gia viễn thông nhận xét: "Chính sách này tuy tốt cho tất cả các mạng, nhưng xem ra "nước vẫn chảy chỗ trũng"".
Theo vietbao
Hàng triệu thuê bao trả trước tại TP.HCM sắp đăng ký lại thông tin Hàng triệu thuê bao trả trước tại TP.HCM sắp đăng ký lại thông tin Bộ TT&TT vừa chuyển dữ liệu của 5 triệu thuê bao trả trước của 3 mạng là Viettel, MobiFone và VinaPhone sang Công an TP.HCM để tiến hành đối soát. Như vậy, nhiều khả năng sẽ có hàng triệu thuê bao của 3 nhà mạng này sẽ phải đăng...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac

Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?

Cuộc đua AI trong thiết bị tiêu dùng: Cá nhân hóa lên ngôi, định hình lại phong cách sống

Game thủ ồ ạt chuyển sang sử dụng Windows 11

Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

CPU Panther Lake của Intel lộ kiến trúc nhân qua bản cập nhật phần mềm

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Google ra mắt công cụ AI để học ngoại ngữ

Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông
Có thể bạn quan tâm

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tố
Pháp luật
21:24:58 04/05/2025
Vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặng
Tin nổi bật
21:21:33 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025
Nữ ca sĩ Việt đi nhậu, đòi xóa clip đàn ông nắm tay: "Tôi không biết chơi bời gì"
Sao việt
21:17:29 04/05/2025
Sao nữ bị "Đệ nhất mỹ nhân" giật bạn trai trải qua chuyện gì mà tuyên bố: "Nguyện kiếp sau không có gia đình"?
Sao châu á
20:59:32 04/05/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 5/5 11/5: Thiên Bình quý nhân phù trợ, Ma Kết làm đâu thắng đó, Kim Ngưu đổi đời
Trắc nghiệm
20:46:58 04/05/2025
CĐV đòi tước băng đội trưởng của Odegaard
Sao thể thao
20:23:58 04/05/2025
Người đàn ông bị rắn cắn hơn 200 lần
Lạ vui
19:32:38 04/05/2025
Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"
Netizen
19:25:07 04/05/2025
Nhẹ nhàng mà cuốn hút, túi cói chiếm sóng thời trang hè 2025
Thời trang
19:12:55 04/05/2025