Chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và chuẩn nghèo trong năm 2021
Mặc dù đồng ý với đề nghị của Chính phủ chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở trong năm 2021 nhưng một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước.
Về đề nghị của Chính phủ chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021 để tập trung dành nguồn lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và một số vấn đề cấp bách khác. Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính Ngân sách ( TCNS) của Quốc hội cơ bản đồng ý với đề nghị của Chính phủ.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước, vì hầu hết đối tượng này có mức lương hưu rất thấp, tuổi đã cao, đời sống khó khăn.
Chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở trong năm 2021.
Trong dự toán ngân sách Nhà nước ( NSNN) năm 2021, Chính phủ đề nghị cho phép sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết để thực hiện Đề án đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Ủy ban TSNS nhận thấy, từ năm 2007 nguồn thu xổ số kiến thiết được sử dụng 60% để đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục, 40% xây dựng cơ sở y tế. Đến nay, đã thực hiện gần 13 năm, nhưng chưa có đánh giá tổng kết, chưa rõ hiệu quả sử dụng.
Ông Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị: “Chính phủ sớm tổng kết đánh giá và kiến nghị cơ cấu lại việc sử dụng nguồn thu này”.
Về phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển, Ủy ban TCNS cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc bố trí NSNN và ngân sách Trung ương (NSTW) cho đầu tư như Chính phủ dự kiến về căn bản là hợp lý. Theo đó, dự kiến tổng vốn đầu tư nguồn NSNN trong năm 2021 là 477.300 tỷ đồng, trong đó vốn NSTW là 222.000 tỷ đồng, bao gồm vốn trong nước là 170.450 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 51.550 tỷ đồng, vốn NSĐP là 255.300 tỷ đồng.
Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với phương án phân bổ vốn đầu tư theo Báo cáo về kế hoạch đầu tư công năm 2020, kế hoạch đầu tư công 2021 của Chính phủ. Năm 2021, Ủy ban TCNS đề nghị bố trí kế hoạch đầu tư công cho các dự án đủ điều kiện.
Đối với các dự án chưa đủ điều kiện, chưa có trong danh mục trình Quốc hội, đề nghị Chính phủ hoàn thiện báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tiếp theo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên theo quy định tại Nghị quyết 973 của UBTVQH.
Ủy ban TCNS cho rằng, việc phân bổ chi thường xuyên như Chính phủ trình đã thể hiện rõ việc triệt để tiết kiệm, bố trí, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ thiết thực, cấp bách.
Tuy nhiên, việc phân bổ dự toán cho một số cơ quan theo cơ chế đặc thù chưa có căn cứ pháp lý, một số chính sách đã được phê duyệt nhưng bố trí ngân sách còn thấp, nhất là thực hiện chính sách chi cho con người. Đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các chính sách đã ban hành để bố trí dự toán chi, trong đó ưu tiên cho các chính sách phát triển dân tộc./.
Bộ Tài chính thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước
Giải ngân chi đầu tư phát triển tiếp tục chuyển biến tích cực, số vốn giải ngân 9 tháng đầu năm đạt gần 269,2 nghìn tỉ đồng, bằng 57,2% dự toán, nhưng so với yêu cầu vẫn ở mức thấp, còn một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn thấp.
Đây là số liệu được Bộ Tài chính thông tin trong báo cáo về tình hình thu chi ngân sách nhà nước tháng 9 và 9 tháng năm 2020.
Theo đó, về tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 9 ước đạt 96,6 nghìn tỉ đồng. Luỹ kế thực hiện 9 tháng đạt 975,3 nghìn tỉ đồng, bằng 64,5% dự toán. Số thu này, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 11,5%. Trong đó, thu nội địa 9 tháng ước đạt 812,4 nghìn tỉ đồng, bằng 64,3% dự toán, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, đây là mức thâp nhât so với cùng kỳ một sô năm gân đây.
Bộ Tài chính cho biết, so với cùng kỳ năm 2019, thu NSNN giảm 11,5%.
Về tổng chi NSNN, Bộ Tài chính thông tin, tháng 9 ước đạt 125 nghìn tỉ đồng, đáp ứng các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn và xử lý kịp thời các nhiệm vụ đột xuât phát sinh vê phòng chông dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tính chung, 9 tháng năm 2020, chi NSNN đạt 1.113,7 nghìn tỉ đồng, bằng 63,7% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Chi trả nợ lãi đạt gân 80,7 nghìn tỉ đồng, bằng 68,3% dự toán, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019; chi thường xuyên đạt 756,9 nghìn tỉ đồng, bằng 71,6% dự toán, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng lưu ý, trong 9 tháng, giải ngân chi đầu tư phát triển tiêp tục chuyên biên tích cực, sô vôn giải ngân đạt gân 269,2 nghìn tỉ đồng, bằng 57,2% dự toán, nhưng so với yêu cầu vẫn ở mức thấp, còn một sô bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vôn thâp.
Ngoài ra, đến ngày 24/9/2020, NSNN đã chi khoảng 17,49 nghìn tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Cụ thể, hơn 4,9 nghìn tỉ đông đê thực hiện các chê độ đặc thù trong phòng chông dịch COVID-19 theo Nghị quyêt sô 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ và Quyêt định sô 437/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và hơn 12,5 nghìn tỉ đông hô trợ cho 12,65 triệu đôi tượng bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyêt định sô 15/2020/QĐ-TTg.
Cân đôi ngân sách trung ương và ngân sách các câp địa phương khó khăn trong điêu kiện giảm thu NSNN. Tính đên ngày 25/9/2020, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành 223,34 nghìn tỉ đồng trái phiếu Chính phủ theo kê hoạch năm 2020 để chi trả nợ trái phiếu đến hạn và đê nhận nợ với BHXH Việt Nam theo Nghị quyêt của Quôc hội (9.090 tỉ đồng), với kỳ hạn bình quân 13,21 năm, lãi suât bình quân 2,94%/năm (bình quân năm 2019 là 4,51%/năm).
Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 64,5% dự toán Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019 (ngân sách trung ương ước đạt 60,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 69,8% dự toán). Bộ Tài chính cho biết đã chỉ đạo tổ chức điều hành các giải pháp thu...