Chưa cắt “bầu sữa” ngân sách, vẫn còn dự án “đắp chiếu”
Hàng loạt dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng lại đang… “đắp chiếu” dấy lên mối quan ngại về tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn lực của nền kinh tế, đặc biệt trong đầu tư xây dựng công trình có vốn từ nguồn ngân sách nhà nước…
Mới đây nhất, dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam (tỉnh Long An) với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng sau 10 năm khởi công xây dựng được phát hiện đã nằm… “đắp chiếu” do công nghệ không phù hợp, thiếu vùng nguyên liệu.
Đáng cười thay, chủ dự án này khi thành lập nhà máy cũng không hề có vốn và được bảo lãnh vay vốn nhập thiết bị “không phù hợp” nhưng lại “ngốn” hơn 57 triệu Euro.
Dự án nghìn tỉ “đắp chiếu” không phải chuyện lạ?
Thực tế, chuyện dự án trăm tỉ, nghìn tỉ “đắp chiếu” không còn là chuyện lạ khi ở tỉnh này, tỉnh kia liên tục có các dự án “không phù hợp”, “không cần thiết” với nhu cầu sử dụng của người dân, không mang lại hiệu quả kinh tế, nguồn thu ngân sách cho địa phương… Có thể kể đến một loạt các “siêu dự án” như Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên được khởi công từ năm 2007 với mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 5 năm khởi công, đến năm 2012, dự án này đã buộc phải dừng lại do thiếu vốn. Cụ thể, những biến động về giá nguyên vật liệu, giá đất đai… đã khiến tổng mức đầu tư dự án bị “đội” lên gấp hơn 2 lần tới hơn 8.100 tỷ đồng. Tính đến nay, dự án đã bị bỏ hoang gần 4 năm.
Trước đó không lâu, dự án Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) cũng dừng sản xuất từ tháng 9.2015 dù chỉ mới được đưa vào vận hành hơn… 1 năm (từ tháng 5.2014). Đây là dự án có tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng với kỳ vọng sau khi đi vào hoạt động, sẽ cung cấp xơ sợi nhằm thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu có giá trị lên tới 1,6 tỷ USD/năm để phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.
Và một loạt các dự án nghìn tỉ khác được “rầm rộ” khởi công nhưng “lặng lẽ”… “đắp chiếu”, hoặc hoạt động kém hiệu quả, gây tổn hại nặng cho ngân sách nhà nước được “mọc” ra ở khắp các tỉnh thành khắp cả nước. Chẳng hạn, Nhà máy Đạm Ninh Bình (Ninh Bình) có công suất 560.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 667 triệu USD, được khởi công xây dựng từ năm 2008 và đi vào hoạt động từ năm 2012. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, nhà máy luôn trong tình trạng “lỗ nặng”. Cụ thể, theo báo cáo tài chính thì năm 2012, nhà máy này lỗ 75 tỷ đồng; năm 2013 lỗ trên 759 tỷ đồng; năm 2014 ước lỗ trên 500 tỷ đồng, năm 2015 lỗ trên 370 tỷ đồng. Tổng cộng lỗ lũy kế tới nay đã lên tới trên 2.000 tỷ đồng.
Hoặc, Nhà máy Ethanol (nhiên liệu sinh học) Bình Phước có tổng mức đầu tư 84 triệu USD (khoảng 1.995 tỷ đồng), được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2012. Thế nhưng, sau khi vận hành thử nghiệm không lâu thì ngừng hoạt động. Tình trạng cũng tương tự với Nhà máy Ethanol Phú Thọ được khởi công từ tháng 6.2009, tổng mức đầu tư của dự án này là 2.400 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2012. Thế nhưng từ cuối năm 2011 đến nay, nhà máy dừng thi công do thiếu vốn.
Một dự án cũng tốn “không ít giấy mực” vì có số vốn đầu tư nghìn tỉ nhưng sau đó bị thu hồi là dự án Nhà máy Gang thép Vạn Lợi (Hà Tĩnh). Theo hồ sơ, dự án này được đầu tư với số vốn lên tới hơn 1700 tỷ đồng nhưng sau đó đã bị tỉnh Hà Tĩnh chính thức chấm dứt, xóa bỏ, thu hồi đất của dự án…
Video đang HOT
Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên nằm… “đắp chiếu” đã 4 năm
Còn “ bầu sữa ngân sách”, thì còn dự án… “ma”
Thực tế, việc lãng phí ngân sách ở các “siêu dự án đắp chiếu”, theo các chuyên gia kinh tế thì sẽ vẫn tồn tại nếu còn cơ chế xin – cho, đợi ngân sách rót vốn, thiếu tính công khai minh bạch, thiếu sự đóng góp phản biện của các chuyên gia…
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, dự án nghìn tỉ bị “đắp chiếu” không phải là chuyện lạ, thậm chí, chỉ là một phần nhỏ trong những dự án điển hình của đầu tư kém hiệu quả, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư công. Theo ông Thành, mỗi dự án muốn đạt được hiệu quả thì phải bắt đầu bằng bản nghiên cứu khả thi một cách nghiêm túc, nếu không khả thi thì không làm, đừng có vì những lý do gì khác mà cứ thúc đẩy các dự án chưa được nghiên cứu đầy đủ về lợi ích kinh tế và điều kiện của thị trường để dẫn tới vấn đề không hiệu quả, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Trong khi đó, một chuyên gia kinh tế giảng dạy tại ĐH Kinh tế TP.HCM, lại thẳng thắn, chính những thất thoát, lãng phí ở hàng loạt các dự án ngàn tỷ dẫn đến chỉ số ICOR mới cao và hiệu quả đầu tư mới thấp. Kết quả là tình trạng bội chi, áp lực nợ công ngày càng lớn, bởi Việt Nam vẫn phải đi vay để đầu tư. Chính vì vậy, nhà nước phải kiểm soát được những thất thoát, lãng phí đó bằng việc siết chặt quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, phải thẩm định chặt, đấu thầu tốt, thi công đảm bảo.
Sau cùng, theo chuyên gia này thì nên bỏ đi tư tưởng ỉ lại vào nguồn ngân sách vì nếu còn “dựa dẫm” vào ngân sách thì sẽ còn những dự án… “ma”.
“Thực tế, không phải chỉ ở khâu thi công công trình mới có thất thoát, lãng phí mà tình trạng này có thể có ngay từ khâu lập dự án, thẩm định dự án. Chẳng hạn, người ta có thể “đội” dự toán lên để ăn chia chênh lệch, lựa chọn các nhà thầu “sân sau” thiếu năng lực… đó không chỉ là thất thoát, lãng phí, mà còn là tham nhũng. Vì vậy, nhà nước phải kiểm soát kỹ, chặt chẽ bởi thất thoát, lãng phí và tham nhũng có thể “phá nát” thành quả của nền kinh tế”, chuyên gia này nói.
Theo Danviet
Nhiều sai phạm về đất đai, đầu tư ngân sách tại Quảng Ngãi
Từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2013, tỉnh Quảng Ngãi để xảy ra nhiều sai phạm liên quan công tác quản lý, sử dụng đất đai và quản lý đầu tư xây dựng, gây thất thoát hàng chục tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước.
Trong ngày 4/9, Thanh tra Chính phủ thông báo Kết luận thanh tra số 332/KL-TTCP về việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Quản lý đất lỏng lẽo, tiền mất tật mang
Trong công tác quản lý, sử dụng đất đai; điển hình như UBND tỉnh ra Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 29/9/2003 ban hành Quy chế đầu tư xây dựng khu dân cư không phù hợp với Luật đất đai năm 2013 nhưng không hủy bỏ mà kéo dài hiệu lực thực hiện đến tháng 3/2009. Do đó, các địa phương trong tỉnh không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian dài, đặc biệt tại 12 dự án kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ .
Ngoài ra, UBND tỉnh cho cơ chế đặc cách trong việc giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các hộ thuộc gia đình quân đội tại thị trấn Đức Phổ (huyện Đức Phổ) và phường Quảng Phú (TP Quảng Ngãi) là không đúng quy định, gây thất thu ngân sách hơn 10,6 tỷ đồng. Tại dự án xây dựng Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, UBND TP Quảng Ngãi ra quyết định thu hồi 172.828m2 đất của 10 hộ dân, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng với số tiền hơn 5,4 tỷ đồng, thế nhưng dự án đã dừng triển khai mà các hộ dân vẫn tiếp tục sử dụng đất cho đến nay.
Tại Khu Công nghiệp Tịnh Phong, có 17/34 doanh nghiệp được chấp thuận địa điểm cho thuê đất, doanh nghiệp sử dụng đất không đúng quy hoạch phân khu chức năng với hơn 25ha; có 3 dự án đã hợp đồng thuê đất nhưng không triển khai và 2 dự án đã dừng hoạt động nhưng chưa xử lý thu hồi đất.
Đối với KCN Đô thị Dịch vụ VSIP - Quảng Ngãi, UBND tỉnh chưa có quyết định giao đất và chưa được bàn giao đất trên thực địa, tuy nhiên đơn vị VSIP đã tiến hành san lấp mặt bằng là không đúng quy định của Luật Đất đai. Phần diện tích đã san lấp là 84,5ha đất trồng lúa của 311 hộ nông dân, chủ đầu tư chưa lập phương án sử dụng lớp đất mặt đối với đất chuyên trồng lúa theo quy định.
Liên quan đến Khu Kinh tế Dung Quất, dự án phê duyệt đầu tư ban đầu với 10.300ha đất; đến năm 2011, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mở rộng lên 45.332ha đất. Tuy nhiên, đến tháng 5/2014, phần diện tích mở rộng chưa được lập quy hoạch, chưa bàn giao đất để thực hiện chức năng quản lý. Mặt khác, hiện còn 10.752ha mặt nước không thể hiện trong hồ sơ quản lý.
Khu đô thị Phú Mỹ chiếm dụng đất và bỏ hoang
Tại dự án Khu đô thị mới Phú Mỹ do Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Quá trình xác định giá đất chưa thực hiện đúng Thông tư số 145/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính. Vì vậy, việc UBND tỉnh phê duyệt số tiền sử dụng đất gồm 267,5 tỷ đồng là không chính xác; do diện tích tăng 58ha nhưng tiền sử dụng đất lại giảm gần 290 tỷ đồng so với số tiền sử dụng đất được phê duyệt tại Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 của UBND tỉnh.
Đầu tư dàn trải, lãng phí tiền ngân sách
Trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ một số dự án có tính cần thiết và cấp bách liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân nhưng chưa được quan tâm đúng mức; không được đầu tư kịp thời, đồng bộ. Đồng thời, có nhiều hạng mục đầu tư xây dựng dở dang và hiệu quả đầu tư mang lại thấp. Bên cạnh đó, từ năm 2008 - 2013, UBND tỉnh phê duyệt 78 dự án với tổng mức đầu tư 11.868 tỷ đồng, cho đến thời điểm thanh tra, địa phương vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư.
Đối với dự án Lâm viên Thiến Ấn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, vào năm 2009, Ban Quản lý dự án cho Cty CP Thanh niên xung phong Quảng Ngãi tạm ứng 1,28 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng thi công; sau đó, dự án bị dừng thi công và cho đến nay vẫn chưa thu hồi lại khoản tiền này về cho ngân sách.
Tại dự án xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng đường 623 (tuyến đi từ huyện Sơn Tịnh - Sơn Tây) được phê duyệt năm 2010 với tổng kinh phí 963,6 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Đến năm 2011, DA dừng thực hiện vì tuyến đường này đã được Bộ GTVT quyết định đưa vào đoạn đường của Quốc lộ 24B, làm lãng phí 19,5 tỷ đồng.
Cũng thuộc dự án gây lãng phí nguồn ngân sách, dự án đường (cầu) vào KCN Phổ Phong (huyện Đức Phổ) được UBND tỉnh đề nghị Thường trực Tỉnh ủy cho dừng thực hiện, chuyển qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chỉ đạo dừng triển khai khi chưa xác định được nhà đầu tư và nguồn vốn xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh vẫn tiếp tục cấp vốn và triển khai công trình vào ngày 1/1/2012, giá trị khối lượng thi công đạt hơn 54,7 tỷ đồng nhưng không mang lại hiệu quả đầu tư, trong khi cầu làm xong không thể đưa vào sử dụng, gây lãng phí tiền ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở thanh tra trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh hủy 2 Quyết định, bao gồm Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt tiền sử dụng đất của dự án Khu đô thị Phú Mỹ và Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 21/9/2010 của UBND tỉnh phê duyệt tiền sử dụng đất Khu dân cư Sơn Tịnh. Đề nghị địa phương truy thu 13,7 tỷ đồng tiền thất thu, thất thoát nguồn ngân sách; thu hồi nợ đọng nộp vào ngân sách tỉnh hơn 36 tỷ đồng.
Liên quan đến Kết luận số 332/KL-TTCP trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kết luận này của Thanh tra Chính phủ, yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức thực hiện nghiêm túc những kiến nghị nêu trong kết luận; tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến vi phạm và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định. Giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, xử lý những kiến nghị về tài chính của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Hồng Long
Theo Dantri
Kiểm tra tại trạm Pháp Vân - Cầu Giẽ: Video dữ liệu thường bị treo Khi đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ muốn xem lại dữ liệu video của Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ thì hệ thống chậm, thường bị treo máy. Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa cử cán bộ xuống kiểm tra hệ thống thu phí tại Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ. Theo báo cáo của Tổng...