Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
Tình huống khẩn cấp về thiên tai gồm 5 cấp độ, thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp sẽ được phân cấp, phân quyền cho theo từng địa bàn.
Nghị định số 66 được Chính phủ ban hành năm 2021 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Nghị định quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra đã gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân và công trình đê điều, hồ đập, công trình hạ tầng quan trọng.
Nghị định nêu rõ thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Chuyên gia Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam (Cục Địa chất Việt Nam) đến Đắk Nông tìm nguyên nhân sạt lở đất. Ảnh: Báo Đắk Nông
Rủi ro thiên tai được phân thành 5 cấp tăng dần về mức độ rủi ro.
Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ công bố tình huống khẩn cấp đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp thiên tai nghiêm trọng diện rộng, vượt khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của bộ ngành, địa phương, Thủ tướng sẽ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp.
Ở cấp độ 1, Chủ tịch UBND cấp xã được phân cấp, phân công trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó. Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch cấp xã.
Video đang HOT
Ở cấp độ 2, Chủ tịch UBND cấp tỉnh được phân cấp, phân công chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai.
Ở cấp độ 3, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai biện pháp ứng phó thiên tai.
Ở cấp độ 4, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương liên quan triển khai biện pháp ứng phó.
Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.
Tại Hà Nội, sáng 4/8, lũ quét tại xóm Ban Tiện, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Thế Bằng
UBND tỉnh Đắk Nông ngày 8/8 đã ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp, như vậy tình trạng rủi ro thiên tai ở Đắk Nông đang là cấp 2. Từ cuối tháng 7 đến 6/8, tỉnh xảy ra nhiều đợt mưa lớn kéo dài. Hôm 1/8, thân đập và xung quanh hồ chứa nước Đăk N’Ting xuất hiện nhiều vết nứt và chưa dừng lại.
Mưa lũ cũng gây sạt trượt dài cho một số xã trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân.
Từ đầu tháng 7, sạt lở đất, lũ quét xảy ra tại nhiều nơi, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, nhà cửa, tài sản của người dân. Nhiều tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng hư hại, gây bất an trong nhân dân, nhất là ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, ĐBSCL.
Ngày 8/8, Thủ tướng cũng ra công điện yêu cầu chủ tịch tỉnh, thành khẩn trương có giải pháp cấp bách bảo vệ an toàn người dân tại khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.
Chủ tịch các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của người dân.
Thủ tướng đã giao Bộ TN&MT huy động nhà khoa học đánh giá cụ thể nguyên nhân sạt lở, nguy cơ tai biến địa chất tại Tây Nguyên. Bộ NN&PTNT kiểm tra hồ đập đã xảy ra sự cố trong mưa lũ vừa qua như hồ Đăk N’Ting.
3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh cần chú ý đặc biệt trong bão số 1
Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Trần Hồng Thái cho biết Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh là 3 tỉnh cần đặc biệt chú ý trong cơn bão số 1.
Tại cuộc họp ứng phó cơn bão số 1 (CHABA) ngày 2.7, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Trần Hồng Thái cho biết, dự báo trong chiều nay (2.7) bão số 1 đổ bộ vào khu vực phía bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sau đó bão di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ khoảng 15 km/h, đến đêm nay và sáng mai khi tâm bão ở khu vực phía nam tỉnh Quảng Tây, cường độ suy yếu xuống còn cấp 8, sau đó bão tiếp tục di chuyển theo hướng bắc tây bắc đi sâu vào đất liền, suy yếu thành vùng áp thấp và tan trên đất liền khu vực tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); khả năng lệch về phía tây của bão số 1 và đi vào đất liền của Việt Nam là thấp.
"Bão số 1 ít có khả năng gây gió mạnh trên đất liền", ông Trần Hồng Thái nói và cho biết điều lo lắng nhất là gió trên biển với cấp gió rất lớn. Ngoài ra, lũ quét, sạt lở đất vẫn là nguy hiểm chính do mưa bão số 1 cũng như các đợt mưa lớn thời gian tới, trong đó Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh là 3 tỉnh cần đặc biệt chú ý trong cơn bão số 1 này.
"Rất khó để cảnh báo được chính xác cụ thể vị trí xảy ra sạt lở, vì vậy, kiến nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai chỉ đạo lực lượng xung kích ở các địa phương thường xuyên rà soát các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở trên địa bàn để thông báo cho các hộ dân lưu ý, phòng tránh, lãnh đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn kiến nghị", ông Thái nói.
Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, toàn tỉnh có 120 hồ chứa, tất cả hồ đập an toàn, sức chứa tốt, có thể thoát lũ cho hạ du. "Tỉnh lo nhất là mưa lớn cục bộ cho từng địa phương cụ thể", ông Quỳnh nói. Trong thời gian tới, dự báo mưa kéo dài 3-4 ngày, với mực nước từ 150-300 mm, tỉnh đã huy động các lực lượng sẵn sàng ứng phó.
3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh cần chú ý đặc biệt trong bão số 1
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoà Bình, tỉnh có 201 điểm dân cư có nguy cơ xảy ra sạt lở với 20.000 hộ dân có thể bị ảnh hưởng. Tỉnh đã sẵn sàng phương án sơ tán dân.
Theo ông Bùi Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đã thành lập 3 đoàn công tác vào sáng nay để kiểm tra thực địa tại các địa phương. "13/13 huyện thị, thành phố đều thành lập các đoàn do lãnh đạo phụ trách đến kiểm tra đối với các mỏ than, hồ đập, đê điều,...".
Đến thời điểm này, Quảng Ninh đã thông báo tạm ngừng cấp phép hoạt động từ 10 giờ sáng đối với các tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long. Các khu nuôi trồng thủy sản ngoài đảo, lực lượng biên phòng đã bắn pháo hiệu để thông báo mưa bão. Tỉnh cho tạm dừng các khu vui chơi, giải trí từ 10 giờ ngày 2.7.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu, tuyệt đối không được chủ quan, dự báo chính xác, bám sát diễn biến để kịp thời cảnh báo cho các địa phương; đồng thời dự báo, cảnh báo và thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các địa phương, cơ quan có liên quan và người dân biết, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh khu vực Vịnh Bắc Bộ quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến. Tăng cường tối đa, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, nhất là công an, quân đội; hạn chế thấp nhất, không để xảy ra các tai nạn đáng tiếc do thiên tai.
Đối với các tỉnh miền núi phía bắc, Phó thủ tướng yêu cầu cần chủ động rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra sạt lở, chia cắt.
Về các hồ chứa, nhấn mạnh yêu cầu "an toàn là hàng đầu", Phó thủ tướng yêu cầu kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu xả lũ; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống. Các bộ, ngành và địa phương phải phối hợp thật tốt trong công tác điều hành các hồ chứa.
"Trước tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến bất thường, cực đoan thì chúng ta phải thích ứng trong hành động, từ lãnh đạo, chỉ đạo đến khâu dự báo", Phó thủ tướng yêu cầu phải rà soát, hoàn thiện kịch bản, quy trình điều hành khi bắt đầu có thông tin dự báo thiên tai, bảo đảm cung cấp thông tin thông suốt từ Trung ương đến địa phương một cách chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với mức độ thiên tai.
Nếu trời tiếp tục mưa to, nguy cơ cao vỡ hồ chứa ở Đắk Nông Về việc hồ chứa nước Đắk N'ting (rộng hơn 80 ha, sức chứa hơn 1,2 triệu m 3) xuất hiện hàng loạt vết nứt gãy, Đắk Nông nhìn nhận nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ cao xảy ra vỡ hồ. Ngày 7.8, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đoàn công tác liên ngành của Ban Chỉ đạo quốc...