Chùa Bái Đính ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục bậc nhất châu Á
Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng uy nghi, trang nghiêm cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, Khu tâm linh núi chùa Bái Đính (Ninh Bình) được biết đến như một bức tranh hòa quyện giữa sắc màu thiên nhiên tươi mới pha chút cổ điển, tâm linh. Đây cũng là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa.
Ngôi chùa chiếm giữ nhiều kỷ lục ấn tượng
Đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần
Nằm ẩn mình trên núi Bái Đính, cách thành phố Ninh Bình 12km, Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và có lịch sử hình thành khá lâu đời. Đây cũng là một danh thắng tâm linh vô cùng nổi tiếng và lớn nhất vùng Đông Nam Á với khuôn viên chùa rộng 539 ha cùng bề dày lịch sử hơn 1.000 năm tuổi gắn liền với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến như Đinh, Tiền Lê, Lý.
Bức tượng quý của chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ. Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý.
Sau đó, ông đã dừng lại để tu hành và biến nơi đây thành “vườn sinh dược” (vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế cho muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh và chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông bằng những loại thuốc quý có sẵn ở đây và một số loại được ông đưa từ nơi khác về trồng.
Sau khi chữa khỏi bệnh cho vua, ông được phong chức cao nhưng đã từ chối rồi xin vua về ngọn núi đã tìm ra cây thuốc để xây chùa thờ Phật nhằm tạ ơn trời Phật. Và ngôi chùa Bái Đính được xây dựng từ đó theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những ngôi chùa là các hang đá, điều đó đã làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nơi cửa thiền.
Chùa Bái Đính cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m
Trải qua bao nhiêu thế kỷ, ngôi chùa vẫn còn đó, như một minh chứng cho sự tồn tại bền bỉ của Đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Việt. Các hạng mục chính của chùa gồm: động thờ Phật, động thờ Mẫu, điện thời Đức Thánh Nguyễn Minh Không và điện thờ Đức Thánh Cao Sơn.
Năm 1997, Bái Đính cổ tự được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng cấp quốc gia với nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.
Ngôi chùa chiếm giữ nhiều kỷ lục nhất châu Á
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm,tại tỉnh Ninh Bình giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư các hạng mục về giải phóng mặt bằng, đường giao thông, cơ sở hạ tầng, cây xanh còn doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là chủ đầu tư các hạng mục làm chùa, tạc tượng, đúc chuông.
Ngày 10/4/2008, UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường của ông Nguyễn Văn Trường. Quần thể chùa Bái Đính mới này nằm trong tổng thể dự án xây dựng trung tâm du lịch văn hóa Tràng An rộng gần 2.000 ha do doanh nghiệp Xuân Trường làm chủ đầu tư.
Chiếm giữ hàng loạt kỷ lục
Chùa Bái Đính mới có những pho tượng uy nghi được chạm khắc tinh tế tựa lưng vào sườn núi xanh thẫm như đưa du khách tới ranh giới của cõi thiêng và cõi tục.
Quần thể chùa như viên ngọc sáng lấp lánh, đa màu sắc, hội tụ linh khí ngàn năm huyền thoại. Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam và sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm…
Đặc biệt, vòm mái màu nâu sẫm, cong hình đuôi chim phượng chính là điểm khác biệt nhất của kiến trúc chùa Bái Đính mới. Các chi tiết trang trí kiến trúc cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam với sự đóng góp công sức của 500 nghệ nhân và rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm…
Chùa Bái Đính về đêm
Với những đặc điểm kiến trúc vô cùng độc đáo như vậy, chùa Bái Đính cổ đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa, cách mạng cấp quốc gia (năm 1997); Chùa tân Bái Đính đã được sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục Châu Á công nhận 9 kỷ lục: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; chuông đồng lớn nhất Việt Nam; Bảo Tháp cao nhất châu Á; khu chùa rộng nhất Việt Nam; khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á; khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam; khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; khu chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính nhìn từ trên cao
Với những nét độc đáo, nổi bật đó đã góp phần tạo nên một quần thể chùa Bái Đính uy nghi, lẫm liệt, đa màu sắc. Hòa trộn thành nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng.
Chính vì vậy, Bái Đính không đơn thuần là một điểm du lịch tâm linh mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Nơi đây không những là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng của đất nước mà từ lâu đã trở thành một điểm đến nổi tiếng thu hút hàng ngàn khách du lịch tới thăm, chiêm ngưỡng. Ngay cả khi đang xây dựng, chùa Bái Đính vẫn thu hút rất đông du khách về thăm quan.
Những bức tượng quý tại chùa Bái Đính
Hàng năm mỗi khi lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức đã thu hút được đông đảo lượng du khách khắp trên mọi miền Tổ quốc và cả du khách nước ngoài tham gia. Bởi đến với lễ hội chùa Bái Đính, du khách còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước đầy anh hùng, bất khuất của dân tộc. Qua đó, đã hình thành trong mỗi con người những tâm lý, tiềm thức kỳ vọng, mong muốn vươn lên hướng tới điều tốt đẹp, hướng thiện.
Phải công nhận rằng, thiên nhiên tạo hóa đã thật ưu ái ban tặng cho con người và vùng đất Ninh Bình những phong cảnh sơn thủy kỳ thú vô cùng độc đáo, thu hút. Từ đây, phần nào đã tạo lên một Bái Đính đầy màu sắc cổ kính, linh thiêng, xứng đáng là viên ngọc quý, nơi hội tụ tinh hoa đất trời, nơi du lịch tâm linh ý nghĩa, thể hiện sự thành kính của con người với thần Phật nhưng vẫn đậm đà giá trị lịch sử dân tộc.
Dương Tươi – Gia Hồng
Theo baophapluat.vn
Sự thật cực sốc trong hòn đảo thiêng không bóng phụ nữ
Đền Okitsu nằm trên hòn đảo thiêng Okinoshima nổi tiếng Nhật Bản khi hòn đảo cấm hoàn toàn phụ nữ. Chỉ có nam giới mới có thể đặt chân đến hòn đảo này. Khi lên đảo, nam giới cởi bỏ quần áo và thực hiện nghi thức gột rửa.
Năm 2017, hòn đảo thiêng Okinoshima của Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới. Rộng khoảng 700 m2, Okinoshima được coi là đất thiêng của Thần đạo Shinto.
Dân cư trên hòn đảo chỉ gồm 1 người duy nhất. Người này làm nhiệm vụ canh giữ ngôi đền Okitsu trên đảo.
Ngôi đền Okitsu tọa lạc trên đảo thiêng Okinoshima có từ thế kỷ 17. Đây là nơi diễn ra các nghi thức cầu an cho những người đi biển.
Ngay từ thời xa xưa, phụ nữ bị cấm đặt chân lên đảo Okinoshima. Không ai biết vì sao luật cấm này ra đời.
Theo đó, chỉ có nam giới được phép lên đảo thiêng Okinoshima. Để lên đảo, họ phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt.
Cụ thể, khi đến hòn đảo linh thiêng, nam giới phải cởi bỏ quần áo và thực hiện nghi thức gột rửa.
Nam giới không được mang bất cứ thứ gì về nhà từ hòn đảo này dù là món đồ lớn hay nhỏ.
Đặc biệt, những người từng lên đảo không được nói bất cứ điều gì về chuyến đi đến vùng đất linh thiêng.
Hiện hòn đảo thiêng Okinoshima chỉ tiếp đón nam du khách vào một ngày duy nhất trong năm là ngày 27/5. Đây là ngày tưởng niệm những thủy thủ thiệt mạng trong một trận hải chiến khi chiến tranh Nga - Nhật diễn ra từ năm 1904 - 1905.
Số lượng nam du khách được phép lên đảo bị giới hạn ở con số 200 người. Những điều bí ẩn về Okinoshima khiến nhiều người cũng như giới chuyên gia tò mò, cố gắng đi tìm câu trả lời.
Video: Hòn đảo bí mật dành riêng cho người ngoại tình (nguồn: VTC14)
Tâm Anh
Rheo CNN/BBC
Kỳ thú tháp vỏ ốc cao nhất Việt Nam và bí ẩn "18 tầng địa ngục" ở Chùa Ốc Cách thành phố biển Nha Trang khoảng 60km về phía Nam, chùa Từ Vân (ở đường 3/4, phường Cam Linh, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) được xây dựng từ năm 1968, mang đậm phong vị biển cả với vật liệu chủ yếu là vỏ ốc, vỏ sò và san hô. Đây cũng là lý do chùa còn có tên gọi chùa Ốc....