Chủ tịch TPHCM nói về quyết định mở lại bar, karaoke, massage dịp giáp Tết
Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, việc mở lại bar, karaoke, massage, vũ trường nằm trong tiến trình từng bước tiến tới bình thường hóa của địa bàn.
TPHCM sẽ giám sát diễn biến dịch Covid-19 hàng ngày.
Theo quyết định mới nhất của UBND TPHCM, các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage sẽ được phép mở lại từ ngày 10/1. Đây là tin mừng đối với các doanh nghiệp, hệ thống kinh doanh các dịch vụ được đánh giá là “có khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2″ ở mức cao sau gần 2 năm chống chọi với dịch Covid-19.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc mở lại các hoạt động, dịch vụ “nhạy cảm” vào thời điểm gần Tết Nguyên đán, cộng với sự đe dọa của biến chủng Omicron, sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Mặt khác, dư luận cũng đặt ra câu hỏi, với việc tạm dừng hoạt động Sở Chỉ huy phòng, chống Covid-19, TPHCM sẽ phản ứng ra sao trước tình huống cấp bách về dịch bệnh.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM (Ảnh: Hữu Khoa).
Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 6/1, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, khẳng định, việc ngừng hoạt động Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 chỉ là kiện toàn, sắp xếp lại công việc của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố. Các Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch cấp cơ sở vẫn hoạt động bình thường và thành phố vẫn có bộ phận thường trực phụ trách các phần việc như trước đây.
“Dù sắp xếp lại công việc nhưng công tác phòng, chống dịch vẫn được thực hiện thường xuyên, liên tục, các đơn vị, cá nhân không chủ quan, lơ là. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố vẫn tổ chức họp báo, giao ban với các địa phương hàng tuần và giám sát diễn biến dịch Covid-19 hàng ngày”, ông Phan Văn Mãi khẳng định.
Video đang HOT
Đối với việc mở lại các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage, Chủ tịch UBND TPHCM phân tích, điều này nằm trong tiến trình từng bước tiến tới bình thường hóa của địa bàn. Với việc đánh giá cấp độ dịch Covid-19, các hoạt động sẽ được dần dần phục hồi lại trong tình hình mới gắn với cấp độ của từng địa bàn.
Các hệ thống karaoke tại TPHCM phải đóng cửa thời gian dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Ảnh: Hải Long).
Trước đó, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, đã ký quyết định về việc dừng hoạt động của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố. Thời gian tạm dừng hoạt động với đơn vị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
UBND TPHCM giao Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND thành phố và các cơ quan có lực lượng tham gia hoạt động tại Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 rút lực lượng làm nhiệm vụ về cơ quan, đơn vị.
Đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage, các hoạt động sẽ được khôi phục lại từ ngày 10/1. Tuy nhiên, điều kiện để các loại hình trên được mở cửa lại là phải đảm bảo tuân thủ Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với từng lĩnh vực.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Giám sát chặt, chủ động xử lý các ca mắc biến thể Omicron
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi dự báo về khả năng biến thể mới Omicron xuất hiện trên địa bàn thành phố và yêu cầu ngành y tế và các địa phương tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện để xử lý.
Chiều 31-12, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế TPHCM tổ chức giao ban với các địa phương về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì hội nghị.
Tại buổi giao ban, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu, các ngành, các địa phương tiếp nỗ lực kiểm soát tốt tình dịch Covid-19, nhất là với sự xuất hiện của biến thể Omicron trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chỉ đạo tại buổi giao ban. Ảnh: VIỆT DŨNG
Trước mắt, trong đêm chuyển giao giữa năm 2021 và 2022, quận 1 và các địa phương chú ý chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, tuyên truyền để đảm bảo các hoạt động vui chơi trong dịp Tết Dương lịch không xảy ra tụ tập đông người.
Nhiệm vụ này cũng cần tiếp tục được duy trì vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhằm đảm bảo an toàn, kiểm soát được dịch bệnh.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao đổi với Giám đốc Sở Công thương Bùi Tá Hoàng Vũ tại cuộc giao ban. Ảnh: VIỆT DŨNG
Chủ tịch UBND TPHCM cũng chia sẻ, trong ngày 31-12, TPHCM ghi nhận 5 ca nghi mắc Covid-19 biến thể Omicron và dự báo về khả năng biến thể mới này tiếp tục xuất hiện trên địa bàn thành phố.
Do đó, đồng chí yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện các ca mới phát sinh và xử lý theo kịch bản được xây dựng. Các quận huyện, TP Thủ Đức cũng cần nhắc nhở các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý người nhập cảnh theo quy định mới.
Cùng với đó là tập trung cao độ cho việc tiêm vaccine, phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi trong tháng 1-2022. Trong đó đặc biệt chú ý người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, nhằm thực hiện tốt chiến lược bảo vệ người có nguy cơ cao trước dịch Covid-19.
Cũng liên quan đến việc bảo vệ người có nguy cơ cao, chăm sóc F0 tại nhà, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các các quận huyện, TP Thủ Đức chỉ đạo chính quyền cơ sở tiếp tục phát huy hệ thống nhà thuốc trên địa bàn cùng tham gia chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ F0. Gắn với việc quản lý, chăm sóc F0 tại nhà thì phải đảm bảo thuốc điều trị, đặc biệt là đảm bảo oxy. "Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu oxy phục vụ F0 khi cần, kể cả F0 cách ly, điều trị tại nhà", đồng chí Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Tại buổi giao ban, nhiều địa phương thông tin về kết quả khảo sát phụ huynh cho thấy có nhiều ý kiến trái chiều về việc học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đi học trực tiếp tại trường trước Tết Nguyên đán. Có nơi, tỷ lệ phụ huynh của khối 7 đồng tình chưa đến 30%.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ, thành phố đã thống nhất, từ ngày 4-1 bắt đầu tổ chức cho các cháu ôn thi và thi học kỳ 1. Bởi theo quy định, việc thi phải được tổ chức trực tiếp. Trong khi đó, lâu nay các cháu học trực tuyến nên cần có thời gian ôn thi, để kỳ thi học kỳ 1 đạt kết quả tốt. Mặt khác, đây cũng là bước tập dợt, để sau Tết Nguyên đán, việc tổ chức học trực tiếp gặp thuận lợi, an toàn.
Trước các kiến nghị mở tiếp các hoạt động karaoke, massage..., đồng chí Phan Văn Mãi giao Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức phối hợp với các ngành sớm thống nhất. Trước mắt, thành phố sẽ chưa mở lại hoạt động của các loại hình này từ ngày 4-1 và sẽ có thông báo về thời gian cụ thể để các cơ sở, đơn vị có thời gian chuẩn bị mở cửa.
Người đứng đầu chính quyền TPHCM yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ về biến thể mới một cách đúng đắn, từ đó tiếp tục nâng cao ý thức trong phòng chống dịch. Điều này nhằm nâng cao tính tự giác, để người dân tự bảo vệ mình, bảo vệ người thân, bảo vệ cộng đồng, cũng như hạn chế hiểu sai lệch dẫn đến hoang mang, lo sợ thái quá.
Đồng chí cũng yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung vận động tất cả các nguồn lực để thực hiện tốt công tác chăm lo Tết, nhất là với hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn để bà con thành phố có cái Tết vui tươi, đầm ấm.
Tại buổi giao ban, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế cho biết, ngay ngày đầu năm 2022 sẽ có chuyến bay nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất với khoảng 600 người. Cũng từ ngày 1-1-2022, Sở Y tế phối hợp cấp mã QR thực hiện khai báo với người nhập cảnh để rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, theo quy định mới, người nhập cảnh vào Việt Nam đã tiêm đủ 2 mũi vaccine thì không phải cách ly mà sẽ giám sát, theo dõi tại nhà. Vì thế, các địa phương cần quan tâm phối hợp và tăng cường giám sát người nhập cảnh vào địa phương.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở TT-TT Võ Thị Trung Trinh chia sẻ, Sở TT-TT và Sở Y tế đang phối hợp tham mưu UBND TPHCM hướng dẫn các địa phương việc quản lý những trường hợp nhập cảnh. Theo đó, danh sách các hành khách nhập cảnh sẽ được cung cấp đầy đủ cho các địa phương, nhất là địa phương cư trú để thực hiện các bước tiếp theo. Trong đó, từ ngày 1-1-2022, mỗi một cá nhân khi vào nhập cảnh vào Việt Nam (qua TPHCM) sẽ được cấp một mã QR để theo dõi, quản lý xuyên suốt, góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Long An hoạt động lại, những dịch vụ nào tiếp tục tạm dừng? Long An vừa có văn bản mở lại hầu hết các hoạt động, chỉ tiếp tục tạm dừng karaoke, massage, vũ trường, bar, Internet, câu lạc bộ khiêu vũ và các tụ điểm hát với nhau. Long An đã mở hầu hết tất cả các hoạt động, người chưa tiêm đủ vắc xin ngừa COVID-19 khi cần tham gia hoạt động tập thể...