Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng với cây đại ngải
Theo y học cổ truyền, cây đại ngải có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ.
Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt, người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 – 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông.
Cây ra hoa tháng 3 – 5, có quả tháng 7 – 8. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và mùa thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô.
Theo y học cổ truyền, cây đại ngải có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Có công dụng trị thấp khớp, đòn ngã tổn thương, sản hậu đau lưng; đau bụng sau khi sinh, đau bụng kinh; cảm mạo,… Dùng ngoài chữa chấn thương, mụn nhọt, ghẻ ngứa, lấy lá giã đắp hoặc nấu nước tắm. Có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa ho do cảm mạo: Lá đại ngải 200g, củ sả 100g, trần bì 50g, lá chanh 50g, rễ thủy xương bồ 100g, rễ cà gai leo 100g. Tất cả rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ cho vào ấm đổ nước ngập sắc còn khoảng 200ml, cho nước thuốc ra, đổ thêm 300ml nước sắc còn 200ml, trộn lẫn 2 lần nước thuốc. Ngày uống 40ml, chia làm 3 lần, uống thuốc còn ấm. Dùng liền 5 ngày.
Cây đại ngải
Bài 2: Chữa đầy bụng, khó tiêu do thức ăn sống, lạnh: Lá đại ngải 30g tươi sắc với 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống 3 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị thấp khớp: Đại ngải (thân, rễ) khô 20g, thiên niên kiện 20g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g. Tất cả đổ 700ml nước sắc còn 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng 10 – 15 ngày.
Bài 4: au bụng kinh: Rễ đại ngải 30g, ích mẫu 15g, sắc uống. Đổ 800ml nước sắc còn 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước chu kỳ kinh 10 ngày. Dùng liền 5 ngày.
Video đang HOT
Bài 5: Chữa ghẻ nước: Lá đại ngải tươi, lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi.
Bài 6: Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng: Dùng 5 -12g lá đại ngải tươi nấu nước uống. Có thể nấu nước xông cho ra mồ hôi, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu như lá sả, bưởi, cam, tre… mỗi thứ một nắm cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi để xông. Xông ở nơi kín gió trước, trong và sau khi xông phải lau khô mồ hôi… Có thể xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần khi dứt cảm cúm có sốt nhẹ.
Theo VNE
Phòng và chữa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi
Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như Rhinex, Otrivin..., nhất là đối với trẻ em. Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.
Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều bệnh đường hô hấp xuất hiện, trong đó phải kể đến viêm mũi họng cấp. Ở trẻ em viêm mũi họng cấp xuất hiện có thể riêng biệt, nhưng thường có kèm theo viêm VA (amidan ở vòm mũi họng), viêm amiđan, đôi khi có viêm phế quản.
Bác sĩ Thái Hữu Dũng, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm mũi họng cấp dễ dàng xuất hiện. Viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc mũi họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virus, vi khuẩn. Nguy hiểm hơn cả là liên cầu vi khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm vi cầu thận hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida).
Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ, như: thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm, rạ) và có thể do tác động của rượu.
Trẻ em dễ mắc bệnh viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi. Ảnh minh họa: dreamstime.
Một số triệu chứng điển hình:
- Đầu tiên bệnh nhân ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân.
- Sau đó mũi bắt đầu nghẹt chảy nước trong và loãng, kèm sốt cao, đột ngột (39-40 độ C), ớn lạnh, nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn ngủ kém.
- Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau.
- Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần có cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Thông thường có đau rát và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể khàn tiếng.
- Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm nhiễm dẫn viêm họng. Hơn thế khi bị viêm mũi người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Vô hình chung, lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập.
Tình trạng này gây khó tập trung suy nghĩ, đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mạn tính.
- Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc mũi họng rực đỏ, thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amidan sưng to, thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt.
- Trong trường hợp viêm họng cấp do virus cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virus APC thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.
- Bệnh viêm mũi họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn tiến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng, như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.
Theo bác sĩ Dũng, nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc.
Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol, sử dụng như sau:
- Trẻ nhũ nhi thì dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày
- Trẻ 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
- Trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
- Với người lớn dùng theo nhu cầu.
Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn thêm rau, trái cây.
Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.
Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày. Điều trị triệu chứng là chủ yếu. Dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.
Một số lưu ý để phòng bệnh
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói, nước đá, thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.
- Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như Rhinex, Otrivin..., nhất là đối với trẻ em.
- Khi trẻ sốt cao không nên ủ ấm quá hoặc ở trong phòng máy lạnh dưới 25 độ C.
- Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.
- Không để trẻ dùng tay móc hoặc dụi mũi vì dễ gây chảy máu mũi.
Theo VNE
Xoa bóp chữa rối loạn kinh nguyệt Rối loạn kinh nguyệt (RLKN ) là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh. Biểu hiện kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn trên 1 tuần trở lên (bình thường một chu kỳ kinh là 28 ngày), lượng kinh quá...