Chủ tịch Trung Quốc viết thư gửi ‘ông trùm’ Starbucks
Hiếm khi viết thư cho doanh nhân nước ngoài, nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết thư cho “ông trùm” đế chế cà phê Starbucks Howard Schultz.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tỷ phú Howard Schultz. Ảnh: Reuters
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 14/1, phản hồi bức thư trước đó của tỷ phú Howard Schultz, ông Tập Cận Bình ngỏ ý đề nghị cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Starbucks giúp thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Cụ thể, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thúc giục ông Schultz tiếp tục giữ vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc – Mỹ. Theo hãng thông tấn Tân Hoa, ông Tập Cận Bình viết rằng Trung Quốc sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho các công ty trên khắp thế giới, trong đó có Starbucks cùng các doanh nghiệp Mỹ khác, được phát triển tại cường quốc châu Á này.
Hiện chưa rõ lý do tại sao bức thư lại được truyền thông Trung Quốc đăng. Bức thư xuất hiện trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã căng thẳng đỉnh điểm sau loạt tranh chấp gay gắt về thương mại, công nghệ, an ninh và quyền lợi.
Video đang HOT
Trong bức thư gửi Chủ tịch Trung Quốc hôm 6/1, tỷ phú Schultz đã chúc mừng quốc gia này sắp sửa xây dựng xong một xã hội thịnh vượng, hài hòa về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, đồng thời bày tỏ sự kính trọng của ông đối với người dân và nền văn hóa Trung Quốc.
Xuất hiện phổ biến tại các thành phố lớn của Trung Quốc, Starbucks cho biết đã mở hơn 4.700 cửa hàng cà phê trên khắp đất nước này kể từ năm 1999.
Ông Schultz đã từ chức chủ tịch chuỗi cà phê Starbucks vào năm 2018 nhưng vẫn giữ danh hiệu danh dự tại công ty. Ông từng gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại một buổi tiệc chiêu đãi chính thức tại Seattle nhân chuyến thăm cấp nhà nước của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Mỹ vào năm 2015.
Ông Trump ra lệnh rút hết tiền khỏi công ty dính líu quân đội Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh bổ sung ngày 13-1, trong đó yêu cầu tất các nhà đầu tư Mỹ thoái hết vốn tại các công ty nằm trong danh sách dính líu quân đội Trung Quốc. Hạn chót cho việc này là ngày 11-11-2021.
Chính quyền Trump tiếp tục thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc trong những ngày cuối cùng - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ không nêu tên cho biết biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo Trung Quốc không thể lợi dụng tiền bạc của Mỹ để hiện đại hóa quân đội. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt mục tiêu xây dựng đội quân "đẳng cấp thế giới" trước năm 2050.
Lệnh cấm mới sẽ ảnh hưởng tới ít nhất 35 công ty Trung Quốc đang nằm trong danh sách các thực thể dính líu quân đội Trung Quốc. Danh sách này có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy thuộc vào đánh giá của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Theo Reuters, trong sắc lệnh ký hồi tháng 11-2020, ông Trump chỉ ra lệnh cấm đầu tư vào các công ty trong danh sách kể từ ngày 11-1-2021. Như vậy, việc sửa đổi bổ sung lệnh cấm chỉ diễn ra vài ngày sau khi lệnh cấm ký tháng 11-2020 có hiệu lực.
Hãng tin của Anh nhận xét việc yêu cầu nhà đầu tư rút toàn bộ vốn là một bước leo thang, cho thấy sự tăng cấp cứng rắn trong bối cảnh chỉ còn hơn 7 ngày nữa là Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.
Trong số 35 tập đoàn bị Mỹ xác định là có dính líu hoặc là bình phong của quân đội Trung Quốc có SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc. Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc - đơn vị sở hữu giàn khoan HD-981 đã xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014 - cũng nằm trong danh sách đen.
Hôm 13-1, Reuters và một số tờ báo lớn khác của Mỹ loan tin chính quyền ông Trump đã tính đưa các tập đoàn Alibaba, Baidu và Tencent vào danh sách hạn chế nhưng hủy bỏ vào phút chót.
Song song với việc cấm đầu tư, Tổng thống Trump đã ký thông qua luật yêu cầu loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ nếu những công ty này từ chối cho Mỹ kiểm toán. Chính quyền Trump lập luận hành động này là cần thiết nhằm bảo vệ nhà đầu tư Mỹ khỏi việc bị lừa.
Tuy nhiên, giới quan sát đặt tất cả các động thái này trong cùng bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung chạm đáy thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ thập niên 1970.
Trung Quốc ra tay ngăn Biden duy trì lệnh trừng phạt của Trump Trung Quốc tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội địa phớt lờ các hạn chế nước ngoài nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Trump và gây sức ép để Biden thay đổi chính sách. Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 9/1 ra quy định mới để bảo vệ công ty nước này trước các điều luật nước ngoài mà họ coi là...