“Chú trọng quản lý thị trường viễn thông phát triển bền vững!”
Phát biểu kết luận hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2012 ngày 9/7/2012 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ rõ, bên cạnh những ưu điểm, trong 6 tháng đầu năm vừa qua, ngành TT&TT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Bộ TT&TT sẽ tập trung quản lý khuyến mại, thuê bao trả trước, đảm bảo thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh…
Đó là: việc xây dựng các đề án, chương trình công tác trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vẫn còn chậm so với tiến độ, phải điều chỉnh kịp thời một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ TT&TT được các đơn vị hoàn thành không đúng kế hoạch việc quyết toán chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (VTCI) đến năm 2010 chưa thực hiện đúng theo Thông tư số 67 ngày 18/7/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính của Quỹ VTCI Việt Nam, do vậy đã ảnh hưởng đến công tác tổng kết, đánh giá “pha” 1 và tiến độ triển khai “pha” sau của chương trình cung cấp dịch vụ VTCI công tác xây dựng cơ bản và hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty VTC còn những bất cập, hạn chế, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty một số cơ quan báo chí vi phạm tôn chỉ mục đích việc quản lý thông tin trên mạng Internet, đặc biệt là mạng xã hội, blog cũng như quản lý thuê bao điện thoại di động còn hạn chế, yếu kém từ cấp Bộ cho tới các địa phương.
Về phương hướng, nhiệm vụ của ngành TT&TT trong 6 tháng cuối năm 2012, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh 14 nội dung cần triển khai tập trung bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thành chương trình công tác năm 2012 đúng thời gian và đảm bảo chất lượng, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản đăng ký trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.
Thứ hai, phải tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bảo đảm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm nay.
Video đang HOT
Thứ ba, phối hợp và thực hiện tốt các đề án, chương trình lớn đã và sắp được Chính phủ phê duyệt để nâng cao tính khả thi, bảo đảm hiệu quả đầu tư trong bối cảnh tiết kiệm đầu tư công hiện nay.
Thứ tư, kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ và các đơn vị trong Bộ bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, Cục (nếu có) đồng thời thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý theo tinh thần Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị, thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác theo các quyết định của Đảng, Chính phủ.
Thứ năm, tăng cường công tác kế hoạch tài chính của các Sở, các cấp, bảo đảm thu chi ngân sách năm 2012 đúng mục tiêu, kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả xây dựng kế hoạch phát triển và dự toán nguồn ngân sách năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách trong 3 năm 2013 2015 để có đủ nguồn lực thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ này của Bộ tích cực làm việc với Bộ Tài chính về thông tư quy định phí thương quyền viễn thông để có thêm nguồn lực góp phần tạo cơ sở vật chất cho Bộ trong quá trình điều hành công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực TT&TT.
Thứ sáu, chấn chỉnh và củng cố việc thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với các DN nhà nước cũng như công tác quản lý các DN trong lĩnh vực TT&TT, trực tiếp là tham gia tái cấu trúc Tổng Công ty VTC, Tập đoàn VNPT.
Thứ bảy, quản lý thị trường viễn thông phát triển bền vững, cụ thể là tập trung quản lý khuyến mại, thuê bao trả trước theo tinh thần của Thông tư 04, đảm bảo thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, hài hòa lợi ích xã hội, DN và người dân có chế tài quản lý chặt chẽ các DN cung cấp dịch vụ viễn thông đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông.
Thứ tám, nghiên cứu hoàn thiện công tác cấp phép và các biện pháp tổ chức, quản lý đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền, góp phần tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước, DN và xã hội.
Thứ chín, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội phấn đấu để năm nay tạo được dấu ấn mạnh về ứng dụng CNTT.
Thứ mười, chuẩn bị tốt các điều kiện, tiền đề cần thiết để triển khai thành công Nghị quyết Trung ương số 13 về xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ, trong đó có hạ tầng TT&TT đồng thời làm tốt việc tổng kết Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị và tham mưu giúp Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về phát triển và ứng dụng CNTT thời gian tới.
Thứ mười một, đối với công tác quản lý nhà nước của ngành tại địa phương, chỉ đạo các đơn vị trong Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương hướng dẫn các Sở TT&TT thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực TT&TT, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ các cấp.
Thứ mười hai, chuẩn bị tốt dự án Luật An toàn thông tin số để sớm trình Quốc hội trong thời gian tới. Đây là một dự án Luật rất quan trọng, góp phần tháo gỡ, giải quyết vấn đề bức xúc trong xã hội.
Thứ mười ba, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường công tác thông tin đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành TT&TT nói riêng.
Thứ mười bốn, làm tốt nhiệm vụ tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo lộ trình của kế hoạch 08 của Bộ Chính trị về tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 4.
Theo vietbao
Thúc đẩy ứng dụng Internet di động cho nông thôn
Ngoài hạ tầng, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về ICT cũng như các dịch vụ Internet cho vùng nông thôn. Ảnh: Internet
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường mở rộng truy cập băng rộng tới nông thôn, nâng cao nhận thức về ICT và kỹ năng đọc viết điện tử cũng như khuyến khích phát triển các dịch vụ, ứng dụng Internet di động cho cộng đồng nông thôn.
Tại Hội thảo "Chiến lược phát triển mạng băng rộng và các ứng dụng cho nông thôn Việt Nam" ngày 13/6, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, mặc dù việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng băng rộng và các ứng dụng cho nông thôn trong thời gian tới là môt trong các vấn đề trọng tâm trong Quy hoạch phát triển Viễn thông Quốc gia đến năm 2020, trong đó xác định từ nay đến năm 2020, Chính phủ sẽ dành các nguồn lực thích đáng cho việc phát triển viễn thông công ích (khoảng 14 nghìn tỷ đồng, tương đương 700 triệu USD), chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng quốc gia (khoảng 120 nghìn tỷ đồng, khoảng 6 tỷ USD)....
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, một trong những nguyên nhân hạn chế và yếu kém của việc phát triển hạ tầng thông tin chưa đi đôi với quản lý, sử dụng hiệu quả đó là việc nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước.
Do đó, Thứ trưởng hi vọng rằng qua Hội thảo, Ngân hàng Thế giới sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm mô hình hiệu quả trong việc phát triển băng rộng nông thôn như các mô hình hợp tác công tư (PPP), mô hình kinh doanh dịch vụ thuê ngoài (BPO)...đã và đang được ứng dụng thành công tại một số nước trên thế giới.
Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam thời gian qua được đầu tư công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước, băng thông kết nối quốc tế đạt 500 Gbps, đã cung cấp được nhiều loại hình băng rộng như 3G, IPTV, truyền hình theo yêu cầu...Truyền dẫn cáp đồng và cáp quang được triển khai tại địa bàn 63/63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 692 đơn vị hành chính cấp huyện (đạt 99%) và 10.655 đơn vị cấp xã có truyền dẫn cáp quang đạt 95,5%.. Tổng số trạm BTS đang hoạt động trên toàn quốc là 71.534 trạm, trong đó 39% số trạm phân bố ở khu vực thành thị, 61% trạm phân bố ở nông thôn.
Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ người dân sử dụng Internet chiếm 35% với tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 10,88%. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 12,84 /100 hộ dân. Cả nước có khoảng 10,2 triệu thuê bao điện thoại cố định và 120 triệu thuê bao di động, trong đó có 16 triệu thuê bao di động
Theo vietbao
Chưa định lượng được lợi ích của IPv6 Những lợi ích kinh tế của việc chuyển mạng lên IPv6 sớm chưa được định lượng, chưa tính toán ra con số được nên doanh nghiệp phân vân không biết phương án nào, chuyển sớm hay chuyển muộn thì có lợi hơn. Tại Hội nghị báo cáo Hoạt động Thúc đẩy IPv6 Quốc gia 6 tháng đầu năm 2012 diễn ra sáng nay...