Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tới Rome dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Bắc Kinh chưa thông báo cho ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (Nhóm G20) về việc ông Tập Cận Bình có trực tiếp dự sự kiện này hay không.
Nhưng giới phái viên Trung Quốc nói rằng các biện pháp về phòng chống COVID-19 là nhân tố khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc không tới Rome dự hội nghị.
Ông Tập Cận Bình chưa thực hiện bất kỳ chuyến công du nước ngoài nào kể từ thời điểm giữa tháng 1/2020 tới nay. Ảnh: DPA
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 6/10 dẫn nguồn thạo tin ẩn danh cho biết giới ngoại giao Trung Quốc đã thông báo cho quan chức các nước Nhóm G20 về việc Chủ tịch Tập Cận Bình không có kế hoạch tham dự trực tiếp kỳ hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Rome, Italy trong tháng này.
Thông tin này được phía Trung Quốc đưa ra tại Hội nghị Quan chức cao cấp (Sherpa) Nhóm G20 được tổ chức tại thành phố Florence, Italy, hồi tháng trước. Đại diện Trung Quốc nêu quy định phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc, bao gồm điều khoản cách ly bắt buộc với người từ nước ngoài trở về, là lý do khiến ông Tập không tới Rome dự kỳ thượng đỉnh lần này.
Video đang HOT
Nguồn tin cho biết Trung Quốc và các bên chưa có bất kỳ trao đổi mới nào liên quan đến vấn đề này kể từ sau cuộc gặp tại Florence. Italy, nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, hiện cũng chưa nhận được phản ứng chính thức từ Bắc Kinh. Trung Quốc thường công bố kế hoạch công du nước ngoài của Chủ tịch Tập Cận Bình vào phút chót. Vì thế, quyết định cuối cùng sẽ chỉ được công bố sát ngày 30/10 – thời điểm khai mạc hội nghị G20.
Ông Tập Cận Bình đã không thực hiện bất kỳ chuyến thăm, hoạt động ngoại giao nào ở nước ngoài kể từ giữa tháng 1/2021. Ông là nhà lãnh đạo G20 có thời hạn ở trong nước nhiều nhất kể từ khi nổ ra đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn dự các kỳ hội nghị theo hình thức trực tuyến, nội bật là hội nghị Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) lần thứ 13 trong tháng 9. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tiến hành điện đàm với hàng chục lãnh đạo thế giới.
Hội nghị G20 năm nay diễn ra tại thời điểm đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế, với một loạt những chủ đề nóng được đưa ra thảo luận trong chương trình nghị sự, từ biến đổi khí hậu cho đến nguồn cung vaccine ngừa COVID-19. Kế đó là việc kinh tế toàn cầu đang gặp phải một loạt thách thức sau đà phục hồi mong manh từ đại dịch, thiếu hụt đủ thứ – từ lao động cho tới chip bán dẫn và mới nhất là các mặt hàng năng lượng. Quan điểm của Trung Quốc trong những vấn đề này có sức nặng lớn. Vì thế, giới ngoại giao cho rằng việc ông Tập không có mặt tại Rome sẽ khiến tìm kiếm, thống nhất những thỏa thuận lớn gặp khó khăn hơn.
Các kỳ thượng đỉnh cũng là dịp để các nhà lãnh đạo thế giới xúc tiến các cuộc gặp bên lề. Thông thường, những trao đổi song phương này sẽ rất hiệu quả để xử lý bất đồng, khác biệt quan điểm. Quan hệ Mỹ-Trung có xu hướng leo thang căng thẳng, trên nhiều lĩnh vực từ thương mại, công nghệ, cho tới hồ sơ nhân quyền, cách hành xử của Trung Quốc ở châu Á. Cơ hội để ông Biden và Tập Cận Bình gặp thượng đỉnh bên lề G20 sẽ không còn một khi nhà lãnh đạo Trung Quốc không tới Rome.
Ngay sau hội nghị G20 sẽ là Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), diễn ra vào đầu tháng 11 tại Glasgow, Anh. Đây là dịp để lãnh đạo thế giới đạt được thỏa thuận ngăn chặn tình trạng trái đất nóng lên, đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050 cũng như thiết lập các quỹ trị giá hàng chục tỉ USD để trợ giúp các nước đang phát triển thực hiện chuyển đổi xanh.
Là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, Trung Quốc được coi là nhân tố then chốt để hoàn tất một thỏa thuận cấp độ toàn cầu. Giới chức ngoại giao châu Âu cho rằng một khi bỏ qua hội nghị ở Rome, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần như chắc chắn không tham dự trực tiếp COP26.
Chính phủ Italy, Đại sứ quán Trung Quốc tại London và Rome không phản hồi trước yêu cầu của báo giới, đề nghị cho biết phản ứng về những thông tin trên.
Ông Tập kêu gọi các nước hợp tác công nghệ
Ông Tập kêu gọi các nước tăng cường hợp tác khoa học công nghệ để giải quyết thách thức toàn cầu, giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng.
"Tất cả quốc gia trên thế giới cần cởi mở và hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, cùng nhau tìm ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video hôm 24/9 tại Diễn đàn Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, sự kiện nhằm thúc đẩy trao đổi công nghệ.
Ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ có "thái độ cởi mở hơn" và tham gia "mạng lưới đổi mới toàn cầu", đồng thời sẽ khuyến khích Trung Quan Thôn, khu vực phía tây bắc thủ đô được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, phát triển thành "khu công nghệ hàng đầu thế giới".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Bắc Kinh qua video trong cuộc họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9. Ảnh: Xinhua .
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã khai mạc Diễn đàn Trung Quan Thôn kéo dài 5 ngày, với chủ đề năm nay là "Trí tuệ, Sức khỏe và Trung hòa Carbon". Trung Quan Thôn, nơi tọa lạc các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và những hãng công nghệ cao hàng đầu Trung Quốc, là cái nôi của nhiều gã khổng lồ công nghệ như sàn thương mại điện tử JD.com và ByteDance, chủ sở hữu TikTok.
Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc đổi mới của thế giới vào năm 2035. Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, một trong các đơn vị tổ chức, tuần trước tuyên bố sẽ mở rộng "liên minh thương mại công nghệ quốc tế", tăng từ 103 lên 150 tổ chức thành viên trong năm nay, đồng thời "xây dựng cơ chế hiệu quả để trao đổi thông tin và tập hợp nguồn lực tốt hơn".
Đây là lần thứ hai ông Tập truyền thông điệp tại diễn đàn ra mắt hồi năm 2007 này, giữa lúc công nghệ trở thành một trong hàng loạt vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai bên ngày càng xung đột về những lĩnh vực như mạng 5G hay chip smartphone cao cấp, cùng việc các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ sở hữu trí tuệ. Nhiều hãng công nghệ Trung Quốc, như tập đoàn Huawei, có nguy cơ mất thị trường ở nước ngoài do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Cameron Johnson, chuyên gia tại Đại học New York của Mỹ, đánh giá không có dấu hiệu hạ nhiệt nào giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề công nghệ. "Tôi dự đoán căng thẳng sẽ kéo dài nhiều năm khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục không tin tưởng nhau, và chừng nào sự trỗi dậy của Trung Quốc còn bị coi là mối đe dọa với Mỹ và đồng minh", Johnson nhận xét.
Ông Tập Cận Bình kêu gọi đối thoại giữa những căng thẳng với Mỹ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu qua video tại Liên Hợp Quốc ngày 21/9, vài giờ sau bài phát biểu trực tiếp của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9 (Ảnh: Xinhua). "Những khác biệt, vướng mắc...