Chủ tịch TP.HCM đồng ý kích hoạt các chốt kiểm soát dịch Covid-19
Cụ thể, TP.HCM sẽ kích hoạt trở lại 16 chốt kiểm soát các cửa ngõ ra vào TP.
Chỉ đạo tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, trước tình hình dịch đang có diễn biến phức tạp, TP sẽ kích hoạt lại những biện pháp chống dịch như đợt đầu tiên.
Cụ thể, TP sẽ kích hoạt trở lại 16 chốt kiểm soát các cửa ngõ ra vào TP.
TP.HCM từng lập 62 chốt kiểm soát dịch Covid-19 trong đợt đầu dịch Covid-19 bùng phát
Hồi đầu tháng 4/2020, thực hiện Chỉ thị 16 cách ly toàn xã hội, TP.HCM triển khai 62 chốt kiểm soát ra vào TP, nhằm tuyên truyền tới người dân các biện pháp chống dịch bệnh Covid-19.
Video đang HOT
Các chốt, trạm kiểm dịch được lập nằm ở các cửa ngõ ra, vào TP và bến tàu, bến xe, nhà ga, trong đó 16 chốt, trạm chính và 46 chốt, trạm phụ.
Ngoài ra, UBND quận, huyện chịu trách nhiệm rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát đường mòn, lối mở, bến thủy nội địa tiếp giáp các tỉnh.
Thành phần tham gia tại 16 chốt, trạm chính cấp thành phố sẽ có lực lượng Công an TP, Sở Y tế, Bộ Tư lệnh TP, Thanh tra giao thông thuộc Sở GTVT, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.
46 chốt, trạm cấp quận – huyện có lực lượng công an, y tế, dân quân.
Sơ đồ 16 chốt kiểm soát dịch Covid – 19 của TP.HCM
Chủ tịch TP.HCM: Lấy ý kiến 15 ngày không trả lời coi như đồng ý
Ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo trong quá trình tham mưu, nếu quá 15 ngày lấy ý kiến, cơ quan tham mưu không trả lời thì xem như đồng ý với ý kiến của cơ quan chủ trì.
Nhằm tránh tình trạng hồ sơ tham mưu chậm, sai sót về hình thức, nội dung, đồng thời, tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết hồ sơ, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa có văn bản khẩn gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND 24 quận, huyện về việc chủ động giải quyết nhiệm vụ được phân công.
Cụ thể, cơ quan, đơn vị chủ trì phải chủ động lấy ý kiến các tổ chức liên quan, đảm bảo hồ sơ trình UBND TP phải có chính kiến của cơ quan, đơn vị chủ trì và ý kiến của cơ quan, đơn vị phối hợp. Báo cáo việc tiếp thu hoặc giải trình lý do không tiếp thu trong nội dung trình UBND TP.
Với cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến phải chủ động nghiên cứu và tham mưu cho cơ quan chủ trì trong thời hạn trả lời. Nếu văn bản không quy định thời hạn thì mặc định thực hiện trong 15 ngày tính từ khi nhận đủ hồ sơ có liên quan. Quá thời hạn lấy ý kiến, nếu cơ quan tham mưu không trả lời thì xem như đồng ý với ý kiến của cơ quan chủ trì và phải chịu trách nhiệm về nội dung có liên quan.
Trường hợp hồ sơ phức tạp, cần nhiều thời gian hơn hạn định để nghiên cứu, cơ quan tham mưu cần sớm thống nhất với cơ quan chủ trì về thời gian gửi góp ý.
"Chấm dứt tình trạng chờ văn bản chỉ đạo của UBND TP, phiếu chuyển của văn phòng UBND TP mới thực hiện", Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu trong công văn.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: Quang Huy .
Chánh văn phòng UBND TP có nhiệm vụ đảm bảo xử lý hồ sơ theo thời hạn quy định; tham mưu lãnh đạo UBND TP giao tiến độ, thời hạn hợp lý. Đồng thời, Tổ công tác của Chủ tịch UBND TP phải theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ UBND TP giao. Kết quả xử lý phiếu chuyển, văn bản chỉ đạo của lãnh đạo TP cũng cần được chánh văn phòng tham mưu, kiểm soát chặt chẽ.
Với lãnh đạo các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, nếu không đảm bảo tiến độ thực hiện chỉ đạo của UBND TP phải có văn bản báo cáo, giải trình lý do. Các đơn vị này cũng được yêu cầu hạn chế gửi trực tiếp văn bản thông báo hoặc báo cáo tiến độ với UBND TP và chỉ gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trước đó, năm 2019, Giám đốc Sở Nội vụ Trương Văn Lắm từng đề xuất nội dung này với UBND TP trong quá trình tham mưu quy trình giải quyết hồ sơ hành chính.
Giáo viên mầm non Gia Lai tự tay may khẩu trang để chuẩn bị cho học sinh quay trở lại trường Toàn bộ số khẩu trang được các cô giáo trường mầm non Sơn Ca, tỉnh Gia Lai tự tay may để đảm bảo an toàn cho trẻ ngay sau khi quay lại trường. Sau thời gian cách ly toàn xã hội, hàng loạt các tỉnh thành đã có kế hoạch cho học sinh các cấp đi học trở lại. Để đảm bảo an...