Chưa chắc mẹ bầu đã biết hết những thay đổi từ đầu đến chân của cơ thể khi mang thai
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai diễn ra từ tóc, mặt, ngực cho đến bụng, đùi, chân… khiến không ít mẹ bầu phải ngỡ ngàng.
Đối với người phụ nữ khi mang thai, cơ thể họ sẽ có một số sự thay đổi rất dễ nhận ra, như việc gia tăng kích cỡ, trọng lượng cơ thể, trong khi có một số thay đổi khác cần sự cảm nhận tinh tế hơn và thậm chí bạn còn không nhận ra được chúng. Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu rõ hơn về những thay đổi của cơ thể khi mang thai mình sẽ phải trải qua.
Thay đổi đầu tiên trong những tháng đầu mang thai chính là bầu ngực. Do sự gia tăng của các hormone estrogen và progesterone nên sẽ gây cảm giác đau tức, căng cứng ngực cho mẹ bầu. Những thay đổi và sự khó chịu ở ngực chính là quá trình cơ thể người mẹ chuẩn bị cho việc tiết sữa và nuôi dưỡng em bé sau khi chào đời. Nhũ hoa và quầng vú cũng phát triển lớn hơn và sẫm màu hơn, mhững nốt sần trên quầng vú cũng trở nên rõ hơn. Ngoài ra, những đường gân xanh cũng bắt đầu nổi dần trên ngực mẹ. Những đường tĩnh mạch này là dấu hiệu chắc chắn rằng cơ thể mẹ sẵn sàng tiết sữa đem chất dinh dưỡng để nuôi bé. Chúng xuất hiện khá sớm và sẽ mờ đi sau khi cai sữa.
Mẹ hãy luôn nhớ chọn và mặc loại áo ngực chuyên dành cho phụ nữ có thai với kích thước phù hợp để bầu ngực được thoải mái và không bị chèn ép quá mức.
Chắc chắn rồi, ngoại hình của người phụ nữ thay đổi đáng kể khi có thai, điển hình đó là trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng lên qua từng giai đoạn cùng với sự lớn lên của em bé trong bụng. Phần lớn phụ nữ mang thai tăng cân rất ít trong tam cá nguyệt đầu tiên, thậm chí có người còn sút cân do ốm nghén cùng với những thay đổi trong thói quen ăn uống thường ngày. Tuy nhiên, đến tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, hầu hết mẹ bầu sẽ lấy lại số cân đã mất và từ từ tăng cân thêm. Trọng lượng tăng là do lưu lượng máu tăng lên, cơ thể tích nước, tử cung giãn ra, nước ối, nhau thai và quan trọng nhất là trọng lượng của em bé.
Nhưng nếu vì tăng cân mà mẹ bầu chọn ăn kiêng thì hoàn toàn không nên bởi có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Mẹ nên tập trung vào chất lượng bữa ăn thay vì số lượng hay nhân đôi số thực phẩm như lời đồn “ăn cho 2 người”. Mẹ cũng tránh tình trạng bỏ bữa và dừng lại nếu đã no.
Một số mẹ bầu hoàn toàn hết hẳn mụn trứng cá trong thời gian mang thai, trong khi một số người lại xuất hiện các vết nám, sạm, vệt đỏ, đen trên mặt và các vùng khác trên cơ thể. Ngoài ra, khi thai càng lớn thì hiện tượng rạn da, giãn tĩnh mạch ở bụng, đùi, ngực cũng xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên những thay đổi này sẽ dần mờ đi hoặc biến mất sau khi sinh.
Video đang HOT
Mẹ chỉ cần thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, bảo vệ da khi đi ra ngoài hoặc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu. Uống đủ nước để da được dưỡng ẩm từ bên trong.
Trong thai kì, các hormone sẽ làm thay đổi chu kỳ của tóc, các sợi tóc sẽ phát triển liên tục và ở lại trên da đầu mà không rụng đi nên nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy mái tóc trở nên dày và bóng mượt hơn, không còn nhiều gàu như trước. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc mất cân bằng estrogen trong thời gian mang thai có thể gây rụng tóc cho người mẹ, thậm chí tóc có thể trở nên khô và xơ cứng hơn. Ngoài ra, do lượng hormone giới tính androgens tăng nên khiến cho nhiều mẹ bầu có lông mọc ở cằm, môi trên, hàm, và lưng.
Mẹ chỉ cần cạo bỏ bớt những phần lông đáng ghét này như một giải pháp tình thế tạm thời. Với tóc xơ rối thì có thể cắt ngắn hoặc tỉa bớt để trông gọn gàng và nhẹ đầu hơn.
Thời gian mang bầu và sự xuất hiện tăng cường của các loại hormone thai kì khiến cho móng tay, móng chân của mẹ có thể dài ra nhanh hơn bình thường, cấu trúc móng cũng có thể thay đổi như cứng hơn, mềm hơn, mỏng hơn hoặc dễ gãy hơn.
Mẹ nên bảo vệ móng bằng cách đeo găng tay cao su khi rửa bát đĩa, dọn dẹp và dùng kem dưỡng ẩm nếu thường xuyên bị gãy móng. Ăn uống cân bằng và đảm bảo dung nạp các loại vitamin có chứa biotin, vitamin nhóm B như trứng, đậu nành, nành, bơ, chuối, sữa, ngũ cốc… để giúp cải thiện độ chắc khỏe cho móng.
Mẹ có thấy gương mặt từ mắt, mũi, má đến cổ, cằm đều nở to hơn không? Rồi đến bắp đùi, bắp tay, bàn tay, bàn chân, hông cũng nở nang hơn hẳn? Nguyên nhân chính là do trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này đã gây nên hiện tượng phù nề cho bà bầu. Và kết quả là một số bộ phận trên cơ thể “bỗng dưng” phát tướng và biến mẹ bầu trở thành “gấu mẹ vĩ đại” với chiếc mũi to, đỏ, hai tay hai chân phù to và chiếc bụng thì kềnh càng không kém.
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mà nhiều mẹ bầu gặp phải trên đây có thể khiến các mẹ cảm thấy bất ngờ vì bản thân “bỗng” trở nên đẹp hơn hoặc xấu hơn. Thế nhưng đây hoàn toàn là những dấu hiệu thông thường chứng tỏ quá trình mang thai của mẹ vẫn đang đi đúng quỹ đạo và không cần quá lo lắng. Mẹ có thể tìm hiểu các biện pháp làm đẹp, chăm sóc da, móng, tóc, các bài tập thể dục khi mang thai vừa giúp cải thiện sức khỏe và vóc dáng mà không ảnh hưởng đến thai nhi
Nguồn: Mom, Whattoexpect
Theo Helino
2 thời điểm trong ngày lí tưởng nhất mẹ bầu nên ăn trái cây
Trái cây rất có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với mẹ bầu. Nhưng ăn vào thời điểm nào là tốt nhất không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc đâu là thời gian lí tưởng trong ngày để mẹ bầu ăn trái cây mang lại hiệu quả nhất.
Trái cây có chứa một lượng carbohydrate nhất định, lượng vitamin và muối vô cơ lớn. Mẹ bầu ăn nhiều trái cây có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai như buồn nôn, ốm nghén. Đồng thời giúp thúc đẩy sự thèm ăn và cung cấp dinh dưỡng để thai nhi phát triển lành mạnh. Phụ nữ mang thai ăn trái cây cũng rất có lợi cho sức khỏe thai kỳ. Vậy khi nào là thời điểm tốt nhất mẹ nên ăn để dinh dưỡng được hấp thụ tối đa ?
Trước bữa ăn
Trái cây được dùng trước bữa ăn có thể vừa là món khai vị lại giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin của cơ thể. Nhiều người mẹ mang thai 3 tháng đầu tiên hay có cảm giác không ngon miệng, buồn nôn, ốm nghén thì việc ăn hoa quả trước bữa ăn sẽ có thể giảm bớt được sự khó chịu, nhất là bớt cảm giác đồ ăn bị béo ngậy.
Ăn trái cây trước bữa ăn giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin
Ngoài ra, các loại trái cây có chứa các thành phần hòa tan trong nước, sẽ giúp cơ thể mẹ dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết.
Buổi sáng
Vào tầm khoảng 10 giờ sáng khi mẹ bắt đầu có cảm giác hơi đói sau bữa ăn sáng cũng là thời điểm lý tưởng để ăn trái cây. Lúc này, đường fructose trong hoa quả có thể nhanh chóng hấp thụ bởi cơ thể, là nguồn năng lượng bổ sung cho não và toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, mẹ ăn hoa quả thời điểm này cũng có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể.
Mẹ bầu nên ăn trái cây vào buổi sáng
Ăn đúng lúc
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn có thể khiến mẹ bầu mắc phải những bệnh về tiêu hoá như đầy bụng, khó tiêu... Cách tốt nhất để ăn trái cây là bạn nên chờ 1-2 h sau khi bữa cơm để ăn trái cây tráng miệng.
Thời điểm mẹ bầu không nên ăn trái cây
Bạn không nên ăn trái cây sau các bữa ăn vì hoa quả sẽ tích tụ trong dạ dày khiến bạn bị táo bón cũng như ảnh hưởng không tốt tới chức năng tiêu hóa của cơ thể. Trong trái cây cũng có nhiều carbonhydrate nên sẽ tăng gánh nặng thêm cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy, nhất là khi bạn ăn một số loại có lượng tinh bột cao ngay sau bữa ăn.
Và cũng không nên ăn trái cây trong các bữa ăn, việc ăn salad hoa quả với quá nhiều loại thực phẩm khác sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh việc ăn trái cây vào ban đêm trước khi đi ngủ vì hàm lượng đường cao có trong loại thực phẩm này sẽ khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ bầu 3 tháng cuối NGỨA ĐẾN "PHÁT ĐIÊN", mất ăn mất ngủ cẩn thận với bệnh lý này! Ngứa như muốn cào xé người khác đó là cảm giác của rất nhiều bà mẹ gặp phải trong quá trình mang thai. Ngứa trong thai kỳ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: thay đổi nội tiết, tăng cân... trong đó có cả bệnh lý. Mẹ bầu ngứa tới "phát điên" Đang mang thai ở tuần thứ 29 chị Trần Phương...