Chưa có khuyến cáo người tiêm vaccine COVID-19 có nguy cơ huyết khối cao hơn so với người không tiêm
Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đã có hàng chục triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được tiêm chủng tại Việt Nam nhưng chỉ mới ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng phụ liên quan đến huyết khối sau tiêm.
Chưa có khuyến cáo người tiêm vaccine COVID-19 có nguy cơ huyết khối cao hơn so với người không tiêm. Ảnh tư liệu (minh họa): Hoàng Hùng/TTXVN
Vì vậy, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh hoang mang không cần thiết.
Theo ông Phạm Quang Thái, khi đưa vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam tiêm chủng phòng, chống dịch, ngành Y tế đã rất thận trọng vấn đề về huyết khối đã ghi nhận ở châu Âu. Thực tế vừa triển khai tiêm chủng, chúng ta vừa kiểm tra, theo dõi, giám sát rất chặt.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái cho biết, đã có hàng chục triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được tiêm chủng tại Việt Nam nhưng chỉ mới ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng phụ liên quan đến huyết khối sau tiêm.
“Đây là một tỷ lệ vô cùng thấp. Tại Việt Nam chưa ghi nhận sự chênh lệch có ý nghĩa trong cộng đồng. Do đó, hiện vẫn chưa có khuyến cáo những người tiêm vaccine có nguy cơ huyết khối cao hơn so với những người không tiêm”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái thông tin.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái cũng cho biết thêm, vấn đề huyết khối đã ghi nhận cơ bản chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm vaccine. Hiện tại, Việt Nam đã dừng triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 khá lâu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy tỷ lệ phản ứng phụ ghi nhận sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cũng rất thấp. Vì vậy người dân đã tiêm vaccine không nên hoang mang, lo lắng về thông tin nêu trên mà cần thấy rằng trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mang lại lợi ích về sức khỏe lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ gây ra.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái cũng cho biết, các loại vaccine khi được cấp phép sử dụng đều phải trải qua quá trình kiểm duyệt rất nghiêm ngặt.
Trên thực tế, trong thời gian đầu loại vaccine này được triển khai tiêm chủng ở các nước châu Âu cũng đã ghi nhận một tỷ lệ nhất định người sau tiêm có hiện tượng xuất hiện huyết khối. Do đó, Ủy ban Dược châu Âu đã ngừng tiêm chủng để tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kết quả cho thấy sự chênh lệch về tỷ lệ người bị huyết khối trước và sau khi triển khai chiến dịch tiêm chủng là rất thấp và gần như không có ý nghĩa thống kê.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái cũng thông tin thêm: Ở cộng đồng châu Âu có tỷ lệ huyết khối tự nhiên cao nếu so với các cộng đồng khác, đặc biệt là châu Á.
Phân bổ vắc-xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng mở rộng
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành phân bổ vắc-xin DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib).
Ngày 27/12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có văn bản gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành về việc phân bổvắc-xin này.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành phân bổ vắc-xin DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) phục vụ nhu cầu tiêm chủng mở rộng.
Trước đó, ngày 16/12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiếp nhận 490.600 liều vắc-xin DPT-VGB-Hib do Chính phủ Úc tài trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF).
Sau khi vắc-xin được tiếp nhận, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện việc gửi mẫu và hồ sơ yêu cầu kiểm định đến Viện Kiểm định Quốc gia Vắc-xin và Sinh phẩm y tế để kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng theo qui định của Bộ Y tế.
Ngày 26/12/2023, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc-xin và Sinh phẩm y tế đã cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng vắc-xin, sinh phẩm cho số vắc-xin nêu trên. Theo đó số vắc-xin này đủ điều kiện đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngay trong ngày 26/12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện việc phân bổ vắc-xin theo kế hoạch đã báo cáo Bộ Y tế và tiến hành vận chuyển vắc-xin đến các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur thuộc 4 khu vực gồm miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên.
Đồng thời, Viện đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng cấp phát vắc-xin DPT-VGB-Hib cho các tỉnh/thành phố, cụ thể với các tỉnh/thành phố thuộc khu vực phía Bắc có thể tiếp nhận vắc-xin từ ngày 27/12, với các tỉnh/thành phố thuộc khu vực còn lại sẽ có thể tiếp nhận vắc-xin sau đó 1 - 2 ngày khi vắc-xin được chuyển tới kho các khu vực.
Theo kế hoạch, vắc-xin DPT-VGB-Hib sẽ được triển khai tại các Trạm Y tế xã phường trên cả nước ngay từ những ngày đầu tháng 1/2024.
Vắc-xin sẽ được ưu tiên sử dụng tiêm mũi 1 cho trẻ từ 2 đến 18 tháng tuổi sau đó có thể sử dụng tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi vắc-xin DPT-VGB-Hib.
Bộ Y tế đề nghị các giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc phân bổ, tổ chức tiêm chủng vắc-xin DPT-VGB-Hib trên địa bàn đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hiện dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường; có xu hướng tăng dần tần suất và xuất hiện nguy cơ lây nhiễm các biến thể mới, các dịch bệnh mới nổi;
Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi gia tăng đáng kể; số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua với ước tính nửa dân số trên thế giới có nguy cơ ca mắc mỗi năm.
Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia.
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều cùng với nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao nên nguy cơ đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn.
Việt Nam còn bao nhiêu liều vaccine COVID-19? Số vaccine COVID-19 đang dự trữ tại Kho của Viện Vệ sinh dịch tễ TW đang được bảo quản chặt chẽ, đúng quy trình số vaccine COVID-19... Hiện có khoảng gần 50.000 người đăng ký tiêm vaccine COVID-19. Thông tin tại hội thảo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về chính sách công tác bảo vệ, chăm sóc nâng...