Chủ tịch WB: G20 có thể sẽ tiếp tục hoãn trả nợ cho các nước nghèo nhất
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 5/4 cho rằng trong tuần này Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ tiếp tục cho phép các nước nghèo nhất hoãn trả nợ đến hết năm nay.
Chủ tịch World Bank David Malpass. Ảnh: Financial Times
Bộ trưởng Tài chính các nước G20 dự kiến sẽ có cuộc họp trực tuyến vào ngày 7/4 bên lề các hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB.
Phát biểu với báo giới, ông Malpass, người trước đó đã kêu gọi gia hạn thêm một năm Sáng kiến hoãn nghĩa vụ nợ (DSSI), cho biết có thể G20 sẽ đồng ý duy trì thỏa thuận này đến hết năm 2021. Tuy nhiên, điều này sẽ kèm theo một hướng dẫn rất rõ ràng rằng đây có thể là lần gia hạn cuối cùng của G20.
Chương trình này được triển khai lần đầu vào năm ngoái giữa bối cảnh dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề hơn cả đến các nước nghèo nhất, khiến chính phủ các nước này khó có thể trả nợ và hỗ trợ người dân, khi các doanh nghiệp và hoạt động thương mại đều bị tê liệt. Sau đó, vào tháng 10/2020, G20 đã nhất trí gia hạn sáu tháng đến ngày 30/6 năm nay.
Tuy nhiên, ông Malpass cho biết các nước nghèo sẽ cần được miễn giảm nợ dài hạn hơn, vì kể cả khi được hoãn trả nợ tạm thời, tổng khối nợ của các nước nghèo trong nhiều trường hợp vẫn không bền vững.
Trong khi đó, IMF ngày 5/4 đã phê chuẩn đợt miễn giảm nợ thứ ba với giá trị lên đến 238 triệu USD cho 28 trong số những nước nghèo nhất thế giới. Trong một thông báo, IMF cho biết quyết định này sẽ tiếp tục giúp các nước giải phóng những nguồn lực tài chính hiếm hoi để sử dụng cho mục đích hỗ trợ kinh tế, xã hội và y tế, nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.
Đợt miễn giảm nợ hiện tại sẽ kéo dài đến ngày 15/10, nhưng IMF cho biết có thể đưa ra thêm một đợt nữa đến ngày 13/4/2022, nâng tổng giá trị miễn giảm nợ lên đến khoảng 964 triệu USD.
Video đang HOT
Kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi: Triển vọng tươi sáng
Sau những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với những bất ổn chưa từng có, kinh tế Mỹ đang thể hiện sự phục hồi nhanh hơn dự kiến.
Các chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ cùng với tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được thúc đẩy đã mang lại triển vọng tươi sáng cho nền kinh tế xứ Cờ hoa.
Việc nới lỏng các hạn chế giãn cách xã hội cũng như tăng cường tiêm chủng phòng Covid-19 sẽ kích thích chi tiêu của người dân Mỹ.
Ở thời điểm cuối năm 2020, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, sớm nhất cũng phải đến quý II hoặc quý III năm nay, nền kinh tế 21,5 nghìn tỷ USD của Mỹ mới hồi phục được phần sản lượng mất mát do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, sự vững vàng có tính hệ thống, kết hợp với chính sách tiền tệ và tài khóa siêu nới lỏng đã giúp thúc đẩy sự hồi phục của cường quốc số một thế giới. Nền kinh tế Mỹ đang được cải thiện với hàng loạt gói ngân sách của Chính phủ như gói cứu trợ 1.900 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden đã ký hồi đầu tháng 3, một phần gói biện pháp trị giá 900 tỷ USD đã được thông qua hồi tháng 12-2020.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, dòng tiền mặt ồ ạt từ các gói ngân sách trên sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và thúc đẩy chi tiêu. Mặt khác, việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội cũng như tăng cường tiêm chủng phòng Covid-19 sẽ kích thích chi tiêu của người tiêu dùng và đây chính là động lực kinh tế quan trọng trong năm nay.
Các báo cáo gần đây cho thấy, nền kinh tế Mỹ cải thiện trên diện rộng khi doanh số bán lẻ trong tháng 1-2021 tăng mạnh nhất trong 7 tháng qua và sản xuất của Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 3 năm vào tháng 2. Thị trường lao động, vốn phục hồi chậm hơn, nhưng đã cho thấy mức tăng việc làm cao hơn dự kiến trong tháng 2, mặc dù số người có việc làm vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch.
Tính đến nay, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm về 6,3% từ mức đỉnh 14,8% trong đại dịch. Công ty Xếp hạng tín nhiệm Moody's Analytics ước tính kế hoạch kích cầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ tạo ra 7,5 triệu việc làm trong năm nay. Cùng với đó, tỷ lệ tiêm chủng hằng ngày đã tăng gấp bốn lần và các ca nhiễm Covid-19 mới đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua.
Theo ông Stephen Stanley, nhà kinh tế trưởng của Amherst Pierpont Securities LLC, khoản tiền trợ cấp trị giá 1.400 USD cho mỗi người dân Mỹ, cùng với các khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung và tốc độ tiêm chủng được thúc đẩy nhanh chóng sẽ giúp duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong suốt cả năm 2021.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm 2021. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng của Mỹ có thể đạt 6%, trong khi các chuyên gia kinh tế khác như Gregory Daco của Oxford Economics dự báo con số tăng trưởng có thể vượt 7%. Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings ngày 16-3 thì khẳng định, mức xếp hạng nợ Chính phủ Mỹ hiện vẫn đứng ở mức AA, đồng thời cho biết, phản ứng chính sách nhanh chóng của Mỹ đối với những thách thức kinh tế đã hỗ trợ tích cực cho đà phục hồi kinh tế nước này.
Sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế xứ Cờ hoa tuy thế cũng làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát có thể tăng cao hơn, nhưng Chủ tịch FED Jerome Powell đã trấn an những quan ngại đó, đồng thời cam kết giữ lãi suất ở mức thấp cho đến khi thị trường việc làm phục hồi và lạm phát duy trì trên 2% trong một thời gian.
Sau năm 2020 với quá nhiều biến động, Mỹ muốn hướng đến sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 bằng việc đơn giản là quay trở lại hoạt động bình thường nhờ quá trình tiêm chủng. Dựa trên các thông số và chính sách mà Chính phủ Mỹ đã ban hành, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể lạc quan về triển vọng và xu hướng phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine ở các nước đang phát triển. Điều này gây tác động tiêu cực về nhân đạo và kinh tế, đặc biệt là ở các nước nghèo. Mỹ tới nay đã tiêm phòng Covid-19 cho khoảng 15% dân số nước này trong khi tỷ lệ này ở châu Âu...