Chủ tịch Thượng viện Thái Lan khẳng định không can thiệp vào việc bầu thủ tướng
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chủ tịch Thượng viện Thái Lan Pornpetch Wichitcholchai đã bác bỏ thông tin ông chỉ đạo các thượng nghị sĩ về việc bỏ phiếu bầu thủ tướng, đồng thời nói thêm rằng đảng Tiến bước (MFP) – đảng giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 vừa qua – chưa tiếp cận ông để vận động ủng hộ nhà lãnh đạo Pita Limjaroenrat trở thành thủ tướng.
Cử tri Thái Lan xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở quận Huai Khwang, Bangkok (ảnh minh họa)
Trả lời báo giới sở tại ngày 30/5 liên quan thông tin những người ủng hộ MFP gây áp lực buộc các thượng nghị sĩ ủng hộ ông Pita tranh cử thủ tướng, ông Pornpetch nêu rõ áp lực chỉ đến từ mạng xã hội. Ông Pornpetch cũng khẳng định ông chưa bao giờ chỉ đạo các thượng nghị sĩ nên bỏ phiếu thế nào và đảng MFP cũng không cử bất kỳ ai đến đề nghị ông thuyết phục các thượng nghị sĩ bỏ phiếu cho ông Pita.
Chủ tịch Thượng viện Thái Lan cho biết ông chỉ giữ vai trò là Phó Chủ tịch Quốc hội nên không có tư cách đưa ra bất kỳ chỉ thị nào cho các thượng nghị sĩ. Ông bày tỏ tin tưởng rằng các thượng nghị sĩ đặt lợi ích cao nhất của đất nước lên hàng đầu để đưa ra quyết định của họ.
Theo Hiến pháp Thái Lan, chủ tịch hạ viện đảm nhận vai trò đương nhiên là chủ tịch quốc hội, trong khi chủ tịch thượng viện đóng vai trò phó chủ tịch. Bên cạnh đó, 250 thượng nghị sĩ – do Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (hiện không còn tồn tại) chỉ định – được phép cùng với các nghị sĩ của hạ viện mới bầu ra thủ tướng.
Đây sẽ là lần cuối cùng các thượng nghị sĩ này tham gia bầu chọn thủ tướng. Hiến pháp Thái Lan quy định thượng viện sẽ phục vụ nhiệm kỳ chuyển tiếp 5 năm sau cuộc bầu cử năm 2019, như vậy, nhiệm kỳ của các thượng nghị sĩ hiện tại sẽ kết thúc vào năm tới.
'Ngày quyết định' tương lai của Thái Lan
Khoảng 50 triệu người Thái Lan có quyền đi bỏ phiếu hôm nay 14.5 trong cuộc bầu cử quyết định tương lai của đất nước này, theo tờ Bangkok Post.
Khoảng 95.000 điểm bỏ phiếu khắp Thái Lan mở cửa lúc 8 giờ sáng nay 14.5, theo AFP. Dự kiến sẽ có khoảng 50 triệu cử tri Thái Lan đủ điều kiện đến các điểm bỏ phiếu để bầu chọn lãnh đạo mới trong cuộc bầu cử hôm nay. Hai triệu cử tri khác đã đi bỏ phiếu trước đó, theo Bangkok Post.
Video đang HOT
Một cử tri bỏ phiếu để bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử tại một điểm bỏ phiếu ở Bangkok, Thái Lan, ngày 14.5. Ảnh Reuters
"Ngày quyết định"
Trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, Bangkok Post hôm nay đăng bài về sự kiện trọng đại này với tựa đề "Ngày quyết định", nhận định "cuộc bầu cử hôm nay sẽ thay đổi triệt để hoặc duy trì hiện trạng". Cuộc bầu cử lần này chủ yếu là cuộc cạnh tranh giữa phe quân sự với đại diện là đương kim Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, và phe đối lập đứng đầu là đảng Pheu Thai, dưới sự dẫn dắt của bà Paetongtarn Shinawatra - con gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha phát biểu tại một sự kiện ở Bangkok ngày 12.5 trước cuộc tổng tuyển cử. Ảnh Reuters
"Cuộc bầu cử này được coi là một mục trong chương trình nghị sự quốc gia nhằm thể hiện sức mạnh của bầu cử trong sạch. Không mua phiếu, không bán phiếu", Chủ tịch Ủy ban Bầu cử (EC) Ittiporn Boonpracong tuyên bố hôm 13.5.
Tại điểm bỏ phiếu, mỗi cử tri đủ điều kiện sẽ được cung cấp hai lá phiếu - một lá phiếu màu tím để chọn một thành viên quốc hội địa phương và một lá phiếu màu xanh lá cây để chọn đảng họ muốn điều hành đất nước, theo ông Ittiporn.
EC dự kiến 85% cử tri sẽ đi bầu trong cuộc bầu cử hôm nay. Những lựa chọn cho người Thái là giữa sự cầm quyền liên tục của giới tinh hoa, những người mà các quyết định chính trị và kinh tế của họ đã dẫn đến sự bất bình đẳng rõ rệt, hoặc ước mơ của đất nước về việc có một chính phủ thực sự dân chủ với những người đại diện là những người trao quyền cho công dân và nâng đỡ những người sống trong cảnh nghèo đói, theo Bangkok Post dẫn lời các nhà quan sát.
Các ứng cử viên thủ tướng của đảng Pheu Thai Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, và Sretha Thavisin, một ông trùm bất động sản, tham dự một sự kiện mít tinh lớn trước cuộc bầu ở Bangkok ngày 12.5. Ảnh Reuters
Tổng cộng có 70 đảng, 1.898 ứng cử viên trong danh sách và 4.781 ứng cử viên nghị sĩ đã đăng ký tranh cử trong cuộc bầu cử này, trong khi 63 người được đề cử là ứng viên thủ tướng thuộc 43 đảng.
Ông Ittiporn cho biết EC đã sẵn sàng tổ chức cuộc bầu cử hôm nay và đảm bảo sự kiện này sẽ diễn ra suôn sẻ. EC dự kiến sẽ bắt đầu báo cáo kết quả bầu cử không chính thức từ 18 giờ 30 phút cùng ngày.
Thắt chặt an ninh
Hơn 147.500 cảnh sát sẽ được triển khai để đảm bảo luật pháp và trật tự tại các điểm bỏ phiếu trên toàn quốc vào hôm nay, theo Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Damrongsak Kittiprapas. Ông cho biết thêm số cảnh sát này sẽ được chia thành các đội để bảo vệ các điểm bỏ phiếu trong giờ bỏ phiếu hoặc sẵn sàng được triển khai nhanh chóng để xử lý các sự cố cụ thể.
Trước cuộc bầu cử, cảnh sát đã trấn áp tội phạm từ ngày 4-11.5, trong đó gần 35.900 nghi phạm đã bị bắt giữ, theo ông Damrongsak. Ông còn nói rằng một số nghi phạm khác cũng đã bị bắt giữ trong tổng số 184 vụ án liên quan đến bầu cử, trong đó loại tội phạm phổ biến nhất là hành vi phá hoại áp phích bầu cử.
Cảnh sát và quan chức từ các văn phòng quận ở Bangkok kiểm tra các lá phiếu, hộp và tài liệu cần thiết cho cuộc bầu cử ngày 14.5 tại Trung tâm Thanh niên Thái-Nhật Bangkok ngày 13.5. Ảnh Chụp màn hình Bangkok Post
Trong khi đó, các cử tri ở vùng sâu phía nam Thái Lan đã được Tập đoàn quân số 4 thông báo rằng các biện pháp an ninh đã được tăng cường cho cuộc bỏ phiếu hôm nay, theo Trung tướng Santi Sakultanak, chỉ huy quân đội khu vực phía nam Thái Lan.
Các đội an ninh ba bên, bao gồm binh lính, cảnh sát và tình nguyện viên quốc phòng, đã được triển khai ở Yala, Patani Narathiwat và một số khu vực của tỉnh Songkhla để đảm bảo an toàn công cộng trong ngày bỏ phiếu.
"Mọi người có thể yên tâm rằng họ có thể ra ngoài bỏ phiếu mà không sợ hãi hay lo lắng về sự an toàn của mình vào Chủ nhật (hôm nay) vì các nhà chức trách đang nỗ lực tối đa hóa an ninh", ông Santi nhấn mạnh.
Ông Santi khẳng định an ninh đã được tăng cường, đặc biệt là tại các điểm bỏ phiếu và các khu vực bị cho là dễ bị tấn công, để ngăn chặn các cuộc tấn công, đồng thời lưu ý rằng trong cuộc bầu cử năm 2021, một phương tiện vận chuyển các thùng phiếu đã hứng phải một vụ đánh bom, theo Bangkok Post.
Trong bối cảnh đảng Pheu Thai đang dẫn đầu các cuộc thăm dò, nhiều người lo ngại quân đội Thái Lan sẽ một lần nữa đảo chính nếu Thủ tướng Prayuth không tái đắc cử. Tuy nhiên, đại tướng Narongpan Jitkaewthae, người đứng đầu quân đội kiêm Tư lệnh lục quân Thái Lan, đã bác bỏ khả năng này. Theo vị tướng, các cuộc đảo chính trong quá khứ rất tiêu cực. Do đó, ông cho rằng không nên có thêm cuộc đảo chính nữa và từ này nên bị xóa khỏi từ điển, hãng tin AFP dẫn lời ông mới đây.
Tuy nhiên, một vấn đề khác đặt ra với đảng Pheu Thai là dù có khả năng chiến thắng cao, đảng này vẫn chưa chắc sẽ nắm quyền, bởi thắng cử không đồng nghĩa việc giành được đủ ghế ở Hạ viện. Theo hiến pháp năm 2017 do quân đội soạn thảo, ghế thủ tướng sẽ do 500 hạ nghị sĩ được bầu lần này và 250 thượng nghị sĩ - do chính quyền ông Prayut bổ nhiệm - bầu chọn.
Cuộc đua tranh giữa những mặt đối lập Ngày 14/5, khoảng 50 triệu cử tri trên khắp Vương quốc Thái Lan sẽ đi bỏ phiếu bầu hạ viện khóa mới gồm 500 ghế. Cử tri Thái Lan bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở Bangkok, Thái Lan, ngày 7/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Thái Lan vẫn mắc kẹt...