Chủ tịch Tập Cận Bình gửi thông điệp hợp tác tới Mỹ tại APEC
Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, ký kết hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với nhiều quốc gia trên thế giới.
Hôm nay (19/11), phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ( APEC) lần thứ 27, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Bắc Kinh không mưu cầu “tách rời” và sẽ tích cực hợp tác với mọi quốc gia có mong muốn. Đây là thông điệp đáng chú ý sau khi Bắc Kinh gửi lời chúc mừng đến ông Joe Biden, người vừa đắc cử Tổng thống Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị APEC từ thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Phát biểu trực tuyến với hội nghị từ thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định, loài người đang ở vào “thời kỳ lịch sử đặc biệt”, dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu đã đẩy nhanh sự thay đổi của cục diện thế giới, khiến cho nền kinh tế thế giới “ suy thoái sâu”, tác động đến chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu, nới rộng “thâm hụt” về quản trị, niềm tin và phát triển.
Ông một lần nữa lên án sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ và các hành vi bắt nạt, khiến toàn cầu hóa bị đảo ngược, làm trầm trọng hơn rủi ro và tính không xác định của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định xu thế hòa bình và phát triển là không thay đổi, đồng thời cho rằng hợp tác đối phó với thách thức là sự lựa chọn duy nhất của cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi các quốc gia đoàn kết vượt qua khủng hoảng. Ông nói: “Các nước cần tương trợ bảo vệ lẫn nhau, đồng lòng chung sức, đề cao tinh thần đối tác, thắt chặt trao đổi và phối hợp chính sách, làm sâu sắc hơn hợp tác quốc tế chống dịch một cách toàn diện, duy trì nền kinh tế thế giới mở, cố gắng sớm chiến thắng dịch bệnh, nỗ lực đưa nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm”.
Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, ký kết hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với nhiều quốc gia trên thế giới, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác đầu tư thương mại song đa phương trong khu vực, chủ động hơn trong việc mở rộng giao lưu hợp tác với bên ngoài.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh, nước này sẽ không “quay ngược lại con đường lịch sử”, không mưu cầu “tách rời” hay theo “nhóm nhỏ” khép kín biệt lập. “Cục diện phát triển mới” của Trung Quốc sẽ là “tuần hoàn kép trong nước và quốc tế rộng mở và thúc đẩy lẫn nhau.”
Ông Tập Cận Bình còn khẳng định, Bắc Kinh “sẽ tích cực triển khai hợp tác với bất cứ quốc gia, khu vực, doanh nghiệp nào mong muốn hợp tác với Trung Quốc”.
Mặc dù đến nay Chủ tịch Trung Quốc vẫn chưa gửi điện chúc mừng tới ông Joe Biden – Tổng thống vừa đắc cử của Mỹ, song đây có thể được xem như những tín hiệu và thông điệp mà Bắc Kinh gửi tới chính quyền kế nhiệm của Washington sau động thái chúc mừng cách đây không lâu.
Ông Tập cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ tại APEC
Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo chống chủ nghĩa bảo hộ và khẳng định Trung Quốc sẽ tìm kiếm "sự cởi mở" trong thương mại khi phát biểu tại APEC.
"Sự cởi mở cho phép một quốc gia tiến lên phía trước trong khi sự tách biệt sẽ kìm hãm quốc gia đó", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đối thoại Giám đốc điều hành thuộc khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Xinhua .
"Không quốc gia nào có thể tự phát triển bằng cách đóng cửa", ông Tập nói, đồng thời nhấn mạnh rằng châu Á-Thái Bình Dương là "tiền đề thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu" trong một thế giới chịu nhiều "thách thức", gồm đại dịch Covid-19.
Ông Tập cũng kêu gọi sự phối hợp chính sách mạnh mẽ hơn giữa các cộng đồng quốc tế, nói rằng toàn cầu hóa là "không thể đảo ngược" và Trung Quốc sẽ không "tách rời".
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) do Malaysia chủ trì với chủ đề "Tái định hình APEC: Những ưu tiên sau hậu quả của Covid-19", diễn ra ngày 20/11. Diễn đàn quy tụ 21 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương, gồm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, chiếm khoảng 60% GDP toàn cầu.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ dự APEC, song Nhà Trắng chưa xác nhận thông tin này. Nếu Trump dự hội nghị, đây sẽ là lần đầu tiên ông tham gia kể từ sự kiện tại Việt Nam năm 2017, lần duy nhất ông hiện diện.
Hội nghị APEC diễn ra chưa đầy một tuần sau khi 10 nước thành viên ASEAN và 5 đối tác của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP). RCEP khi được thực thi, sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.
Mỹ không góp mặt cả trong RCEP và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới bị loại khỏi hai nhóm thương mại trải dài khắp khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.
Nhật tìm cách thăng bằng giữa Mỹ - Trung Nhật không chọn cách đối đầu quyết liệt với Trung Quốc như Mỹ và nhiều đồng minh, vì không muốn "đoạn tuyệt" quan hệ với quốc gia láng giềng này. Đầu năm nay, khi nhận thấy Covid-19 không thể qua nhanh, chính phủ Nhật Bản đã hoãn kế hoạch thực hiện chuyến công du đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới...