Chủ tịch Thượng viện Thái bị kết án tù vì lạm quyền
Ngày 25/7, Tòa hình sự Thái Lan đã tuyên phạt ông Teeradej Meepian, Chủ tịch Thượng viện Thái Lan, 2 năm tù giam và 2 năm quản chế do hành vi lạm quyền trong thời gian công tác tại cơ quan Thanh tra năm 2004. Mọi chức vụ của ông Teeradej cũng lập tức bị bãi miễn theo quy định của Hiến pháp.
Chủ tịch Thượng viện Thái Lan, ông Teeradej Meepian. (Nguồn: Internet)
Theo phán quyết, ông Teeradej cùng 2 đồng sự đã tự ý ban hành quy định tăng mức thù lao và tiền trợ cấp họp để nhận trái phép 20.000 Baht hàng tháng, trong khi thẩm quyền ra loại văn bản này thuộc Nội các và phải thông qua trước Quốc hội.
Video đang HOT
Hai đồng phạm là cựu thanh tra viên Poolsap Piya-anant bị tuyên cùng mức án và nguyên Tổng thư ký Văn phòng thanh tra Pramote Chotemongkol bị tuyên phạt 1 năm 4 tháng tù và 2 năm quản chế.
Ông Teeradej giữ chức vụ Chủ tịch Thượng viện từ tháng 5/2011. Trước đó vị tướng về hưu này đã đảm nhận vị trí lãnh đạo cơ quan Thanh tra từ năm 2007-2010.
Phó chủ tịch Thượng viện Nikom Wiratpanich hiện nắm giữ quyền Chủ tịch trong lúc chờ đợi bầu cử một chủ tịch mới, dự kiến diễn ra trong tháng 8/2012./.
Theo TTXVN
Philippines tổ chức hội nghị bí mật bàn về giải quyết Scarborough
Ngày 5/7, Hội nghị nội các Philippines đã tổ chức bí mật và đã đưa ra quyết định về cách thức giải quyết tranh chấp bãi cạn Scarborough với Trung Quốc.
Tổng thống Philippines mới đây cho rằng, có thể sẽ yêu cầu Mỹ triển khai máy bay trinh sát chống tàu ngầm tại Philippines. Trong hình là máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Hải quân Mỹ.
Ngày 6/7, Phủ Tổng thống Philippines tiết lộ, Hội nghị toàn thể nội các Philippines tổ chức ngày 5/7 đã đưa ra quyết định xử lý tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông như thế nào, nhưng từ chối tiết lộ nội dung cụ thể của liên quan đến quyết định này.
Ngày 5/7, Tổng thống Philippines Aquino triệu tập hội nghị toàn thể nội các, tập trung thảo luận quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ngày 6/7, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philipppines Edwin Lacierda tiết lộ với báo giới rằng, hội nghị này được tiến hành từ 1 giờ 30 phút chiều ngày 5/7, kết thúc trước 5 giờ cùng ngày.
Do liên quan đến vấn đề an ninh, Tổng thống Philippines Aquino đã yêu cầu các thành viên tham dự không được tiết lộ thông tin hội nghị cho các phương tiện truyền thông.
Edwin Lacierda tuyên bố, Tổng thống Aquino hạ lệnh, hội nghị được tổ chức kín theo hình thức "hội nghị bí mật", vì vậy bất cứ kết quả nào cũng sẽ không công khai ra bên ngoài.
Nhưng, ông cho biết, "tại hội nghị đã đưa ra quyết định", "còn sẽ áp dụng hành động gì, chúng tôi không thể tiết lộ với bên ngoài, những người vi phạm sẽ bị đi tù".
Edwin Lacierda cho biết, ngoài Tổng thống Aquino và các thành viên nội các, Chủ tịch Thượng viện Enrile và Thượng nghị sĩ Trillanes cũng tham dự hội nghị, còn các nhân viên khác sẽ bị đưa ra toàn bộ khỏi hội trường. Ông phủ nhận tại hội nghị đã có sự tranh cãi kịch liệt, hình dung hội nghị được tiến hành thuận lợi.
Edwin Lacierda cũng từ chối tiết lộ nhà cầm quyền Philippines phải chăng đã quyết định tái điều tàu đến vùng biển bãi cạn Scarborough.
Chủ tịch Thượng viện Philippines Enrile vừa công khai cho biết, đề nghị sửa đổi Hiến pháp Philippines để cho phép nhà cầm quyền mở rộng chi tiêu quân sự. Edwin Lacierda cho biết, tại hội nghị không bàn về đề nghị sửa đổi Hiến pháp của Enrile.
Theo GDVN
Dư luận chỉ trích, "người nhà" phản đối hành xử phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông Kể từ vài tháng nay, đặc biệt trong thời gian gần đây, Biển Đông - nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với 4 nước ASEAN liên tục cuộn sóng dữ dội bởi một số hành động của Trung Quốc. Những động thái gây hấn của Trung Quốc về chính trị, ngoại giao, quân sự và kinh tế đã và...