Chủ tịch Viettel: ‘Thành lập Tổng Công ty Dịch vụ số là bước Viettel chuyển mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ số’
Ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Viettel cho biết, thành lập Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel là chiến lược chuyển mình của Viettel từ một nhà khai thác viễn thông truyền thống trở thành một nhà cung cấp dịch vụ số và đưa viễn thông, CNTT, ứng dụng số len lỏi vào mọi lĩnh vực.
Chủ tịch Viettel cho biết việc thành lập Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel là bước Viettel chuyển mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ số
Ngày 26/6/2019, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Tổng Công ty thành viên thứ 8 của Viettel chính thức ra mắt. Với mục tiêu “Khởi nguồn cuộc sống số”, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel được xác định là một công ty công nghệ tập trung trong ba lĩnh vực chính bao gồm Lĩnh vực Tài chính số: kiện toàn hệ sinh thái & ngân hàng số ViettelPay, triển khai thí điểm Mobile Money; Lĩnh vực dịch vụ dữ liệu: tập trung các lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm, quảng cáo; Lĩnh vực thương mại điện tử. Từ nay tới 2025, Tổng Công ty đặt hai mục tiêu trọng tâm lớn: Có 26 triệu khách hàng trên hệ sinh thái; phát triển 600.000 điểm chấp nhận thanh toán & cung cấp dịch vụ.
Với phương châm ở đâu có sóng viễn thông thì ở đó có hạ tầng và dịch vụ số, Viettel sẽ len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, mang tới cho người dân mọi miền Tổ quốc nhiều sinh kế mới, nhiều tiện ích mới trọn vẹn qua chiếc điện thoại di động. Đặc biệt phương thức Mobile Money – sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa/dịch vụ có giá trị thấp – sẽ phá bỏ mọi khoảng cách công nghệ, đưa số hóa an toàn, đơn giản tới người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa vốn có ít điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống. Đây sẽ là chất xúc tác làm bùng nổ cuộc cách mạng số tại Việt Nam.
Đồng thời, hạ tầng tài chính số – thương mại số sẽ giúp kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với người dân. Để đi xa thì phải đi cùng nhau, cùng mang lại giá trị cho người dùng, Tổng Công ty Dịch vụ số sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp; cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để chung tay kiến tạo một xã hội số không dùng tiền mặt; trở thành cấu phần quan trọng trong hạ tầng thanh toán tài chính Quốc gia; góp phần giữ gìn huyết mạch của nền kinh tế nước nhà.
Video đang HOT
Phát biểu tại sự kiện này, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch cho biết: “Viettel công bố thành lập Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định bước đi mạnh mẽ của Viettel trong chiến lược chuyển đổi số, quyết tâm chuyển mình từ một nhà khai thác viễn thông truyền thống trở thành một nhà cung cấp dịch vụ số. Đồng thời đây tiếp tục là hành động của chúng tôi nhằm thực hiện hóa tầm nhìn mà Viettel đã đặt ra là đưa viễn thông, công nghệ thông tin, ứng dụng số len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội”.
Cùng với việc xây dựng hạ tầng viễn thông rộng khắp, phủ sóng xấp xỉ 100% dân số Việt Nam, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để triển khai kết nối vạn vật, đầu tư các platform về Cloud, Big data, AI, triển khai hệ thống an ninh mạng, tạo nền tảng quan trọng cho chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Viettel cũng đã hoàn thiện hệ sinh thái của mình trên con đường tiên phong kiến tạo xã hội số. Theo đó, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp VT (VTS) cung cấp các giải pháp quản trị số cho doanh nghiệp và Chính phủ. Tổng Công ty Bưu chính Viettel (VT Post) cung cấp các dịch vụ logistic công nghệ. Công ty Viettel Media cung cấp các dịch vụ nội dung số. Công ty An ninh mạng cung cấp các giải pháp an ninh mạng, an toàn thông tin.
“Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel sẽ cung cấp các giải pháp quan trọng nhất cho toàn bộ hệ sinh thái số là: thanh toán số và các dịch vụ tài chính số, tiến tới thương mại điện tử trên nền thanh toán số. Thanh toán số (với hạt nhân là mobile money) được coi là nền tảng quyết định để kiến trúc nền kinh tế số, là cơ sở để bùng nổ các dịch vụ số khác. Như vậy, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel là mảnh ghép hoàn thiện cho hệ sinh thái số của Viettel, đóng vai trò then chốt trong chiến lược chuyển đổi số Viettel cũng như công cuộc xây dựng kinh tế số Việt Nam”, ông Lê Đăng Dũng nói.
Khách hàng trải nghiệm dịch vụ Viettelpay
Ông Lê Đăng Dũng còn cho biết, nếu lưu thông tiền tệ là mạch máu của nền kinh tế, thì thanh toán số là mạch máu của nền kinh tế số. Công cụ thanh toán phổ cập tới đâu, dịch vụ số sẽ phát triển đến đó và trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của cả xã hội. Nếu mọi người dân, dù ở bất kỳ đâu, đều có thể mua sắm, chuyển tiền thì chúng ta sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Người đứng đầu Chính phủ đã từng mong mỏi, “chúng ta cần nhanh chóng triển khai thanh toán điện tử để chống tiêu cực, tạo thuận tiện cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa”. Với số lượng điện thoại di động ở Việt Nam hiện đã đạt hơn 100% dân số thì việc triển khai Mobile Money có thể thực hiện nhanh chóng trên phạm vi cả nước, tránh được nguy cơ thị trường bị công ty nước ngoài chiếm lĩnh, sớm thực hiện được mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã nhìn nhận “Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân”. Mobile money sẽ đẩy mạnh việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm, an sinh xã hội của người dân Việt Nam.
Theo ICTNews
VinaPhone bắt đầu triển khai dịch vụ eSIM cho người dùng di động
VinaPhone là nhà mạng tiếp theo triển khai dịch vụ eSIM tại thị trường Việt Nam. Trước đó, một nhà mạng khác là Viettel cũng đã công bố cung cấp dịch vụ eSIM cho người dùng di động.
Theo thông tin từ VinaPhone, trong hôm nay (28/2), nhà mạng này sẽ tiến hành đổi SIM cho khoảng 5.000 thuê bao đăng ký dịch vụ này từ tháng 1/2019. Theo dự kiến, VinaPhone sẽ chính thức triển khai đại trà dịch vụ eSIM cho người dùng di động kể từ ngày 11/3 năm nay.
eSIM là một dạng thẻ SIM điện tử nhằm thay thế SIM thường, giúp thiết bị di động có thể kết nối với dịch vụ của nhà mạng. Thay vì phải "tháo ra lắp vào" như SIM truyền thống, những chiếc eSIM được tích hợp sẵn vào phần cứng của thiết bị. Không cần đến các quầy dịch vụ của nhà mạng, những chiếc eSIM mới có khả năng được lập trình và kích hoạt từ xa.
Cả 2 nhà mạng lớn là VinaPhone và Viettel đều đã triển khai dịch vụ eSIM tại thị trường Việt Nam.
Có kích thước nhỏ gọn, eSIM được gắn ngay vào linh kiện bên trong của thiết bị, đồng nghĩa với việc thiết bị sẽ không có khe hở để bụi, các tạp chất hay nước xâm nhập vào bên trong phần cứng, từ đó giúp bảo vệ thiết bị tốt hơn.
Bên cạnh đó, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi số/nhà mạng thông qua phần mềm hỗ trợ. Như vậy, khi đến các vùng không phủ sóng, thuê bao có thể chuyển đổi sang nhà mạng khác để kết nối liên lạc dễ dàng. Tiến xa hơn, khi eSIM trở thành một phần mặc định của thiết bị di động, cơ sở hạ tầng của nhà mạng sẽ trở nên gọn nhẹ, linh hoạt.
Trên thế giới hiện mới chỉ có 24 quốc gia hỗ trợ eSIM với 45 nhà mạng di động cung cấp. Việt Nam hiện là quốc gia thứ 25 trên thế giới hỗ trợ eSIM với cả 2 nhà mạng lớn là VinaPhone và Viettel. Hiện tại, eSIM mới chỉ có thể sử dụng tại Việt Nam với các thiết bị gồm iPhone Xr, iPhone Xs, iPhone Xs Max.
Theo viet nam net
Viettel tuyên bố cung cấp eSim xuyên Tết Kỷ Hợi Viettel vừa tuyên bố chính thức cung cấp eSIM (Embedded SIM) và miễn phí chuyển đổi dịch vụ từ SIM cũ sang eSIM cho 2019 khách hàng đầu tiên trước khi cung cấp đại trà ra thị trường. Việc sử dụng eSIM sẽ giải quyết được các hạn chế thường xảy ra với dòng SIM vật lý như: hỏng SIM, kẹt khay SIM......