Chữa bệnh bằng phương pháp thực dưỡng: Những lầm tưởng nguy hại
Nổi lên như một trào lưu trong những năm gần đây, phương pháp ăn theo thực dưỡng được đồn thổi là có thể điều trị bệnh, trong đó có cả những bệnh nan y như tim mạch, ung thư…
Thậm chí có những người còn “thần thánh hóa” phương pháp này thành một trường phái riêng. Thế nhưng, thực tế thì thực dưỡng giúp điều trị “bách bệnh” hay góp phần đẩy người bệnh đến sớm hơn với ngưỡng cửa tử thần?
Khi khám bác sĩ thường tư vấn cho bệnh nhân không cuồng tin vào phương pháp chữa bệnh bằng “thực dưỡng”
Bỏ mạng vì tin thực dưỡng
Mới đây, một nữ bệnh nhân 59 tuổi (ngụ quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) đã phải đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì bỏ điều trị bệnh đái tháo đường và chuyển sang ăn thực dưỡng. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã tử vong 4 ngày sau đó.
Gia đình bệnh nhân cho biết cách đây 2 năm, người phụ nữ này phát hiện bị đái tháo đường và phải uống thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, nghe theo lời đồn thổi, bệnh nhân bỏ thuốc không điều trị và chuyển qua ăn thực dưỡng với gạo lứt, muối mè và sữa hạt. Sau 2 tháng thực dưỡng bằng việc chỉ nhai gạo lứt, uống sữa hạt và ngồi thiền, bệnh nhân giảm 7kg và phải nhập viện cấp cứu.
“Khi nhập viện, bệnh nhân ở trong tình trạng suy kiệt, nhiễm toan chuyển hóa nặng, tổn thương gan nặng nề, men gan cao đến hàng ngàn đơn vị”, bác sĩ điều trị cho biết. Tại Bệnh viện K cũng thường xuyên cấp cứu các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy kiệt, ung thư di căn, đau đớn, tràn dịch màng phổi… do tin theo phương pháp thực dưỡng để chữa bệnh ung thư.
Như trường hợp của cô giáo Lê T.H. (38 tuổi, Hà Tĩnh) bị ung thư vú, thay vì tới bệnh viện điều trị, chị H. lại chọn cách chữa ung thư bằng phương pháp thực dưỡng, đẩy tế bào ung thư ra khỏi cơ thể không cần dao kéo. Sau thời gian dài ăn gạo lứt với muối mè, chị H. bị suy kiệt nặng nề và cũng không qua khỏi dù được đưa đi cấp cứu.
Video đang HOT
Tương tự, tại các tỉnh phía Nam, phong trào ăn theo thực dưỡng để chữa “bách bệnh” được tuyên truyền qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Chưa biết hiệu quả đến đâu nhưng câu chuyện ông này, bà kia thoát khỏi bệnh hiểm nghèo nhờ thực dưỡng được truyền miệng từ người này sang người khác và ngày càng lan rộng.
Thậm chí có một ngôi chùa ở tỉnh Đồng Nai, xóm “gạo lứt sống vui” ở huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) nổi tiếng chuyên hướng dẫn điều trị bệnh bằng phương pháp dưỡng sinh, thực dưỡng, mỗi ngày thu hút hàng trăm người bệnh từ TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh… tìm đến. Trong đó, có những người đã bỏ hẳn phác đồ điều trị của bác sĩ, “toàn tâm toàn ý” theo thực dưỡng với niềm tin có thể khỏi bệnh mà không dùng thuốc.
“Hiện nay trên mạng có nhiều “chuyên gia” đưa ra những lời tâng bốc dành cho thực dưỡng cũng như thực phẩm chức năng, kèm theo là quảng cáo bán hàng với chất lượng và xuất xứ không rõ ràng. Họ thường rêu rao người Nhật sống khỏe là nhờ các phương pháp này. Thế nhưng, các nghiên cứu khoa học lại chỉ rõ, Nhật Bản có tỷ lệ ung thư cao hơn Việt Nam với 248 bệnh nhân mắc mới/100.000 dân, con số này ở Việt Nam là 151/100.000 dân. Đặc biệt, tại Nhật Bản không ai bỏ điều trị để theo thực dưỡng hoặc thực phẩm chức năng như ở Việt Nam” – Bác sĩ NGUYỄN TRIỆU VŨ
Không có cơ sở
Theo các chuyên gia y tế, thực dưỡng là phương pháp xuất phát từ châu Âu, sau đó du nhập vào Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỷ trước. Triết gia Nhật Bản George Ohsawa đã tập hợp và đúc kết các nguyên lý chính của thực dưỡng, sau đó phổ biến thực dưỡng ra thế giới. Theo trường phái này, thực dưỡng không chỉ là một cách ăn uống mà còn là một triết lý sống, dựa trên cân bằng âm dương, vận động ngũ hành, kết nối với vũ trụ…
Thực dưỡng đề cao chế độ ăn dựa trên ngũ cốc nguyên cám, đậu, gạo lứt, rau củ quả trồng tại chỗ, rong biển, trái cây, hạn chế thịt (nhất là thịt đỏ), mỡ, trứng, các loại thực phẩm đóng hộp, đường tinh luyện… Cùng với chế độ ăn là phương pháp dưỡng sinh, vận động thích hợp.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho biết mỗi người có một đặc điểm sức khỏe, thể trạng, khả năng hấp thụ khác nhau, do đó phương pháp thực dưỡng có hiệu quả hay không cũng sẽ phụ thuộc vào thực đơn cụ thể và từng cá thể. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh, người dân cần phải đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc chỉ sử dụng duy nhất một chế độ ăn để chữa được bệnh là hoàn toàn không có cơ sở.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu – Bệnh viện Quận Thủ Đức, mặc dù được quảng cáo rầm rộ với nhiều trường hợp chữa khỏi bệnh ung thư nhờ thực dưỡng, nhưng tính xác thực của các nhân vật đó còn bỏ ngỏ và rất hoài nghi. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh thực dưỡng có hiệu quả phòng ngừa hoặc điều trị bệnh, nhất là bệnh ung thư, ngược lại đã có nhiều người bị suy dinh dưỡng và các cơ quan lớn về phòng chống ung thư hiện nay không khuyến khích người bệnh tuân theo phương pháp này.
“Ung thư là bệnh lý mạn tính với thời gian điều trị kéo dài, do đó bệnh nhân luôn cần một cơ thể khỏe mạnh để chống bệnh tật. Ung thư như loài tầm gửi sẽ hút chất dinh dưỡng của bệnh nhân, cho dù bệnh nhân khỏe hay yếu, do đó chế độ ăn kiêng hoặc bỏ đói khối u đều là phản khoa học, làm cơ thể suy dinh dưỡng, mất sức đề kháng làm bệnh nặng hơn, dễ nhiễm thêm các bệnh khác”, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ chia sẻ.
THÀNH AN
Theo SGGP
Ăn thực dưỡng bằng gạo lứt để chữa bệnh, người bệnh có thể chết vì suy kiệt
GS Mai Trong Khoa khẳng định, trong nhiều chục năm làm lâm sàng, chưa gặp trường hợp nào chữa khỏi ung thư chỉ bằng áp dụng ăn thực dưỡng.
Vưa qua, môt nư bênh nhân (59 tuôi, Ha Nôi) mât mang sau 2 tháng bo thuôc điêu tri tiêu đương, chi ăn gạo lứt, muối vừng và ngồi thiền đê... chưa bênh.
Tai Khoa Cấp BV Bạch Mai cac bac si xac nhân bênh nhân nhâp viên cấp cứu trong tinh trang đau bụng dữ dội, cơ thể suy kiệt.
Nữ bệnh nhân tử vong sau gần 2 tháng ăn thực dưỡng chữa bệnh đái tháo đường. Anh: NLĐ
Khi làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm toan chuyển hoá rất nặng, men gan lên tới hàng nghìn đơn vị/lít. Ngay lập tức, bệnh nhân được cho thở máy, lọc máu liên tục. Tuy nhiên, đến ngày 6/1, sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã không qua khỏi.
Theo gia đình, bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường cách đây 2 năm và duy trì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ kê. Nhưng gần đây, bệnh nhân đột ngột ngừng thuốc để chuyển sang áp dụng phương pháp ăn thực dưỡng lan truyền trên mạng. Suốt 2 tháng qua, bệnh nhân chỉ ăn gạo lứt, muối vừng, sữa hạt và ngồi thiền.
Hậu quả, bệnh nhân bị suy kiệt nặng, sau 2 tháng sụt 7kg, tình trạng đau bụng tăng dần, đến khi không chịu nổi mới vào bệnh viện cấp cứu.
Khi siêu âm, bác sĩ phát hiện trong gan có nhiều khối, bụng có dịch, không loại trừ nguyên nhân do ăn uống thiếu chất, cơ thể suy kiệt làm khối u âm thầm to nhanh dẫn đến vỡ vào ổ bụng.
Trao đôi vơi PV VNN, GS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai cho biết hiện rất nhiều bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, bỏ đói tế bào thư để chữa bệnh. Song các bác sĩ khuyến cáo, đây là phương pháp chữa bệnh hết sức nguy hiểm, trước khi khỏi bệnh, bệnh nhân có thể chết vì suy kiệt, rối loạn chuyển hoá...
GS Khoa khẳng định, trong nhiều chục năm làm lâm sàng, chưa gặp trường hợp nào chữa khỏi ung thư chỉ bằng áp dụng ăn thực dưỡng.
Anh minh hoa
Liên quan đên chê đô thưc dương đươc lan truyên trên mang, trươc đo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, gạo lứt thực chất là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.
Đặc biệt khi phương pháp ăn gạo lứt, muối vừng trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật được tổ chức Y tế thế giới công nhận thì phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư.
Gạo lứt cũng chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, vẫn rất cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như các nhóm thức ăn giàu protit, lipit, rau củ quả khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường, chứ chưa nói tới bệnh nhân ung thư, lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không có thêm dinh dưỡng khác lâu ngày có thể gây nguy hại, làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Theo giadinh.net
Bỏ thuốc ngang chừng để "ăn thực dưỡng" chữa tiểu đường, một phụ nữ tử vong Đang điều trị thuốc tiểu đường gần 2 năm nay, nữ bệnh nhân 59 tuổi ở Hà Nội bỗng quyết định dừng thuốc ngang chừng để áp dụng "ăn thực dưỡng" chữa bệnh theo phương pháp lan truyền trên mạng, dẫn đến hậu quả đau lòng... Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai Mới đây, khoa Cấp cứu - Bệnh viện...