Chưa có ngành đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ
PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Vệ tinh quốc gia cho biết tại buổi gặp gỡ báo chí mới đây tại Hà Nội. Nhân lực cho ngành công nghệ vũ trụ đang rất khó khăn trước mục tiêu, đến năm 2020, Việt Nam phải sản xuất và làm chủ vệ tinh.
Hiện nay, chưa có đại học nào của Việt Nam đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ, có chăng là những đơn vị đào tạo bậc đại học liên kết với nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này, hiện Trung tâm vệ tinh quốc gia đã chủ động đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực với việc cử đi học bậc thạc sĩ tại Nhật cũng như liên kết đào tạo tại Việt Nam. Tính đến nay, đã có 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ được đào tạo tại Nhật bằng nguồn ngân sách dự án công nghệ vũ trụ quốc gia.
Bên cạnh đó, Trung tâm vệ tinh quốc gia cũng liên kết với Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành vũ trụ và ứng dụng, hợp tác với Đại học Công nghệ đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ. Song, các chương trình đào tạo này là liên kết với nước ngoài chứ hiện ngành học này chưa được cấp mã số.
Ước tính đến năm 2020, nhu cầu nhân lực tại Trung tâm vệ tinh quốc gia là 250 người. Năm 2013, Trung tâm đã mở chi nhanh tại miền Nam và miền Trung nâng tổng số nhân sự lên 100 người, so với số người năm 2012 chỉ có 26 người.
Video đang HOT
PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết, theo mục tiêu của dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam đặt ra: đến năm 2016 sẽ sản xuất được vệ tinh NanoDragon 10 kg, năm 2018 sản xuất vệ tinh MicroDragon 50 kg và đến năm 2020 sản xuất vệ tinh Lotusat2 (vệ tinh nhỏ) 500 kg.
Theo Khampha
Nhu cầu nhân lực kỹ thuật, công nghệ tăng cao
Dựa vào nhu cầu của thị trường lao động có thể thấy 2014 sẽ là năm có sự đột phá lớn của khối ngành kỹ thuật, công nghệ.
Sinh viên Khoa Cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Bất ngờ khởi sắc
Năm 2013, rất nhiều trường có đào tạo khối ngành kỹ thuật, công nghệ cũng cảm thấy bất ngờ trước lượng thí sinh đăng ký dự thi và xét tuyển tăng đột biến.
Sau khi kết thúc xét nguyện vọng 1, lần đầu tiên sau nhiều năm, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM thông báo chỉ xét tuyển nguyện vọng bổ sung bậc CĐ. Lượng hồ sơ nộp về trường của khối ngành này cũng trở nên quá tải. Theo thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo, lúc đó chỉ riêng ngành cơ khí ô tô, có đến gần 900 hồ sơ gửi về trường trong khi trường chỉ tuyển 55 chỉ tiêu.
Bất ngờ nhất là Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn. Năm 2013 lần đầu tiên trường thông báo không xét tuyển các ngành công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, quản trị kinh doanh, kỹ thuật công trình xây dựng và thiết kế công nghiệp vì đã đủ chỉ tiêu. Ở một số ngành còn lại, trường xét tuyển nhưng chỉ chưa đến 5 ngày, trường cũng đã tuyển đủ chỉ tiêu và thông báo không nhận đơn.
Cũng vì thí sinh nộp hồ sơ quá nhiều nên điểm trúng tuyển NV bổ sung năm 2013 các ngành bậc CĐ như công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã tăng 5 - 6 điểm so với điểm xét tuyển. Tình hình tương tự ở Trường ĐH Lạc Hồng. Theo thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng, so với những năm trước đó, thí sinh khối kỹ thuật, công nghệ của trường đã tăng lên nhanh chóng. Ông Hiển cho biết trước đây tỷ lệ thí sinh thi vô khối kinh tế nhiều hơn nhưng trong năm 2013, thí sinh thi vào khối kỹ thuật, công nghệ đã xấp xỉ thí sinh vào kinh tế.
Doanh nghiệp quan tâm
Tháng 10.2013, Mercer và Talentnet, hai công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân sự đã công bố báo cáo khảo sát lương tại Việt Nam năm 2013. Bảng khảo sát từ 418 doanh nghiệp cho thấy việc đầu tư vào công nghệ bắt đầu quay trở lại mạnh mẽ. Theo bà Hoa Nguyễn, Trưởng bộ phận Khảo sát lương và tư vấn nhân sự Talentnet, 2013 là năm đầu tiên các công ty trong lĩnh vực công nghệ tham gia khảo sát đông đảo nhất. Điều đó chứng tỏ các công ty có sự chuyển hướng đầu tư và tập trung về nhân sự của lĩnh vực này bên cạnh việc mở rộng kinh doanh trong những năm gần đây.
Số liệu từ các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng cho thấy nhu cầu nhân lực các ngành khối kỹ thuật, công nghệ đang gia tăng nhanh chóng.
Theo thống kê từ Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai, năm 2013 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
Theo TNO
FPT Software đặt mục tiêu phá vỡ kỷ lục về doanh thu Sau khi đạt mức doanh thu kỷ lục của một công ty phần mềm Việt Nam là 100 triệu USD năm 2013, Công ty phần mềm FPT Software đã đặt mục tiêu phá vỡ kỷ lục này trong năm 2014 với con số 130 triệu USD. Tại Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập FPT Software, chiều 13/1, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ...