Chủ tịch tỉnh kêu gọi doanh nghiệp ghi âm cán bộ vòi vĩnh
Thừa nhận một bộ phận cán bộ công quyền, đặc biệt là trong ngành thuế, hải quan của tỉnh có biểu hiện nhũng nhiễu doanh nghiệp trong quá trình tiếp xúc, thực hiện các thủ tục hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã kêu gọi DN phối hợp cùng chính quyền chống lại vấn nạn này.
(Ảnh minh họa)
“Chuyện một số cán bộ công quyền nhũng nhiễu doanh nghiệp là có, chính quyền cũng biết và sẽ tìm cách ngăn chặn. DN khi gặp phải những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, hãy ghi âm lấy bằng chứng để cùng chính quyền xử lý nghiêm, nhằm làm trong sạch bộ máy công quyền, lành mạnh hóa môi trường đầu tư “, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung nói tại hội thảo đầu tư Hàn Quốc do tỉnh này tổ chức hôm qua.
Bình Dương từng nhiều năm giữ vị trí quán quân về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, thành (PCI) nhưng trong 2 năm qua đã lần lượt tụt xuống vị trí thứ 5 và thứ 10 trong bảng xếp hạng.
Video đang HOT
Theo Dantri
Làm tiền trên hài cốt
Để bốc mộ, đưa hài cốt người thân đi hỏa táng hoặc về quê chôn cất, người nhà phải trả cho các chủ đất tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa từ 15-25 triệu đồng.
Di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa (nằm trên địa bàn quận Bình Tân) là chủ trương của UBND TPHCM nhằm cải tạo môi trường sống cho khoảng 300.000 dân tại khu vực, sau khi giải tỏa sẽ dành 10 ha xây dựng khu thương mại - dịch vụ. Theo kế hoạch đề ra, đến tháng 4-2013 sẽ hoàn tất việc bốc 16.500 ngôi mộ các loại (giai đoạn 1). Tuy nhiên, tiến độ này khó hoàn thành vì người dân đang bị "làm tiền" khi đến bốc mộ người thân tại khu vực thuộc đất tư nhân ở nghĩa trang này.
25 triệu đồng mới xong!
Chúng tôi theo chân một người đến bốc mộ người thân đang an táng tại khu đất mua lại của người đàn ông tên Hai Kẹo, nằm trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa, giáp khu đất do Công ty Môi trường Đô thị TP quản lý. Vừa vào tới cổng, ông Hai Kẹo hỏi ngay: "Lấy mộ à? Khi nào lấy cứ nói tui, tui bảo anh em lấy cho. Ở đây bọn này lo từ A đến Z, người nhà chỉ cần đưa hộ khẩu, CMND của người mất là được!".
Không chờ chúng tôi hỏi, ông Hai Kẹo liền ra giá: "Bốc mỗi mộ từ 13 triệu đến 20 triệu đồng, tùy theo năm mất: nếu chôn trước năm 1980 giá từ 12-15 triệu đồng, sau năm 1995 giá phải 20 triệu đồng". Người phụ nữ đi cùng chúng tôi chê giá cao, ông Hai Kẹo trừng mắt: "Cao gì, trước giờ tui lấy toàn 15 triệu đến 20 triệu đồng không đó, bảo đảm với mấy người ở đây thằng nào (các chủ đất - PV) cũng lấy giá đó cả. Không tin thì cứ đi hỏi".
Người phụ nữ lấy trong giỏ ra tờ giấy báo tử chứng minh người thân mất năm 2000, ông Hai Kẹo phán ngay: "Thế thì phải 25 triệu đồng mới xong!". Theo giải thích của ông Hai Kẹo, do mới mất nên khi đưa lên khỏi mặt đất gặp rất nhiều khó khăn. Phải dùng thuốc khử mùi, rắc vôi, thậm chí phải róc xương, sau đó mới bỏ vào áo quan, đưa đi hỏa táng. "Không lo lấy sớm, ít bữa nữa tui nâng giá lên là mấy người khỏi lấy luôn!"- ông Hai Kẹo hù.
Rời chỗ ông Hai Kẹo, chúng tôi đến chủ khu đất khác nằm kế bên. Sau khi nghe chúng tôi trình bày, người đàn ông tên Chung ra giá: 15 triệu đồng mỗi mộ đã phân hủy! Người phụ nữ kỳ kèo: "Ông Hai Kẹo lấy có 12 triệu đồng, giá Nhà nước đưa ra cũng chỉ có 5 triệu đồng, chú lấy nhiều thế?". Ông Chung trợn mắt: "Ai kệ, riêng đất tui là giá đó, không lấy thì thôi. Những năm qua không có tụi này trông coi, thử hỏi mộ người thân mấy người có còn không?".
Ông Hai Kẹo (ảnh nhỏ) và khu đất nghĩa trang do ông "quản lý"
"Đất đâu, thổ công đó"
Lần thương lượng đầu tiên bất thành, gần một tuần sau, chúng tôi quay lại gặp vợ ông Hai Kẹo. Sau một hồi trò chuyện, vợ ông Hai Kẹo vẫn một mực "nếu người thân mất năm 2000 thì giá bốc mộ 25 triệu đồng, mất năm 1985 thì 12 triệu đồng, không thể hạ thêm được nữa". Với lý do gia đình khó khăn, người phụ nữ năn nỉ chủ đất cho người nhà đến tự lấy hài cốt về, có gì sẽ bồi dưỡng tiền nước nôi.
Nghe vậy, vợ Hai Kẹo quát ngang: "Mấy người cứ đùa, công tui giữ bao năm nay phải để tôi kiếm chút đỉnh chứ. Chôn trong đất tui là tui lấy chứ chẳng ai khác, không thì để đó!". Đưa chúng tôi ra khu đất nghĩa trang sau nhà, chỉ tay về những ngôi nhà mồ đã được hốt cốt, vợ Hai Kẹo trấn an: "Mấy người thấy đó, đất nhà tui có hơn 500 ngôi mộ chứ ít gì. Từ đầu năm đến nay đã lấy khoảng 30 cái, có cái người nhà trả trên 25 triệu đồng. Tất cả đều do nhà tui đứng ra làm chứ không ai khác".
Đang nói chuyện với vợ Hai Kẹo, một người đàn ông chừng 40 tuổi, nước da đen nhẻm chạy xe máy đến và tự giới thiệu mình là Út Tri, người cai quản một khu đất nghĩa trang ở đây. Kéo Út Tri ra xa, tôi tự giới thiệu là nhân viên của một cơ sở chuyên bốc mộ, hốt cốt, khâm liệm người chết, nay có bà chị nhờ hốt cốt người thân để đưa về miền Tây chôn cất. Út Tri liền trừng mắt: "Đố ông bước vào đất này, lôm côm lãnh đạn như chơi. Đất đâu có thổ công ở đó, tự nhiên ông đòi đến đây làm ăn là sao hả?!". Nói xong, người đàn ông này lên xe bỏ đi...
Cao hơn giá quy định nhiều lần
Ông Lại Phú Cường, Phó trưởng Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận Bình Tân, cho biết nghĩa trang Bình Hưng Hòa có tổng diện tích 45,16 ha với khoảng 74.000 ngôi mộ các loại, trong đó có khoảng 20 khu đất do tư nhân quản lý. Trước đây, các chủ đất đã bán cho người dân có nhu cầu chôn cất người thân, họ độc quyền trong việc xây nhà mồ, lăng mộ... Nay người dân có nhu cầu hốt cốt họ cũng "làm tiền" là nằm ngoài quyền kiểm soát của ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá bốc mộ ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa Nhà nước quy định chỉ từ 2.626.000 - 4.548.000 đồng/mộ. Tuy nhiên, theo ông Cường, giá thực tế phải từ 7,5 triệu đến 8,5 triệu đồng/mộ, bao gồm cả hỏa táng. Còn việc các chủ đất "hét" giá từ 15-25 triệu đồng là quá cao.
Theo Dantri
Cách chức nữ phó chánh tòa dân sự Ngày 19.9, thông tin từ TAND tỉnh Hậu Giang cho biết, Chánh án TAND tỉnh đã ra quyết định cách chức Phó chánh tòa dân sự đối với bà Trần Thị Thiên Hương, thẩm phán TAND tỉnh Hậu Giang. Trước đó, ngày 23.7, TAND tỉnh Hậu Giang đưa ra xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp quyền sử dụng đất theo kháng nghị...