Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng pháp luật phải có kế hoạch và tầm nhìn xa
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ nội dung trên tại buổi làm việc với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Xây dựng pháp luật phải có kế hoạch và tầm nhìn xa
Buổi làm việc diễn ra chiều ngày 22/4, tại nhà Quốc hội với sự tham dự của Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải…
Theo báo cáo, trong nhiệm kỳ Khóa XIV, mặc dù chịu áp lực về thời gian, tiến độ và khối lượng công việc nhưng với sự chủ động, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã hoàn thành có chất lượng và kịp thời các nhiệm vụ được giao. Các báo cáo thẩm tra của Ủy ban thể hiện rõ chính kiến, mang tính phản biện cao, có cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời đề xuất các phương án hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội nghiên cứu, xem xét, quyết định.
Công tác xây dựng pháp luật luôn được Ủy ban xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, ngân sách nhà nước. Ủy ban đã chủ trì thẩm tra, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua nhiều đạo luật quan trọng, phức tạp, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính theo Hiến pháp năm 2013, tăng cường quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng có hiệu qủa nguồn lực tài chính công, tài sản công, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi)…
Ủy ban cũng tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng thuộc lĩnh vực phụ trách, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các định hướng lớn của Đảng về phát triển kinh tế – xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại tài chính, ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nổi bật là việc thẩm tra, giúp Quốc hội quyết định kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn…
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc làm việc, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung: hoạt động giải trình; cơ chế phối hợp, kết nối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để tăng cường giám sát trong ban hành và thực thi văn bản pháp luật; chính sách đào tạo cán bộ trẻ, chuẩn bị nguồn cán bộ Quốc hội; quy chế hoạt động của Ủy ban; cơ chế thuê chuyên gia thường xuyên và theo công việc; kết nối thông tin phục vụ công tác chuyên môn…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá các ý kiến phát biểu rất sâu sắc, mang tính xây dựng của các đại biểu; cho rằng Quốc hội khóa XIV đã có một nhiệm kỳ rất thành công trên các mặt hoạt động lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và hoạt động đối ngoại, trong đó có đóng góp rất quan trọng của Ủy ban Tài chính, Ngân sách.
Trong công tác lập pháp, lĩnh vực tài chính, ngân sách có nhiều nội dung quan trọng, rất khó nhưng Ủy ban Tài chính, Ngân sách đều thực hiện tốt. Điển hình như Luật Quản lý tài sản công có nhiều nội dung tiến bộ; Luật Quản lý nợ công lần đầu tiên thống nhất quản lý nợ công về một đầu mối; Luật Đầu tư công (sửa đổi) tháo gỡ nhiều vướng mắc…
Trong công tác giám sát, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát trong những lĩnh vực lớn như: vốn vay, các quỹ tài chính mà Nhà nước quan tâm… bình quân mỗi năm Ủy ban đã thực hiện từ 1 đến 2 cuộc giám sát chuyên đề.
Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá hoạt động đối ngoại của Ủy ban có những kết quả nổi bật, như thiết lập cơ chế hợp tác giữa 4 ủy ban của 4 nước, gồm Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn, Ủy ban tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác này và tiến tới mở rộng trong khối ASEAN.
Về những vấn đề trọng tâm mà Ủy ban Tài chính, Ngân sách cần tập trung trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Các cơ quan của Quốc hội là cơ quan lập pháp nên cần thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ủy ban Tài chính, Ngân sách nghiên cứu, xây dựng đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban trên cơ sở những thành tích đã đạt được.
Trong công tác lập pháp, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với ba cấu phần quan trọng: Tổ chức bộ máy Nhà nước; xây dựng chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật với tầm nhìn dài hạn và chiến lược cải cách tư pháp. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc quyết định chương trình xây dựng pháp luật phải có kế hoạch và tầm nhìn xa.
Trong công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách đi sâu vào những vấn đề tài khóa, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan. “Cả vấn đề về lập pháp, giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, các đồng chí phải tính toán cho 5 năm, 10 năm và đến năm 2045,” Chủ tịch Quốc hội nói.
Về những vấn đề cấp bách trước mắt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách tập trung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, lưu ý về thời hạn Chính phủ phải trình; Kế hoạch tài chính 5 năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia…
Tiếp thu các ý kiến kiến nghị của các đại biểu về phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, ủy viên thường trực, quy định về đại biểu Quốc hội không chuyên trách, chế độ cho chuyên gia… Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh thêm về tính chủ động của các cơ quan của Quốc hội, về tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác lập pháp; hướng tới thực hiện vai trò dẫn dắt trong công tác lập pháp theo yêu cầu của thực tiễn.
Về đổi mới kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sẽ có đề án riêng trên tinh thần chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội thảo luận và tranh luận; nâng cao chất lượng thảo luận ở tổ và nâng cao chất lượng công tác thư ký ghi chép thảo luận ở tổ..
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Phát biểu tại buổi làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ngày 19-4 , Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong giai đoạn này, các cơ quan hữu quan đang tập trung cao độ cho công tác bầu cử.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội
Tuy nhiên, các cơ quan của Quốc hội vẫn cần xây dựng kế hoạch triển khai công việc cho khóa tới để trình cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến, trong đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị theo đúng quy định.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường... cùng tham dự buổi làm việc tại Nhà Quốc hội.
Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo Ủy ban, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường đã báo cáo với lãnh đạo về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ông Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Tư pháp đã chủ trì thẩm tra và chỉnh lý, hoàn thiện 6 dự án luật, 4 nghị quyết. Trong đó, nhiều dự án lớn, phạm vi điều chỉnh rộng, quy định về nhiều vấn đề quan trọng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong công tác giám sát, bên cạnh các cuộc giám sát chuyên đề, Ủy ban còn tổ chức 3 phiên giải trình; theo dõi, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát một số vụ án cụ thể; giám sát văn bản quy phạm pháp luật...
Các nhiệm vụ trên đã được Ủy ban tổ chức thực hiện với sự cố gắng và nỗ lực cao nhất; được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, có chất lượng, bảo đảm tiến độ và đã được Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan tán thành và đánh giá cao. Kết quả, nhiều công việc đã được ứng dụng phục vụ cho công tác hoàn thiện pháp luật, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, công tác cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng và hợp tác quốc tế...
Tại buổi làm việc các đại biểu đã thảo luận về các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đồng thời đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ủy ban Tư pháp nói riêng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nói chung; nhất là các giải pháp nhằm cụ thể hóa các nội dung được nêu trong Nghị quyết của Quốc hội gắn với lĩnh vực của Ủy ban Tư pháp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội đã nghe và thảo luận về các báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và thông qua Nghị quyết công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Quốc hội và các cơ quan. Tại phiên họp này, bên cạnh việc nghe báo cáo, lãnh đạo Quốc hội sẽ cùng thảo luận thêm một số vấn đề cụ thể liên quan đến các lĩnh vực mà Ủy ban Tư pháp phụ trách; đóng góp ý kiến để xây dựng chương trình hành động của Quốc hội cho nhiệm kỳ tới, nhất là việc triển khai các nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đồng thời đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Số phiếu miễn nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Tính đến chiều 2/4, Quốc hội đã hoàn tất việc miễn nhiệm 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Cụ thể, Quốc hội đã miễn nhiệm chức: Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội đối với...