Chưa bao giờ chiến lược của Apple lại giống với nhà Android như lúc này đây
Những chiếc iPhone ra mắt năm nay sẽ giúp hiện thực hóa một chiến lược mới của Tim Cook: dùng chính các chiêu bài của Android để giành giật thị phần của smartphone Android.
Mùa hè luôn là mùa dành cho những tin đồn của thế hệ iPhone sắp ra mắt, và điều này vẫn đúng ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp diễn tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Theo một thông tin đặc biệt đáng chú ý từ kênh YouTube Front Page Tech (cũng là kênh đã rò rỉ chính xác ngày phát hành iPhone SE mới), Apple năm nay sẽ ra mắt không chỉ một mà là hai model để thay thế cho chiếc iPhone 11.
Năm 2020, iFan có thể sẽ được đón nhận 5 (hoặc thậm chí là 6) mẫu iPhone mới.
Cụ thể hơn, iPhone 12 bản “thường” (không Pro) sẽ có một mẫu kích cỡ 5.4 inch và một mẫu kích cỡ 6.1 inch. Giá bán lần lượt của 2 bản này sẽ là 649 USD và 749 USD, thay cho mức giá 700 USD của những chiếc iPhone 11 đang bán ra trên thị trường. Thay vì tiếp tục sử dụng màn hình LCD cũ, dòng iPhone “thường” của năm 2020 sẽ được nâng cấp lên màn hình OLED. Thân hình của máy sẽ sử dụng chất liệu nhôm, tương tự như iPhone 6 trước đây.
Cùng lúc, chất lượng Pro vẫn sẽ được tiếp tục với 2 phiên bản iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max, kích cỡ 6.1 inch và 6.7 inch. Như vậy, nếu các thông tin rò rỉ này là chính xác, Apple sẽ ra mắt tới 4 model iPhone trong tháng 9.
Cộng với iPhone SE vừa ra mắt, 2020 sẽ là năm chứng kiến số lượng iPhone mới ra mắt lên tới 5 mẫu, một con số chưa từng có trong lịch sử. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên Apple đưa iPhone mới trở về với các khung giá 400 USD và 650 USD, vốn đã không được sử dụng trong vòng 3 năm qua (iPhone 8 và iPhone 11 đều ra mắt ở khung giá 700 USD trở lên).
Cùng với iPhone SE, iPhone 12 bản 5.4 inch sẽ giúp gia tăng sức hút của Apple đối với người dùng không dư dả kinh phí.
Nói cách khác, Apple đang áp dụng những chiến lược mang đậm màu sắc Android. Đầu tiên, sự hồi sinh của iPhone SE cho thấy nhà Táo đang thực sự mang tham vọng xâm chiếm vào phân khúc tầm trung/cận cao cấp vốn do các hãng Android làm chủ. Tại cuộc họp cổ đông mới tổ chức vào cuối tháng 4, CEO Tim Cook còn không ngần ngại khẳng định tuyên bố “iPhone SE nhanh hơn tất cả smartphone Android”, trái ngược hẳn với phong cách ít khi bình luận về đối thủ của Apple trước đây.
Mặt khác, danh mục iPhone được phân hóa rõ ràng, đáp ứng cho mọi đối tượng người dùng: iPhone SE cho người dùng ít dư dả, iPhone 12/12 Max cho người dùng thông thường và iPhone 12 Pro/12 Pro Max cho những người có nhu cầu cao nhất. Trong quá khứ, Apple chỉ vén màn nhiều nhất là 3 model mới trong một năm tài chính.
Video đang HOT
Thậm chí, các tin đồn còn cho rằng một mẫu iPhone SE Plus vẫn có thể ra mắt trong năm nay, đưa số lượng iPhone mới trong năm lên tới con số 6. Trong trường hợp Apple tiếp tục bán iPhone 11 hoặc iPhone XR sau khi đã vén màn iPhone 12, danh mục iPhone bán ra cũng sẽ dày đặc hơn bao giờ hết. Điều này cho phép Apple có đầy đủ vũ khí để tranh đấu với nhà Android trong các phân khúc giá từ trung cấp đến siêu cấp, thay vì chỉ sử dụng một vài mũi nhọn nhất định để tối đa lợi nhuận như trước.
iPhone 12 Pro sẽ khởi động một cuộc “đua số” cùng smartphone Android.
Danh mục sản phẩm là vậy, còn sức mạnh mỗi sản phẩm thì sao? Theo các tin đồn mới nhất, iPhone 12 Pro và 12 Pro Max sẽ là những mẫu iPhone đầu tiên sở hữu màn hình “siêu mượt” 120Hz. Bên cạnh dung lượng RAM được nâng lên 6GB và pin chạm mức 4400mAh, các mẫu iPhone năm nay sẽ giảm đáng kể khoảng cách với smartphone Android trên khía cạnh thông số phần cứng. Nếu Tim Cook tiếp tục thực hiện chiến lược “đá xoáy” của năm ngoái, gần như chắc chắn Apple sẽ đem Galaxy S20 và Pixel 4 ra so sánh trong sự kiện iPhone diễn ra vào tháng 9 tới. Dĩ nhiên, phần thắng tuyệt đối (trên sân khấu của nhà Táo) sẽ thuộc về iPhone 12 Pro.
Một lần nữa, đây lại là chiến lược vốn chỉ được nhà Android sử dụng. Những chiếc iPhone đã luôn xuất hiện tại các sự kiện đầu bảng của Huawei, Xiaomi, Samsung…, đã luôn bị các hãng Android coi là công cụ để quảng bá cho sản phẩm vượt trội của riêng họ. Về phần mình, Apple hiếm khi đáp trả – có lẽ là để ngầm chuyển đi thông điệp rằng iFan chẳng cần phải mảy may để ý đến các sản phẩm cạnh tranh.
Năm 2019, Tim Cook thay đổi. iPhone 11 Pro được đặt lên bàn cân trực tiếp với các đối thủ Android. Một tuyên bố rõ ràng được đưa ra, rằng mẫu iPhone mới nhất sẽ cho Galaxy S và Pixel “ngửi khói” về hiệu năng. Đến năm 2020, vị CEO của Táo lại không ngần ngại khẳng định: “iPhone SE có giá rẻ. Và iPhone SE nhanh hơn tất cả những chiếc Android nhanh nhất hiện nay”.
Apple sẽ “đánh” Android bằng chính chiến lược truyền thống của các nhà sản xuất Android.
Rõ ràng, Apple muốn những người dùng Android phải để ý tới iPhone. Apple muốn cộng đồng người dùng iPhone ngày càng đông đảo hơn. Lý do rất đơn giản: sau nhiều năm, cộng đồng người dùng iPhone hiện tại có thể coi là đã bị khai thác tối đa. Từ quý này sang quý khác, Apple vẫn chưa thể lặp lại thành công của iPhone X, vẫn chưa thể đảo ngược xu thế suy giảm của doanh số iPhone.
Bởi vậy, điều Apple cần làm nhất lúc này là tái khởi động lại chu kỳ tăng trưởng, đặt mục tiêu tăng người dùng lên trên mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn. Một chiếc iPhone SE giá siêu rẻ cấu hình siêu cao hay các dòng iPhone chính thống có giá mềm hơn (và dễ so sánh hơn) là cách hữu hiệu nhất để mở rộng nhóm người dùng iPhone. Không có cách tuyệt vời hơn để “hút” người dùng Samsung hay Huawei là đem chính những mẫu Samsung và Huawei đắt tiền nhất hiện nay lên bàn cân với iPhone.
Những thứ vũ khí vốn là của riêng nhà Android đang được Tim Cook tận dụng triệt để. Các đối thủ Android cần phải thực sự dè chừng, bởi chưa bao giờ nhà Táo lại tìm mọi cách để lấn sâu vào lãnh địa của chú robot xanh như ngay lúc này đây.
Tiếc nuối lớn nhất của Samsung
Không nhìn thấy tiềm năng phát triển của Android, Samsung đã đánh mất cơ hội mua lại hệ điều hành của Andy Rubin vào tay Google.
Trong cuốn sách mang tựa đề Dogfight: How Apple and Google Went to War and Started a Revolution (tạm dịch: Apple và Google đã chiến đấu và bắt đầu một cuộc cách mạng như thế nào), tác giả Fred Vogelstein đã tiết lộ những gì xảy ra trong cuộc họp giữa đại diện của Android và Samsung vào cuối năm 2004 tại Seoul.
"Cha đẻ Android" từng bị Samsung cười nhạo
Vào thời điểm đó, trong căn phòng với đầy đủ ban giám đốc điều hành Samsung, Andy Rubin đã trình bày kế hoạch phát triển và tầm nhìn tương lai cho "đứa con tinh thần" của mình và những gì ông nhận lại được là sự chê cười. Samsung coi kế hoạch đưa Android trở thành một sản phẩm phổ thông, cho mọi người là một trò đùa.
Android từng bị Samsung cười nhạo, cho là khó có khả năng phát triển.
"Anh định tạo ra thứ này cùng với ai nào? Các anh có 6 người? Anh đủ tỉnh táo chứ", một vị lãnh đạo của Samsung hỏi vặn.
"Họ cười nhạo tôi khi ra khỏi phòng họp", Andy Rubin nhớ lại những gì mình đã trải qua.
Chẳng bao lâu sau cuộc họp với Samsung, vào tháng 7/2005 Android được Google mua lại với giá 50 triệu USD và Rubin được thuê nắm giữ vị trí Phó chủ tịch cấp cao mảng nội dung di động và kỹ thuật số.
Điều ngạc nhiên là ngay sau đó, ban lãnh đạo Samsung dường như cảm thấy mình đã phạm sai lầm. Họ cố gắng liên lạc và sắp xếp một cuộc hẹn với Rubin nhằm thảo luận về chủ đề "thú vị" mà anh đã giới thiệu trong cuộc họp ở Seoul, chỉ một ngày sau khi thông tin Google mua lại được công bố. Tuy nhiên, mọi thứ đã quá muộn.
Mặc dù không sở hữu Android, Samsung vẫn là hãng smartphone Android số một thế giới.
Android giờ đây là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, là phần mềm nền tảng cho hơn 2,5 tỷ thiết bị hoạt động. Hơn 80% smartphone toàn cầu sử dụng Android. Với những thành quả đó, Samsung có lẽ đã phạm một sai lầm rất lớn.
Nhờ sự hỗ trợ phát triển và tiếp thị của Google, thế giới smartphone đã thay đổi và mang lại cơ hội tăng doanh số cho những công ty công nghệ lớn như Samsung. Trước khi Android trở thành một đối thủ lớn, danh hiệu "ông hoàng" smartphone vẫn thuộc về Nokia với hệ điều hành Symbian. Với Android, Samsung đã dễ dàng soán ngôi của Nokia vào năm 2012 và trở thành công ty đứng đầu thế giới về điện thoại thông minh cho đến tận ngày nay.
Lịch sử không có chữ "nếu"
Nếu Android rơi vào tay Samsung, mọi thứ có thể sẽ hoàn toàn khác. Việc Google biến Android thành một câu chuyện "cổ tích" thành công, không có nghĩa Samsung có khả năng làm được như vậy.
Rất có thể Samsung sẽ chỉ sử dụng hệ điều hành Android trên các dòng điện thoại của mình hoặc cấp phép sử dụng cho các nhà sản xuất sẵn sàng trả phí, thay vì sẵn sàng cung cấp miễn phí để phát triển dịch vụ như Google.
Cả hai chiến lược này nếu xảy ra sẽ cản trở bước tiến của Android. Các nhà phát triển cũng sẽ ít quan tâm hơn đến việc tạo các ứng dụng trên hệ điều hành vì sẽ không có nhiều sản phẩm điện thoại có cơ hội sử dụng nền tảng này. Một thị trường nhỏ hơn đồng nghĩa với khả năng kiếm tiền từ các ứng dụng và trò chơi sẽ thấp hơn.
Nếu ngày ấy mua Android chứ không để tuột vào tay Google, có thể Samsung sẽ không làm được những thành công như hôm nay.
Điều này rất có thể sẽ mở ra cơ hội lớn cho những đối thủ cạnh tranh khác như Windows Mobile của Microsoft hay Symbian của Nokia, khiến Android đánh mất khả năng thống trị thị trường hệ điều hành số như ngày nay.
Tuy nhiên, tất cả chỉ dựa vào suy đoán, chúng ta không thể biết được tương lai của Android nếu được Samsung mua lại năm 2004. Chỉ có thể suy đoán rằng nhiều khả năng Samsung sẽ không sử dụng chiến lược phát triển như Google.
Nếu Samsung mua lại Android, thị trường smartphone ngày nay có lẽ đã rẽ sang một hướng đi khác mà chúng ta không ngờ tới, và, rất có thể, gã khổng lồ công nghệ Samsung sẽ không có cơ hội để đứng vào vị trí hiện tại.
Apple sắp mở lại Apple Store tại một trong những ổ dịch COVID-19 lớn nhất Châu Âu 10 trong tổng số 17 Apple Store tại Ý sẽ hoạt động trở lại vào tuần tới, theo thông tin chính thức từ Apple. Apple mới đây cho biết hãng này dự kiến sẽ mở cửa trở lại 10 trong tổng số 17 Apple Store ở Ý trong tuần tới. Đây là động thái mới nhất của Apple thể hiện nỗ lực khôi...