Chủ tịch Trung Quốc đề xuất 4 phương hướng hợp tác với Việt Nam
Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra các đề xuất hợp tác trong thời gian tới khi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình chiều nay. Ảnh: Reuters
Bốn phương hướng mà Trung Quốc muốn thúc đẩy với Việt Nam là hai bên tăng cường gặp gỡ cấp cao, trao đổi chiến lược; thúc đẩy hợp tác thiết thực về kinh tế; tăng cường hợp tác biên giới và kiểm soát tốt bất đồng trên biển; tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Theo Chủ tịch Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc cần thông qua hiệp thương để duy trì, giữ gìn ổn định trên biển. Về kinh tế, ông nhấn mạnh đến việc tích cực giải quyết mất cân đối thương mại giữa hai bên; đi sâu hợp tác tiền tệ, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư song phương. Trong các vấn đề khu vực và quốc tế, ông Tập khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam phát huy vai trò lớn hơn trong các tiến trình khu vực và quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hai nước cần duy trì hòa bình, ổn định và kiểm soát bất đồng trên biển, chân thành và thẳng thắn trao đổi, nghiên cứu vấn đề phi quân sự hóa ở Biển Đông. Hai bên cần bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Hai bên cũng cần sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt – Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Việt Nam và Trung Quốc nên tích cực đàm phán phân định đi đôi với hợp tác cùng phát triển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm đạt kết quả thực chất, nghiêm túc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai bên hợp tác và phát triển kinh tế ở khu vực biên giới như: sớm hoàn thành thủ tục nâng cấp và mở mới các cặp cửa khẩu đã đủ điều kiện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan người, hàng hóa, phương tiện giao thông tại các cửa khẩu của hai nước; phối hợp chặt chẽ ngăn chặn buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng xâm nhập vào thị trường của nhau.
Ông Tập nhấn mạnh với nhận thức chung rộng rãi, từ độ cao và tầm nhìn chiến lược, hai bên đều đặt quan hệ hai nước ở vị trí đặc biệt. Ông cũng cho rằng, quan hệ Việt – Trung phát triển ổn định, lành mạnh là phù hợp với lợi ích của hai nước và nhân dân hai nước.
Video đang HOT
Việt Anh
Theo VNE
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Việt Nam
Trưa nay (5.11), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa hạ cánh tại sân bay Nội Bài - Ảnh: Độc Lập
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu thăm chính thức Việt Nam trong vòng hai ngày (5 - 6.11). Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, người đứng đầu Trung Quốc có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trước đó, năm 2005, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đến thăm Việt Nam vào năm 2005.
Năm 2012, ông Tập Cận Bình cũng từng tới thăm Việt Nam, trên cương vị Phó chủ tịch nước Trung Quốc.
Đúng 11 giờ 50, chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hạ cánh tại sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ra đón Chủ tịch Trung Quốc có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh có mặt tại sân bay đón Chủ tịc Trung Quốc - Ảnh: Độc Lập
Đánh giá về chuyến thăm lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cũng như là quan hệ với các nước, việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao của các nước là một trong những hoạt động thể hiện tầm quan trọng của quan hệ, thể hiện sự giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao, tăng cường quan hệ về chính trị đồng thời mở ra quan hệ về văn hóa, kinh tế. Chuyến thăm mang ý nghĩa quan trọng giữa hai nước.
Theo lịch trình dự kiến, trưa nay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến sân bay quốc tế Nội Bài.
Vào chiều nay, lễ đón chính thức Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra. Sau đó, ông Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Dự kiến, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam vào ngày 6.11.
Ngoài ra, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này, dự kiến ông Tập Cận Bình cũng sẽ đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; có buổi gặp gỡ thanh niên Việt - Trung lần thứ 16 và nhân sĩ hai nước.
Ông Tập Cận Bình sinh năm 1953, tại Bắc Kinh. Ông là con trai cố Phó thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, một trong những người thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1974, khi mới 21 tuổi và được coi là "hạt giống đỏ" ở địa phương.
Ông Tập Cận Bình là kỹ sư hóa học và có bằng tiến sĩ luật. Trải qua nhiều chức vụ ở các tỉnh Hà Bắc, Phúc Kiến, Triết Giang rồi làm Bí thư thành phố Thượng Hải. Tới tháng 10.2007, ông được bầu làm một trong 9 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đồng thời giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của Ban Bí thư Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 3.2008, ông Tập Cận Bình được bầu giữ chức Phó chủ tịch nước Trung Quốc. Cũng trong năm đó, ông là Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh, đồng thời trở thành Hiệu trưởng trường Đảng trung ương Trung Quốc.
Tới tháng 11.2012, BCH T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau Đại hội đảng lần thứ 18 và quyết định bầu ông Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Ngày 14.3.2013, tại kỳ họp quốc hội khóa 12, ông Tập Cận Bình được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thay cho người tiền nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào.
Từ khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triển khai nhiều biện pháp chống tham nhũng mạnh mẽ, được dư luận biết đến với chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Ông Tập Cận Bình cũng đã đề ra thuyết "bốn toàn diện" hay "tứ toàn", được coi là học thuyết chính trị mang dấu ấn Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Tứ toàn" là những điểm chủ chốt để phát triển đất nước, lần lượt bao gồm: Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý đảng nghiêm ngặt toàn diện.
Trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Nga vào năm 2013. Sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Úc. Năm 2015 đánh dấu nhiều chuyến đi quan trọng của ông, trong đó có các chuyến thăm chính thức tới các nước lớn như Nga, Mỹ và Anh.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Singapore Chiều 2/4/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Singapore, bà Halimah Yacob đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng đề nghị hai bên sớm khởi công Khu Công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) 6 ở Nghệ An và VSIP 7 ở Hải Dương. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Singapore Halimah...