Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong: Phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu
Sáng nay, 27-1, trong phiên thảo luận tại hội trường Đại hội XIII của Đảng về nội dung các văn kiện trình Đại hội, thay mặt Đoàn đại biểu Đảng bộ TPHCM, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM đã có tham luận “Phát triển kinh tế tri thức – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn từ TPHCM”.
Theo đồng chí Nguyễn Thành Phong, từ những năm 80 trở lại đây, dưới tác động mạnh mẽ của khoa học – công nghệ (KH-CN) hiện đại, đặc biệt công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ nano…, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và phát triển toàn diện, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức đã và đang trở thành xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới, được nhiều quốc gia lựa chọn làm chiến lược phát triển, điển hình như: Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật Bản, Singapore, Australia… nơi các yếu tố của nền kinh tế tri thức ở mức khá cao, trong đó các ngành công nghiệp dựa trên tri thức đã đóng góp trên 40% GDP; và đang hình thành tại một số quốc gia đang phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan…
Đoàn Chủ tịch Đại hội XIII của Đảng chủ trì, điều hành phiên thảo luận tại hội trường sáng 27-1. Ảnh: VIẾT CHUNG
Đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn thành công của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, TPHCM luôn xác định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tri thức trong định hướng, chiến lược phát triển. Cụ thể, TPHCM khai thác có hiệu quả lợi thế của một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ vào phát triển kinh tế tri thức, hình thành những nền tảng của kinh tế tri thức; bao gồm đội ngũ trí thức đông đảo, đô thị thông minh, khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các tập đoàn lớn về công nghệ, các trung tâm nghiên cứu phát triển, hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng 5G. Trên cơ sở đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong thời gian qua, TPHCM đã thành lập và phát triển Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm ươm tạo chuyên về trí tuệ nhân tạo, công viên KH-CN tại khu công nghệ cao, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán… Riêng khu công nghệ cao, đến nay đã thu hút 162 dự án với tổng mức đầu tư hơn 7,65 tỷ USD, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao năm 2020 đạt hơn 20 tỷ USD, năng suất lao động bình quân gấp 20 lần năng suất lao động bình quân của thành phố, thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia mạnh về công nghệ như: Intel, Samsung…
“Là địa phương đầu tiên ban hành chương trình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, chính quyền số và xã hội số. Ban hành chương trình xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh với 4 trụ cột: kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; trung tâm điều hành đô thị thông minh; trung tâm mô phỏng dự báo phát triển kinh tế – xã hội; và trung tâm an ninh, an toàn thông tin thành phố. Thành phố thông minh sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố; đồng thời, thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghệ cao và tạo động lực cho tăng trưởng nhiều ngành”, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Đặc biệt, TPHCM đang nghiên cứu lập, xây dựng quy hoạch khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông gắn với việc thành lập thành phố Thủ Đức. Khu vực này kỳ vọng góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp, là đòn bẩy và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Dự kiến sau khi thành lập và đi vào hoạt động, thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp 30%-35% GRDP của TPHCM, chiếm khoảng 7% GDP cả nước.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong phát biểu tham luận sáng 27-1. Ảnh: VIẾT CHUNG
Video đang HOT
Đồng chí Nguyễn Thành Phong cho rằng, ở Việt Nam, quan điểm phát triển kinh tế tri thức đã được đề cập, bàn bạc từ các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, các nhà quản lý… và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau từ những năm đầu thời kỳ đổi mới. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và nhiều văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước đã khẳng định vị trí, vai trò kinh tế tri thức trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, rất coi trọng vận dụng các yếu tố của kinh tế tri thức, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trên tinh thần đó, TPHCM đề xuất 7 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế tri thức trong thời gian tới:
1. Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức; cần thiết xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.
2. Tập trung phát triển mạnh nguồn lao động chất lượng cao, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
3. Tăng cường năng lực KH-CN quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức KH-CN mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền KH-CN tiên tiến của Việt Nam.
4. Đầu tư phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Ban hành các cơ chế, chính sách để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho KH-CN và đổi mới sáng tạo.
6. Không ngừng cải cách, đổi mới để đảm bảo vai trò dẫn dắt, quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Cần có cơ chế đặc thù để các khu công nghệ cao, khu công viên phần mềm phát huy vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo.
7. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực, kết hợp nội lực để bắt kịp xu thế phát triển KH-CN tiên tiến, phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất của đất nước.
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận chung tại hội trường Đại hội XIII của Đảng sáng 27-1. Ảnh: VIẾT CHUNG
Đồng chí Nguyễn Thành Phong khẳng định, trong xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc chắn rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ sẽ nhường chỗ cho nền kinh tế tăng trưởng dựa vào hàm lượng công nghệ cao, đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng. Để tiếp tục nâng cao tiềm lực, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu, đảm bảo cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Sẵn sàng tâm thế cho giai đoạn mới
Hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, bởi mục tiêu cuối cùng hướng tới là thực sự nâng cao đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần.
Với tinh thần đó, các xã NTM, NTM nâng cao trên địa bàn thành phố đều quyết tâm cao trong củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM bền vững.
Nâng mức thụ hưởng
Hệ thống giao thông nông thôn ở xã NTM nâng cao Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, cơ bản hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân.
Mới đây, Hội đồng thẩm định xã NTM nâng cao TP Cần Thơ đã họp xét và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND thành phố công nhận xã Thạnh Thắng, Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh) và xã Mỹ Khánh, Nhơn Ái (huyện Phong Điền) đạt chuẩn NTM nâng cao. Trước đó, thành phố đã có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, gồm: Trung An, Trung Thạnh, Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ); Định Môn, Trường Thành (huyện Thới Lai); Tân Thới (huyện Phong Điền). Quá trình xây dựng NTM nâng cao tăng mức thụ hưởng cho người dân cũng như nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.
Qua kết quả điều tra thu nhập bình quân đầu người năm 2020 xã Thạnh Lợi đạt 60,45 triệu đồng, đây là mức thu nhập cao đối với khu vực nông thôn. Để có kết quả này, ông Bùi Quang Nam, Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi, chia sẻ: Những năm qua, xã tập trung thực hiện chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp với trọng tâm là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế địa phương. Đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất, nông sản làm ra hướng đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đồng thời hướng đến liên kết nông dân, hình thành các mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã kiểu mới. Hiện xã có 5 hợp tác xã làm ăn hiệu quả.
Tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, đến nay, trên địa bàn xã chỉ còn 9 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,25%. Theo ông Nguyễn Trường Ca, Chủ tịch UBND xã Mỹ Khánh, xã đã phối hợp với các ngành, đoàn thể xã và ấp tổ chức rà soát thực tế đối với các hộ nghèo trên địa bàn. Từ đó, xác định đúng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của từng hộ, hướng dẫn đăng ký thoát nghèo và lập danh sách những hộ có khả năng thoát nghèo. Trên cơ sở đó, xã xây dựng giải pháp trợ giúp cụ thể đối với những hộ đã đăng ký thoát nghèo để họ nỗ lực vươn lên thoát nghèo một cách bền vững như: đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm; hỗ trợ vay vốn đối với các hộ có mô hình cụ thể; mở các lớp dạy nghề chăn nuôi, lớp đan túi bằng lục bình, xây dựng nhà ở.
Qua xây dựng NTM nâng cao, cơ sở hạ tầng tại các địa phương ngày càng hoàn thiện, tăng mức thụ hưởng cho người dân nông thôn. Điển hình tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, hệ thống giao thông cơ bản hoàn thiện phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa cho người dân. Đến nay, 94,2% đường trục ấp và đường liên ấp của xã được cứng hóa; 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 100% đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Với số lượng trường học khá nhiều, song, với sự quan tâm của các cấp, 6/7 trường học của xã được đầu tư đạt chuẩn quốc gia theo quy định...
Chuẩn bị tốt cho giai đoạn mới
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Bộ tiêu chí này vẫn có 19 tiêu chí nhưng đến 59 chỉ tiêu, trong đó có những chỉ tiêu định lượng yêu cầu rất cao. Chẳng hạn, thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo từng năm, đến năm 2025 là 80 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo, có bằng chứng chỉ, bằng cấp phải đạt từ 25% trở lên. Về tiêu chí tổ chức sản xuất yêu cầu xã phải có sản phẩm đạt chuẩn theo Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"; phải có mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao hoặc có mô hình áp dụng cơ giới hóa các khâu sản xuất gắn với an toàn thực phẩm... Do vậy, các xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao cần xây dựng kế hoạch nâng chất các tiêu chí ngay trong năm 2021 nhằm đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phong Điền, cho biết: Quá trình xây dựng NTM nâng cao ở huyện vẫn còn một số hạn chế. Do vậy, bước sang năm 2021, huyện đã có chủ trương để khắc phục các hạn chế, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Trong đó, huyện dành một phần kinh phí năm 2021 đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, nâng cấp trường học đạt chuẩn theo quy định. Đồng thời, tiếp tục phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, nhất là mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch. Huyện chỉ đạo 2 xã rà soát số hộ nghèo, có phương án hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, tiến đến xóa hộ nghèo trên địa bàn xã.
Đồng quan điểm trên, theo ông Đỗ Thanh Thảo, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, được công nhận xã Thạnh Thắng và Thạnh Lợi đạt chuẩn NTM nâng cao, đây là vinh dự cũng là trách nhiệm rất lớn. Do vậy, huyện Vĩnh Thạnh quan tâm sát sao cùng 2 xã quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM nâng cao theo hướng bền vững. Trong đó, chú trọng tổ chức hình thức sản xuất phát huy thế mạnh xã thuần nông; có giải pháp nâng cao thu nhập người dân...
Đại hội XIII của Đảng: Xác định rõ những nhiệm vụ đột phá Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TW tâm đắc với những quyết sách lớn mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề cập, các quyết sách này đã khái quát toàn diện các vấn đề của đất nước. Ông Huỳnh Tấn Việt (Đoàn đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương) trả lời phỏng vấn của...