Chưa đầy 2 tháng nữa, quy định về vốn thực góp của tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực
Theo quy định mới, mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách là 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng Hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng…
Ảnh minh họa.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Video đang HOT
Cụ thể, mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách là 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng Hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu đô la Mỹ (USD); công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng; tổ chức tài chính vi mô là 05 tỷ đồng; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn là 0,5 tỷ đồng; và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường là 01 tỷ đồng.
Nghị định quy định, tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có biện pháp bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định trên, chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2020, tức chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa.
Kể từ ngày 15/01/2020, trường hợp có văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải có biện pháp bảo đảm có vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định trên.
Từ năm 2011, khi bắt đầu triển khai tái cơ cấu hệ thống và nhận diện các ngân hàng yếu kém, cũng như Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc 3 ngân hàng thương mại, một số trường hợp đã được xác định là âm vốn chủ sở hữu, cũng như được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt cho đến nay.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng
Ngày 8/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có báo cáo kết quả cho vay tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, NHNN xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn. Theo đó, NHNN đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; sau đó thay thế bằng Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Và gần đây nhất là Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành các Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, NHNN đã kịp thời ban hành các thông tư hướng dẫn, đồng thời ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đơn cử như: Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ thấp hơn 1 - 2% so với lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác; thí điểm cho vay đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao với lãi suất thấp hơn 1 - 1,5/năm, mức cho vay các dự án lên tới 90% giá trị của phương án...
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Đến nay, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng, tăng gần 6% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng hơn 24% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong đó, dư nợ đối với DN nông nghiệp đạt gần 600.000 tỷ đồng (tăng 5,51% so với cuối năm 2018); dư nợ cho vay liên kết đạt trên 6.200 tỷ đồng với gần 28.500 khách hàng, tăng 15% so với cuối năm 2018. Dư nợ đối với DN tham gia liên kết đạt 1.930 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% dư nợ cho vay liên kết.
Theo Kinhtedothi.vn
Mua bán ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ sẽ bị phạt cảnh cáo Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Ảnh minh họa Trong đó, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000...