Chủ vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang tiết lộ giá bán cao gấp 3 lần vẫn cháy hàng, nhiều người đến mua không có bán
Sau khoảng 4 năm trồng thử nghiệm, năm nay Bắc Giang đã có một số cây vải thiều không hạt cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn đặc trưng.
Tuy nhiên, vừa ‘tung’ ra thị trường, loại vải này đã ‘ cháy hàng’.
Theo chia sẻ của ông Vy Văn Hiệu – thôn Hạ Long, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, người ghép thành công giống vải này cho biết, hiện nay nhà ông có 4 cây vải không hạt đã đến độ thu hoạch.
“Khi thành công, tôi hết sức bất ngờ về kết quả. Đến lúc tung ra thị trường, nhiều người dân tò mò đến mua nhưng không còn vải để bán”, ông Hiệu nói.
Ông Vy Văn Hiệu – thôn Hạ Long, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, người ghép thành công giống vải không hạt.
Theo ông Hiệu, ưu điểm của vải không hạt là ít chăm sóc, không sâu cuống, quả mọng nước mà rất kinh tế. Hiện tại, 4 cây vải cho sản lượng khoảng hơn 1 tạ. Vải được bán với giá 100 nghìn đồng/kg nhưng không có mà bán dù rất nhiều người hỏi mua.
Video đang HOT
Về màu sắc, những quả vải không có màu đỏ hơn và phần cuống nhỏ hơn những quả vải thường.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, giống vải này được nhập khẩu và được Sở nông nghiệp, Phòng nông nghiệp chọn lọc, lai tạo để đưa ra những giống tốt làm mô hình thử nghiệm.
“Hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đã ứng dụng 500 cây, trong đó huyện Lục Ngạn đã ứng dụng 1 số mô hình khoảng vài chục cây được trồng rải rác ở một số địa phương khác nhau. Từ năm 2023, chúng tôi sẽ mở rộng giống vải thiều không hạt này sang vùng trồng của các xã lân cận nữa”, ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho hay.
Cũng theo ông Thi, qua quá trình trồng thử nghiệm, đến nay vải không hạt đã cho quả nhiều hơn so với một số giống vải khác.
“Vải không hạt đỏ hơn, quả nhiều và không bị cháy nắng. Ưu điểm lớn nhất của nó là không hạt để phục vụ cho chế biến, bảo quản và đáp ứng được những thị trường xuất khẩu cao cấp ở châu Âu”, ông Thi nói.
Hiện vải thiều không hạt vẫn đang tiếp tục được khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả để nếu nhân rộng sẽ đảm bảo được đầu ra và giúp người nông dân có nguồn thu nhập ổn định.
Theo ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, bước đầu cho thấy, vải thiều không hạt cho kết quả khả quan. Cây vải thiều không hạt sinh trưởng, phát triển tương đồng với vải thiều bản địa.
Sở đang tiếp tục phối hợp nghiên cứu, nhân rộng giống vải này tại địa phương, góp phần đa dạng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người trồng vải.
Vietnam Airlines đưa đặc sản vải thiều Lục Ngạn lên các chuyến bay
Với nỗ lực đưa đặc sản trái cây vùng miền đến với các hành khách trong và ngoài nước, cũng như mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, địa phương trong việc quảng bá nông sản Việt với thực khách thế giới, hãng hàng không Vietnam Airlines một lần nữa đưa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) lên các chuyến bay sau 2 năm ngắt quãng vì dịch bệnh.
Theo đó, từ ngày 1 đến 15/7, hãng hàng không Vietnam Airlines bắt đầu phục vụ món tráng miệng vải thiều Lục Ngạn đối với các bữa ăn trên khay cho hành khách hạng Thương gia trên các chặng bay nội địa và quốc tế xuất phát từ Hà Nội.
Loại vải thiều được Vietnam Airlines lựa chọn cấp lên chuyến bay có nguồn gốc từ Lục Ngạn (Bắc Giang), đạt tiêu chuẩn VietGap. Ảnh minh họa.
Loại vải thiều được Vietnam Airlines lựa chọn cấp lên chuyến bay có nguồn gốc từ Lục Ngạn, đạt tiêu chuẩn VietGap gồm: Được trồng ở vùng đăng ký, không có mầm bệnh, không chứa thuốc bảo vệ thực vật cấm, được chiếu xạ chống ký sinh trùng, có chứng chỉ về an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền, có nguồn gốc xuất xứ. Đây là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu để xuất khẩu sang thị trường châu Âu và một số thị trường cao cấp khác như Mỹ.
Để bảo đảm độ tươi ngon nhất của trái cây trên khay suất ăn của thực khách, quả vải sẽ phải qua quy trình thu hoạch và kiểm định khắt khe. Vải được hái từ sáng sớm và trong vòng 1 giờ sau khi hái khỏi cây được nhúng vào nước lạnh có nhiệt độ từ 2-4 độ C trong vòng 2 phút.
Vải sau khi làm lạnh được sơ chế (bỏ cành, cắt sát cuống), phân loại và đóng ngay vào thùng xốp cách nhiệt có đá giữ lạnh được bọc kín trong bao bì túi PE (lượng đá giữ lạnh chiếm 20-25%; khoảng 8kg đá/25 kg vải), vận chuyển đến Công ty Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS). Tại đây, nhân viên của NCS tiến hành chọn lọc vải một lần nữa, ngâm khử trùng trước khi chia vào khay suất ăn, giữ lạnh cho đến khi cấp trên chuyến bay.
Trước đó, từ ngày 24/6/2022, Vietnam Airlines đã phối hợp tỉnh Bắc Giang vận chuyển vải thiều của Lục Ngạn và phân phối đến tay người tiêu dùng trong cả nước thông qua trang mua sắm trực tuyến VNAMall. Khách hàng đặt mua trái vải thiều Lục Ngạn Global Gap đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản trên VNAMall sẽ được giao hàng tận nhà tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hoặc nhận trực tiếp tại sân bay Nội Bài.
Việc phân phối vải thiều trên trang mua sắm trực tuyến này là nỗ lực của Vietnam Airlines trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình trải nghiệm của khách hàng, hướng tới mục tiêu trở thành hãng hàng không số.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng luôn ưu tiên nguồn hàng vải quả, tạo luồng phục vụ riêng cho hàng vải quả, nhằm rút ngắn thời gian từ khi tiếp nhận đến lúc phát hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ, tận dụng tối đa tải chuyên chở và bảo đảm công tác an toàn khai thác.
Vải thiều Bắc Giang đã từng nhiều lần được "ngồi" trên ghế khoang hành khách để tăng tải trọng vận chuyển cùng với việc được chất xếp trong khoang hàng hóa. Các giải pháp logistics của hàng không đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho việc tiêu thụ vải thiều.
Vải thiều Lục Ngạn không hạt gây tò mò, được săn lùng với giá 200 nghìn/kg Sau 3 năm thử nghiệm, vải thiều không hạt Lục Ngạn đã cho thu hoạch bước đầu, giá bán khoảng 200 nghìn đồng/kg, cao gấp hơn 10 lần vải thường. Chiều nay (30/6), trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, hiện nay, UBND Lục Ngạn đang triển khai một số...