Chủ tịch Union Berlin bị fan Feyenoord tấn công trong quán bar, 7 người nhập viện
3 thành viên trong ban lãnh đạo của Union Berlin vừa bị cổ động viên Feyenoord hành hung trong một quán bar tại Hà Lan.
Fan quá khích của Feyenoord tấn công 3 thành viên trong ban lãnh đạo của Union Berlin
Union phải hành quân tới sân vận động De Kuip của Feyenoord Rotterdam trong trận đấu thuộc khuôn khổ bảng E Conference League vào tối ngày 21/10 (theo giờ địa phương).
3 thành viên trong ban lãnh đạo của vị khách tới từ Bundesliga ( chủ tịch Dirk Zingler, giám đốc điều hành Oskar Kosche và giám đốc truyền thông Christian Arbeit) cũng bắt chuyến bay đến Hà Lan cùng toàn đội.
Vào đêm muộn 20, rạng sáng 21/10, 3 người đàn ông này lui tới De Huismeester – một quán bar gần khách sạn Union Berlin đang tạm thời lưu trú tại thành phố Rotterdam để uống bia cùng nhau sau khi kết thúc giờ làm việc. Tuy nhiên, cuộc tán gẫu của họ không chỉ có 3 người, họ còn phải đối mặt với nhiều “vị khách không mời” khác.
Fan Feyenoord làm loạn tại De Huismeester
Tờ Berliner Kurier (Đức) đưa tin, khi đang ngồi nói chuyện cùng nhau, Zingler, Kosche và Arbeit bất ngờ bị khoảng 25 cổ động viên Feyenoord tấn công. 25 kẻ côn đồ này sử dụng nhiều vật thể và ghế ngồi của quán bar De Huismeester để cố gắng hành hung 3 thành viên trong ban lãnh đạo của Union Berlin.
Sự hung hãn của các hooligan khiến nhiều vị khách cũng như nhân viên khác của De Huismeester bị vạ lây. Họ phải tự dựng bàn của quán lên để chống đỡ “cơn mưa” vật thể lạ của fan Feyenoord và núp sau những “tấm bia đỡ đạn” này.
Hậu quả của cuộc tấn công được thực hiện bởi fan Feyenoord
Theo thông tin được đăng tải trên trang Twitter chính thức của cảnh sát Rotterdam, có 7 người được đưa tới bệnh viện, trong đó có 1 phụ nữ nhập viện trong trạng thái bị sốc nặng về mặt tâm lý. Ngoài việc một người bị gãy chân, không có bất kỳ sự thiệt hại nào khác nghiêm trọng hơn về người.
Cảnh sát Rotterdam có mặt tại hiện trường không lâu sau khi sự việc trên xảy ra. Tuy nhiên, do fan Feyenoord bỏ trốn quá nhanh, nên lực lượng chức năng địa phương chỉ bắt được 1/25 kẻ gây rối. Hiện tại, phía cảnh sát Rotterdam vẫn đang nỗ lực điều tra, tìm kiếm thêm nhân chứng và đề nghị người dân gần đó cung cấp thêm thông tin, bằng chứng, hình ảnh về vụ việc này.
Sài Gòn: Không có chuyện quán bar mở bán đồ uống mang về như thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội
Thông tin quán bar Sài Gòn mở bán mang về trở lại đang xuất hiện ngập tràn trên Facebook trong hôm nay.
Kể từ ngày 1/10, TP.HCM cho phép nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động trở lại theo hình thức bán mang về hoặc giao hàng. Riêng các hoạt động như quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử... vẫn tiếp tục tạm dừng hoạt động cho tới khi có thông báo mới.
Tuy nhiên trong hôm nay (18/10), rất nhiều fanpage lớn đã lan truyền thông tin thành phố cho phép các quán bar mở bán mang về. Dưới nhiều bài đăng, dân mạng đùa vui với nhau "giá như có thể mua một tí EDM hay sự xập xình, nhộn nhịp về nhà theo", hoặc "đi bar mà không ngồi uống tại chỗ thì cũng mất hết phần vui".
Một loạt fanpage lớn về Sài Gòn đưa tin quán bar được phép mở lại để bán đồ uống mang về
Tuy nhiên, khi tìm đến quán East West Brewing (181 - 185 Lý Tự Trọng, Quận 1), anh Nghĩa (đại diện quán) khẳng định mô hình kinh doanh của mình không phải là quán bar như nhiều nơi đưa tin. Được biết, East West Brewing là một hãng bia thủ công (beercraft) lâu năm tại Sài Gòn.
East West Brewing là một quán bia thủ công lâu năm và có tiếng bậc nhất tại Sài Gòn
Anh Nghĩa cho biết, từ ngày 4/10, quán của mình bắt đầu mở bán bia mang đi cho khách nhưng chủ yếu theo hình thức giao hàng thông qua các app. "Hiện tại dù có bán mang về tại quán nhưng lượng khách ghé mua cũng không nhiều, nếu có cũng chỉ là khách quen. Lúc trước dịch, quán cũng chỉ phục vụ bia tại chỗ như dạng đồ uống chứ không phải là quán bar" - anh Nghĩa cho biết.
Thực tế, quán beercraft này chỉ mở bán một số loại đồ uống mang đi (chủ yếu theo hình thức online)
Ghi nhận thực tế trên nhiều con đường tập trung đông các quán bar, pub đình đám tại Quận 1 như Mạc Thị Bưởi, Đồng Khởi, Pasteur, Hồ Tùng Mậu... hiện chưa có quán nào mở cửa trở lại. Chính vì sự nhầm lẫn giữa loại hình bar/ pub/ club và beercraft khiến cư dân mạng Sài Gòn có sự nhầm lẫn thông tin như ngày hôm nay.
Một quán bar toạ lạc tại mặt tiền đường Mạc Thị Bưởi (Quận 1) vẫn đóng cửa im ỉm
Đại diện The Gin House (một quán bar có tiếng tại Sài Gòn) cũng xác nhận quán hiện chỉ mở bán lại một số loại đồ uống thủ công theo hình thức online chứ không bán mang về tại quán. Dạo một vòng fanpage các quán bar, pub nổi tiếng khác như Lost - Drink & Chill, Inthe MOOD, Rabbit Hole, The Alley Cocktail Bar & Kitchen, Layla - Eatery & Bar... cũng chưa nghe bất kỳ động tĩnh nào liên quan đến việc mở bán trở lại.
East West Brewing mở bán bia thủ công đóng chai mang đi từ ngày 4/10
Rất nhiều người thường gọi những nơi bán rượu tập trung với nhiều người đến "quẩy" trong tiếng nhạc sôi động là bar, nhưng thực chất đó là club. Khái niệm bar ra đời vào năm 1592, được hiểu đơn giản là một nơi bán nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu vang, cocktail... Nhưng đặc biệt hơn ở chỗ, mỗi quán sẽ chuyên về một loại rượu đặc trưng. Ví dụ, quán chuyên về Tequila sẽ có nhiều món đồ uống, cocktail pha với Tequila. Tương tự, quán chuyên về Gin sẽ dùng rượu Gin làm thức uống chủ đạo.
Không phải một nơi quá sôi động như club, ở quán bar, các bartender sẽ tạo ra những món đồ uống khác nhau từ loại rượu đặc trưng dựa trên câu chuyện riêng hay cảm xúc mà quán muốn truyền tải đến khách hàng. Thế nên, nhiều người còn coi việc thưởng thức các đồ uống này như đang nghe một câu chuyện với các cung bậc cảm xúc khác nhau. Chính vì vậy khi mua mang về nhà, rõ ràng sẽ mất đi hẳn cái "chất" của đồ uống nơi đây.
Đúng là sẽ chẳng ai muốn mua những loại đồ uống từ quán bar kiểu thế này về nhà thưởng thức. Thay vào đó, phải ngồi tại quán mới thưởng thức hết phong vị của nó (Ảnh: @thivo94)
Quán bar ở TP.HCM mở bán mang về, khách chưa mặn mà Sau giãn cách xã hội, các quán bar, bia thủ công tại TP.HCM vẫn vắng vẻ do không còn lượng khách hàng trực tiếp. Chiều 16/10, Bob Thompson (34 tuổi) ghé quán Pasteur Street Brewing tại phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) để mua bia thủ công mang về. Từ khi dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM, Bob đã hình thành thói quen...