Chữa bệnh nghiện tình dục
Nghiện tình dục là thuật ngữ để mô tả hành vi của một người có ham muốn tình dục mạnh khác thường hoặc luôn bị ám ảnh với chuyện tình dục.
Tình dục và những ý nghĩ về tình dục có xu hướng chiếm lĩnh mọi suy nghĩ của người nghiện tình dục, khiến họ khó có thể làm việc hay có mối quan hệ lành mạnh với mọi người.
Thế nào là nghiện tình dục?
Người nghiện tình dục thường có cách suy nghĩ sai lệch, luôn biện hộ cho hành vi của họ và đổ lỗi cho người khác. Họ thường không tự nhận mình có vấn đề và tìm cớ để bào chữa cho hành vi của mình.
Người nghiện tình dục cũng hay có những hành vi có nguy cơ, với nhiều kiểu khác nhau, bất chấp những hậu quả xấu tiềm ẩn và/hay nguy hiểm. Ngoài việc gây tổn thương cho mọi mối quan hệ và ảnh hưởng xấu đến công việc và đời sống xã hội của đương sự (kể cả nam hay nữ), người nghiện tình dục còn có nguy cơ tổn thương cả về cảm xúc và thể chất.
Với một số người, bệnh nghiện tình dục tiến triển thành những hành động không được pháp luật cho phép, ví dụ như phô bày cơ quan sinh dục nơi công cộng, nói chuyện tục tĩu trên điện thoại hay gạ gẫm tình dục. Tuy nhiên, người nghiện tình dục không nhất thiết phải trở thành tội phạm tình dục.
Những hành vi thường đi kèm với nghiện tình dục bao gồm: thủ dâm (tự kích dục) có tính chất ép buộc, không cưỡng lại được; có nhiều cuộc phiêu lưu tình ái ngoài hôn nhân; nhiều bạn tình hay bạn tình không biết tên và/hoặc bạn tình một đêm; luôn thích xem sách báo, băng hình đồi truỵ; có hành vi tình dục không an toàn;- dùng điện thoại hay máy vi tính để nói chuyện tình dục; mại dâm hoặc lui tới với những người hành nghề mại dâm; phô bày cơ quan sinh dục; ám ảnh hẹn hò thông qua quảng cáo cá nhân; thích nhìn trộm cảnh trần truồng hay làm tình; quấy rối tình dục; gạ gẫm hay cưỡng bức tình dục.
Video đang HOT
Nói chung, người nghiện tình dục ít khi thỏa mãn với hành động tình dục và không hình thành mối quan hệ cảm xúc với bạn tình. Ngoài ra, nghiện tình dục còn thường dẫn đến cảm giác phạm tội và xấu hổ. Họ cũng cảm thấy không thể kiểm soát hành vi và bất chấp những hậu quả âm tính (tiền bạc, sức khỏe và cảm xúc).
iều trị nghiện tình dục như thế nào?
Hầu hết người nghiện tình dục không chịu nhận mình là nghiện và việc điều trị chứng nghiện phụ thuộc vào việc người nghiện có thừa nhận mình có vấn đề hay không. Trong nhiều trường hợp, đó là khi xảy ra sự cố như mất việc, hôn nhân tan vỡ, bị bắt hay có khủng hoảng về sức khỏe và đã buộc người nghiện phải thừa nhận vấn đề của họ.
Không giống như điều trị nghiện ma túy (hóa chất) là kiêng dùng mọi chất kích thích tâm lý, mục tiêu điều trị nghiện tình dục chỉ tập trung tránh tái diễn hành vi tình dục có tính thúc ép và thích nghi với tình dục lành mạnh. Chương trình điều trị chứng nghiện tình dục nhằm làm cho bệnh nhân từ bỏ được mọi hoạt động tình dục, gồm cả thủ dâm trong 30 – 90 ngày để chứng tỏ bệnh nhân có thể sống mà không cần có tình dục.
Với những bệnh nhân nặng, có ý định tự sát hay cần phải thay đổi môi trường sống mới có thể hồi phục thì có chương trình điều trị nội trú.
Điều trị nhằm kiểm soát hành vi nghiện và giúp người bệnh phát triển tính dục lành mạnh: giáo dục về hành vi tình dục để biết thế nào là phù hợp và được cộng đồng chấp nhận; tư vấn cho từng cá thể; liệu pháp hôn nhân và/hoặc liệu pháp gia đình; nhóm trợ giúp với chương trình 12 bước; một số trường hợp dùng thuốc (prozac và anafranil) để chữa trị rối loạn ám ảnh và có tính xung năng để hạn chế bản chất ép buộc, không kiềm chế nổi của người nghiện.
Theo Suckhoedoisong
Nỗi đau người vợ khi sống chung với chồng nghiện tình dục
Hàng đêm chồng của Rachel thức rất khuya chỉ để xem phim khiêu dâm.
ảnh minh họa
Rachel là một phụ nữ 41 tuổi người Anh. Sau 8 năm kết hôn, chị bắt đầu tự hỏi liệu chồng đã mất hứng với mình khi anh thường đi ngủ muộn và sau đó xin lỗi khi chị nhắc đến 'chuyện ấy'. "Rồi một ngày, chồng ngồi xuống cạnh tôi và bảo mình là người nghiện tình dục. Tôi đã cười rất lớn, nhưng tôi sớm dừng lại khi anh ta tiết lộ đêm nào cũng xem ảnh khiêu dâm hàng giờ và đã có rất nhiều cuộc tình ngắn ngủi. Cuộc sống của tôi như tan vỡ".
Theo Paula Hall, tác giả của cuốn sách viết về chứng nghiện tình dục Sex Addiction: The Partner's Perspective, người nghiện tình dục có thể làm tổn thương bạn đời theo cách không giống những dạng nghiện khác. Hall tin rằng, hàng nghìn người đang phải đấu tranh với những điều khiến bản thân mình đau đớn: sự phản bội, dối trá của người bạn đời mắc nghiện. Bởi nghiện tình dục là một điều gì đó cực kỳ cá nhân, ảnh hưởng tới những gì riêng tư mà nghiện rượu và ma túy không có.
"Tôi có thể đối phó với các kiểu nghiện game, rượu, nhưng nghiện sex thì thật khó khăn", Rachel khẳng định. Giống như phần lớn mọi người, ban đầu Rachel không quan tâm đến khái niệm này và cho rằng đây chỉ là cái cớ thiếu thuyết phục của việc ngoại tình. Sau đó, Rachel bắt đầu nghĩ rằng những hành vi tình dục của chồng có xu hướng cưỡng ép mình.
Tổ chức Sức khỏe toàn quốc NHS (National Health Service) của Anh có riêng một trang web nói về nghiện tình dục. Theo đó, nó có thể liên quan đến một đối tác cụ thể nào đó, nhưng cũng nghĩa là các hoạt động như xem phim khiêu dâm, thủ dâm, quan hệ với gái mại dâm hoặc chát sex. Người nghiện tình dục không thể kiểm soát được hành vi và ham muốn.
Nguyên nhân của nghiện tình dục rất phức tạp. Đối với nhiều người, mà con số này đang ngày càng tăng và tăng nhanh, đơn giản là do hoàn cảnh xô đẩy. "Trong thế giới phương Tây ngày nay, bạn có thể tìm thấy bất kỳ thứ gì mà bạn muốn một cách dễ dàng và vô danh. Bạn cũng có thể tải về rất nhiều thứ mà bạn không muốn, chỉ do không may bạn lỡ click vào", Hall giải thích.
Trước đây, người ta cho rằng, bạn tình của những người nghiện tình dục cũng là "tòng phạm", bởi họ biết các cấp độ xảy ra và cho phép nó xảy ra. Tuy nhiên, Hall cho rằng, đó là một sự xúc phạm. Bởi sự thật, đa số đều cảm thấy sốc khi biết bạn đời mắc bệnh này. Họ không chỉ cảm thấy bị xúc phạm khi người kia giấu mình đi đến các khu đèn đỏ mà họ còn mất lòng tin vào người bạn đời và thậm chí tự dằn vặt chính mình.
Không có gì lạ khi nhiều người vợ của những người nghiện tình dục bị chấn thương, trầm cảm, lo âu và hoảng loạn, giận dữ hoặc tự cô lập. Hall kể, "một doanh nhân tự tin và thành đạt gần đây nói với tôi rằng sự phát hiện rằng chồng mình là một người nghiện tình dục đã khiến cô trở thành một người khó chịu và thường xuyên la hét, những điều vốn rất xa lạ với cô ấy".
Hall cho rằng bạn đời của người nghiện tình dục cũng cần được giúp đỡ. Cuốn sách của cô sẽ là một cẩm nang hướng dẫn, bao gồm ba lĩnh vực: Hiểu về nghiện tình dục và tại sao nó lại gây ra nỗi đau cho nhiều người; Chữa những hậu quả mà người nghiện gây ra cho người bạn đời của họ; Giúp những người bạn đời này làm việc để hoặc là cứu vớt mối quan hệ, hoặc là chia tay và cứu đời mình.
Lý tưởng nhất là những người vợ/chồng đó tự có một biện pháp điều trị cho chính mình. Một số nhà trị liệu hôn nhân, vốn không được đào tạo trong lĩnh vực tình dục, đôi khi giải quyết nỗi đau của người chồng người vợ đó như một người bị phản bội, nhưng sự thực tồi tệ hơn thế. Tuy nhiên, cũng có những người nghiện không đi quan hệ với ai cả, họ chỉ sử dụng các biện pháp khiêu dâm. Dù thế nào thì nỗi đau của những người lấy phải người nghiện tình dục cũng rất lớn và khác biệt.
Từ kinh nghiệm thực tế của mình, Joy Rosendale, một chuyên gia trị liệu nghiện tình dục, đã giúp một nhóm những người lấy phải người nghiện tình dục có thêm hy vọng. Bà có một trung tâm ở trị liệu ở Marylebone Centre, London.
Đa số phụ nữ cảm thấy ngại ngùng khi tìm kiếm sự giúp đỡ, bởi vấn đề quá riêng tư và thầm kín. Rosendale bắt đầu những chương trình trợ giúp kéo dài 12 tuần bằng cách giảng dạy nghiện tình dục là gì và không cá nhân hóa nó. "Người nghiện tình dục khiến cho người vợ có cảm giác "mình không đủ tốt" và "anh ấy không ham muốn mình. Nhưng chữa nghiện không phải là sex mà là chữa cảm giác khoái lạc. Một khi họ hiểu được bản chất gây nghiện, họ sẽ biết cách tự chăm sóc mình".
Nghiên cứu của Rosendale tiết lộ rằng 1/3 những người vợ tìm kiếm sự trợ giúp cố giữ hôn nhân, hơn 1/3 chọn giải pháp chia tay và số còn lại thì vẫn lúng túng chưa biết quyết định thế nào.
Hall bổ sung, các cặp vợ chồng thường tiếp cận theo ba hướng, đầu tiên người nghiện đi tìm nguyên nhân và phát triển các biện pháp ngừa tái phát. Thứ hai, người vợ cảm thấy ổn định trở lại, cũng như đã hiểu về bệnh nghiện tình dục, sẽ cố gắng chỉ ra điều họ muốn ở hôn nhân trong tương lai. Thứ ba, hai vợ chồng cùng thống nhất các ranh giới trong mối quan hệ của mình.
"Trong khi một số ông chồng nghiện vẫn hoàn nghiện, ra đi là con đường đúng đắn nhất dành cho những người vợ, nhưng họ vẫn cần được hỗ trợ để xây dựng lại niềm tin và tái sinh đời sống phòng the của mình" , Hall nhận xét.
Rachel đồng ý: "Chồng tôi đã cố gắng đề dừng các hành vi của mình nhưng anh ta không cố tìm hiểu nguyên nhân. Tôi cảm thấy nguy cơ tái phát của anh ta quá lớn vì vậy tôi quyết định ra đi. Nếu tôi không tự giúp mình, tôi sẽ không thể ra đi để xây dựng lại cuộc sống cho mình".
Theo VNE
Vợ có chồng nghiện tình dục dễ bị trầm cảm, hoảng loạn Một ngày, chồng ngồi xuống cạnh tôi và bảo mình nghiện tình dục, đêm nào cũng xem ảnh khiêu dâm và có nhiều cuộc tình ngắn ngủi. Rachel là một phụ nữ 41 tuổi người Anh. Sau 8 năm kết hôn, chị bắt đầu tự hỏi liệu chồng đã mất hứng với mình khi anh thường đi ngủ muộn và sau đó xin...